Đề số 5:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Ai có lỗi?
Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi, làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp: "Mình không cố ý đâu !"
Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ là cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.
Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói: "Cậu cố ý đấy nhé !"
Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm: "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."
Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu thấy hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên, tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti nhưng không đủ can đảm.
Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.
- Ấy đừng ! - Cô-rét-ti cười hiền hậu
- Ta lại thân nhau như trước đi !
Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :
- Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?
- Không bao giờ ! Không bao giờ ! - Tôi trả lời.
Về nhà, tôi kể chuyện cho bố nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng "Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn".
(Theo A-mi-xi , Hoàng Thiếu Sơn dịch)
Câu 1: Thể loại của văn bản trên là gì? Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 3: Nhan đề văn bản là “Ai có lỗi” vậy trong văn bản trên ai là người có lỗi? Lỗi lầm ấy là gì?
Câu 4: Chỉ rõ các trạng ngữ và cho biết các trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì trong câu sau:
Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói: "Cậu cố ý đấy nhé !"
Câu 5:Từ văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng năm dòng.
Giải giúp mình câu số 5 nha mk đang cần gấp
danh từ là Minh, Thi Ca. Động từ bực mình, bặm môi, nàn nót, nhảy chồm. tính từ🧐........
Danh từ : cô bạn, Minh, dòng chữ, trang vở, cái cùi chỏ, chữ, rắc rối, Thi Ca, tay trái.
Động từ : bực mình, bặm môi, nắn nót, đụng nhau, đánh cộp, nahyr chồm lên, rớt, viết.
Tính từ : tóc xù,