Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó nêu nhận xét về tính cách của nhân vật này.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hành động thể hiện tấm lòng anh hùng cao thượng của Đan-kô:
+ Động viên, khích lệ mọi người đi tiếp.
+ Không trách cứ mà vẫn yêu mọi người khi bị kết tội.
+ Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người.
+ “luôn luôn đi ở phía trước và trái tim anh vẫn cháy bùng bùng”.
+ Rừng giãn ra nhường lối.
+ Đan-kô bật lên tiếng cười tự hào rồi gục xuống và chết.
→ Có thể thấy, Đan-kô là một người anh hùng cao cả, dũng cảm với tình thương người sâu sắc, anh luôn muốn dẫn dắt và cứu sóng họ, giúp họ thoát ra khỏi nguy hiểm.
Tham khảo!
Đan-kô là một người đẹp trai, mạnh mẽ, can đảm và giàu lòng nhân ái. Anh cố gắng tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng tăm tối. Mặc kệ sự phản bội của đám người anh vẫn hăng hái, tươi tỉnh dẫn mọi người đi. Dù rằng, sâu trong anh vẫn có sự phẫn nộ nhưng vì thương hại mọi người nên ngọn lửa uất giận ấy đã tắt. Anh tha thiết muốn cứu họ.
=> Dù bị những người mình dẫn dắt trách móc, mắng nhiếc tệ bạc nhưng người anh hùng Đan-kô vẫn giàu lòng vị tha: Anh nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết nên anh muốn cứu họ, mặc cho họ đối xử với anh tệ thế nào anh vẫn yêu mọi người
Hành động của Đan-kô thể hiện tấm lòng anh hùng cao thượng của anh:
+ Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người.
+ Đan-kô “luôn luôn đi ở phía trước và trái tim anh vẫn cháy bùng bùng”
Sự đánh đổi của anh cuối cùng dẫn dắt đoàn người vượt qua khu rừng tăm tối:
+ Rừng giãn ra nhường lối, “mặt trời rực rỡ”, “biển ánh sáng mặt trời và không khí trong lành”
+ Đan-kô bật lên tiếng cười tự hào rồi gục xuống và chết
=> Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy.
Diễn biến tâm lý của bé Thu trong lần cuối gặp cha:
- Bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu:
+ Ông Sáu cố gần, vồ vập thì Thu càng lạnh nhạt
+ Thu không nhận ra ba bởi vết thẹo trên má khác với bức hình ba chụp với má
→ Bé Thu bướng bỉnh, ngang ngạnh nhưng hết sức hồn nhiên và đáng yêu
- Bé Thu khi nhận ra cha:
+ Thay đổi thái độ, đột ngột cất tiếng kêu thét lên
+ Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa
+ Nó dang hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, đôi vai của nó run run
→ Tình yêu thương ba được dồn nén bấy lâu nay được thể hiện mạnh mẽ
Qua biểu hiện tâm lí và hành động tác giả thể hiện rõ tính cách của bé Thu rõ ràng, mạnh mẽ, có tình yêu thương ba sâu sắc
- Cách xưng hô trong đoạn văn thứ nhất thể hiện rõ cách biệt về địa vị, hoàn cảnh giữa
+ Chị Dậu: người dân thấp cổ bé họng, thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông
+ Cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền thế nên hống hách, xưng hô ông - thằng kia, mày
Cuối cùng khi bị o ép, dồn đến đường cùng chị Dậu chuyển sang xưng tôi - ông, rồi bà - mày
→ Cách xưng hô thể hiện sự “tức nước- vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị
a)Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông thể hiện ở các chi tiết: về tính cách, Thạch Sanh vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm trong khi Lí Thông lừa lọc, xảo trá, vụ lợi (kết nghĩa với Thạch Sanh chỉ để lợi dụng) và vô cùng độc ác; về hành động, Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
b)Chi tiết tiếng đàn trong câu chuyện này có nhiều ý nghĩa: giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cưới được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lí. Tiếng đàn khiến cho quân mười tám nước chư hầu không cần phải đánh cũng thất bại, tiếng đàn khi ấy tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa.
c)Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm hàng vạn người ăn mãi không hết; niêu cơm ấm no, hạnh phúc. Đàn thần và niêu cơm thần đã góp phần tô đậm vẻ đẹp kì diệu truyện Thạch Sanh.
- Hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích:
+ Lí tưởng: lý tưởng anh hùng, cứu Kiều, giúp Kiều đoàn tụ với gia đình.
+ Lời nói: đanh thép, ngang tàng, ngang nhiên thách thức, tự coi minh là “quốc sĩ”, nghĩa là kẻ sĩ tầm cỡ quốc gia, lại gọi mình là “anh hùng”.
+ Hành động: Tiến quân như vũ bão “trúc chẻ ngói tan”. Binh uy chấn động “sấm ran trong ngoài”. Từ Hải dựng lên một triều đình đối địch làm chủ “một góc trời”, có tổ chức quy củ: “Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Từ Hải xuất quân đánh đâu thắng đấy: “Đòi phen gió quét mưa sa, Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam”
+ Kì tích: Từ đã có một giang sơn riêng, một cõi biên thuỳ riêng ngang nhiên thách thức: “Trước cờ ai dám tranh cường Năm năm hùng cứ một phương hải tần”.
=> Tính cách: Chúng ta đã có thể thấy nhân cách anh hùng của Từ Hải là một sự hài hoà tuyệt vời giữa khiêm nhường và xuất chúng, giữa cốt cách hào hoa quốc sĩ và phẩm cách anh hùng, giữa lòng trung hậu nhân từ và sự ngang tàng đấy uy vũ...