Đọc đoạn văn sau đây và cho biết người viết đã phân tích yếu tố hình thức nào của truyện “Kép Tư Bền” (Nguyễn Công Hoan).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Người viết đã phân tích chi tiết truyện. Qua đó làm nổi bật lên mâu thuẫn trong cảnh ngộ bi đát mà Tư Bền gặp phải. Dù trong lòng anh đang lo lắng cho bệnh tình của người cha mà ngoài mặt phai tươi cười mua vui cho người khác. Tiếng cười sung sướng vui vẻ của khán giả càng làm nổi bật nỗi đau đớn, lo lắng trong lòng Tư Bền. Qua việc phân tích yếu tố hình thức chi tiết truyện, người viết đã đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận về nhân vật và sự việc; giúp người đọc có những manh mối quan trọng để hiểu được phẩm chất, tính cách, số phận của nhân vật, chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm truyện.
Tham khảo:
- Đoạn 1: Người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức về nhan đề trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu.
- Đoạn 2: Người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức về bút pháp trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu.
- Đoạn 3: Người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức về bút pháp trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu.
Trong tác phẩm Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan, em thích nhất nghệ thuật trong cách chuyển đổi điểm nhìn từ người kể chuyện sang kép Tư Bền. Việc đổi điểm nhìn như vậy, giúp giãi bày, lột tả rõ tâm trạng, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật với nỗi niềm day dứt, xót thương cho người cha già đau ốm của anh.
Bạn tham khảo!
Trong tác phẩm Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan, em thích nhất nghệ thuật trong cách chuyển đổi điểm nhìn từ người kể chuyện sang kép Tư Bền. Việc đổi điểm nhìn như vậy, giúp giãi bày, lột tả rõ tâm trạng, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật với nỗi niềm day dứt, xót thương cho người cha già đau ốm của anh.
“Kép Tư Bền” là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Trong bối cảnh vui tươi rộn rã ngồn ngộn tác giả khắc họa nên nỗi bất lực đớn đau cô độc của kẻ vẽ nhọ bôi hề mang lại tiếng cười trên sân khấu kia. Chỉ vài nét chấm phá, nhà văn đã vẽ một bức tranh sống động bởi sự đụng chạm khốn khổ giữa cái giàu và cái nghèo trong một xã hội mà đồng tiền được đặt lên đầu quả tim. Nguyễn Công Hoan dùng biến cố cha ốm nặng, để bắt đầu lát cắt đời sống kép hát của Tư Bền. Song nhà văn vẫn khéo léo dẫn dắt tình tiết rồi đẩy lên cao trào. Là khi kẻ ra sức pha trò trên sân khấu đó có một người cha đang lạnh dần từng phần cơ thể. Là khi người con hiếu thảo chẳng thể bên cha những phút cuối đời mà trong lúc đó lại phải cười và mang lại tiếng cười tiêu khiển cho bao người khác. Vì phải kiếm tiền mà kẻ nghèo không được tự do trong cả việc khóc cười, trong lúc muốn khóc lại phải cười. Chỉ bởi vì, cái cười của anh ta đã được trả tiền rồi. Nguyễn Công Hoan đều đã thành công lột tả những góc khuất, những oái oăm của cái nghề mua bán hỉ, nộ, ai, lạc… đồng thời thành công làm bật lên sự đụng chạm khốn khổ giữa cái giàu và cái nghèo trong xã hội kim tiền.
Người viết đã phân tích chi tiết truyện. Qua đó làm nổi bật lên mâu thuẫn trong cảnh ngộ bi đát mà Tư Bền gặp phải. Dù trong lòng anh đang lo lắng cho bệnh tình của người cha mà ngoài mặt phai tươi cười mua vui cho người khác. Tiếng cười sung sướng vui vẻ của khán giả càng làm nổi bật nỗi đau đớn, lo lắng trong lòng Tư Bền. Qua việc phân tích yếu tố hình thức chi tiết truyện, người viết đã đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận về nhân vật và sự việc; giúp người đọc có những manh mối quan trọng để hiểu được phẩm chất, tính cách, số phận của nhân vật, chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm truyện.