bảng so sánh nội dung cải cách nhà Hồ ,lê sơ và nhà nguyễn . Chỉ ra điểm tiến bộ trong công cuộc cải cách của từng triều đại?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!!!
- Nội dung: từ cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã từng bước tiến hành nhiều chính sách cải cách khá hệ thống trên hầu hết các lĩnh vực (kinh tế, xã hội, quân sự, văn hóa, giáo dục,…) nhằm củng cố chế độ quân chủ tập quyền và giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế, xã hội xuất hiện cuối thời Trần.
- Kết quả: bước đầu ổn định được tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước; tuy nhiên, một số chính sách còn bộc lộ điểm hạn chế, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thu phục và đoàn kết nhân dân chống giặc ngoại xâm của nhà Hồ.
2.- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
Năm 1009 Lê Long Đỉnh qua đời triều thần chán ghét nhà Lê. Triều Đại chán ghét vua nên đề tôn Lí Công Uẩn lên làm vua
→ Từ đó nhà Lý được thành lập
3.
Lĩnh vực | Nội dung cải cách |
Chính sự | Ông cải tổ hàng ngũ võ quan cao do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người khác k phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình |
Chính sự | Để đề phòng giặc ngoại xâm Hồ Quý Ly đã thực hiên 1 số biện pháp nhằm tăng cường cũng cố quân sự và quốc phòng |
Lĩnh vực | nội dung |
chính trị | - cải tổ hàng ngũ vua quan, thay thế các quý tộc nhà trần bằng những người ko thuộc họ trần; đổi tên 1 số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định chế độ làm viếc các cấp |
kinh tế | phát hành tiền giấy thay tền đồng,ban hành chính sách hạn điền quy định lại thuế đinh, thuế ruộng |
xã hội | ban hành chính sách hạn nô |
văn hóa giáo dục | dịch sách chữ hán sang chữ nôm, sửa đối quy chế thi cử , học tập |
quốc phòng | tăng quân số, chế tạo nhiều loại súng mới, phòng thủ nơi hiểm yếu , xây dựng thành kiên cố |
tiến bộ
đưa đát nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
hạn chế tập trung ruộng đất tư
tăng nguồn thu nhập cho đất nước
tăng nguồn lực cho đất nước
hạn chế
1 số chính sách chưa triệt để, phù hợp vs tình hình k/tế, chưa hợp toàn dân
a. Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn
* Chính trị:
Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, quyết định xây dựng chế dộ quân chủ chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu và quyết định mọi việc hệ trọng của đất nước.
- Trung ương:
+ Thời Gia Long: xây dựng theo mô hình thời Lê sơ
+ Thời Minh Mạng: tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn, thêm một số cơ quan: Đô sát viện, Cơ mật viện, Nội các…
- Địa phương:
+ Gia Long: Chia cả nước làm 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực dinh. Tuy nhiên, triều đình chỉ cai quản từ Thanh Hòa đến Bình Thuận. Còn Bắc thành (11 trấn Dafdngf Ngoài) và Gia Định thành (5 trấn ở vùng Gia Định – Nam Bộ ngày nay) do Tống trấn đứng đầu quyết định, báo lại trung ương những việc quan trọng.
+ Minh Mạng: bãi bỏ Bắc Thành, Gia Định thành và các Trực dinh, chia cả nước làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, mỗi tỉnh đều có Tổng đốc và Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã, thôn.
- Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng Đế, triều Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ
* Luật pháp
Năm 1815, Gia Long ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), gồm 398 điều, 7 chương. Nội dung: chủ yếu đề cao uy quyền của Hoàng đế và đề ra những hình phạt để trừng trị ai phạm tội.
* Quân đội
Xây dựng một đội quân thường trực mạnh với trên 20 vạn quân, chia làm 4 binh chủng (bộ binh, thủy binh và tượng binh)
* Chính sách ngoại giao
- Đối với Trung Quốc: thần phục tuyệt đối
- Đối với Lào, Cao Miên: bắt họ thần phục, có lúc thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.
- Đối với Phương Tây: đóng cửa, không đặt quan hệ, thi hành chính sách đàn áp Thiên chúa giáo.
b. Đánh giá
- Đấy là cuộc cải cách được đánh giá cao
- Cuộc cải cách đã thống nhất đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện sau này.
Tham khảo:
a/ Bảng thống kê những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly
Lĩnh vực | Nội dung cải cách |
Chính trị và quân sự | - Củng cố chế độ quân chủ tập quyền bằng các biện pháp: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương… - Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng thành lũy như Tây Đô, Đa Bang (Hà Nội)…. Chế tạo súng, đóng thuyền. |
Kinh tế - xã hội | - Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng. - Cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường. - Thực hiện chính sách hạn điền và hạn nô. |
Văn hóa | - Cải cách chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài. - Đề cao văn hóa dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương… |
b/ Tác động của chính sách cải cách:
- Tích cực:
+ Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương, giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc nhà Trần.
+ Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước.
+ Phát triển văn hóa dân tộc.
- Hạn chế: cải cách chưa triệt để và kết quả trong thức tế còn hạn chế, gây bất mãn trong một bộ phận nhân dân.
- Tích cực:
+ Củng cố quyền lực chính quyền trung ương
+ Giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc
+ Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước và phát triển văn hóa dân tộc
- Hạn chế:
+ Một số chính sách chưa thực hiện triệt để
+ Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân, đặc biệt là nông dân.
Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông:
*Nội dung
- Vào những năm 60 của thế kỉ XV, thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn, toàn diện.
- Trung ương: bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ do Thượng thư đứng đầu. Cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm việc được duy trì với quyền hành cao hơn trước.
- Địa phương: cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới là các phủ, huyện, châu, xã như cũ. Người đứng đầu xã là xã trưởng, do dân bầu.
- Năm 1483, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều 16 chương được coi là bộ luật tiêu biểu nhất thời phong kiến, có tính đức trị và nhân văn sâu sắc đánh dấu trình độ phát triển cao về ý thức pháp lí của dân tộc Việt.
- Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ, theo chế độ ngụ binh ư nông.
- Chính sách đối nội và đối ngoại: đoàn kết dân tộc,… quan hệ láng giềng êm đẹp…
*Nhận xét
- Cải cách hành chính lớn của vua Lê Thánh Tông đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới.
- Cuộc cải cách mang tính toàn diện, sâu sắc đó được tiến hành từ trung ương đến địa phương đảm bảo sự thống nhất trong chính quyền, có ý nghĩa nâng cao quyền lực của nhà nước phong kiến Đại Việt, nhất là quyền lực tập trung vào tay nhà vua. Điều đó chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê sơ đạt đến đỉnh cao.
- Tổ chức nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế, văn hóa.
- Tuy nhiên, trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, sự tập trung quyền lực trên kéo theo tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ, nảy sinh mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt.
Lĩnh vực | Nội dung cải cách | Ý nghĩa |
Kinh tế, xã hội | - Phát hành tiền giấy, cải cách chế độ thuế khoá, thống nhất đơn vị đo lường. - Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô. | - Thúc đẩy kinh tế phát triển. - Hạn chế thế lực của tầng lớp quý tộc; giúp nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất. - Chế độ thuế khóa nhẹ và công bằng hơn. - Góp phần ổn định xã hội. |
Quân sự | - Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành luỹ để phòng thủ ở những nơi hiểm yếu. - Chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến,... - Biên vào sổ hộ tịch các nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên. | - Tiềm lực quốc phòng của đất nước được nâng cao. - Số lượng binh lính trong quân đội tăng lên nhiều lần. |
Văn hóa, giáo dục | - Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi hoàn tục; - Chấn chỉnh lại chế độ học tập và thi cử; mở rộng việc học, đặt học quan đến cấp phủ, châu. - Tổ chức các kì thi, tuyển chọn được nhiều nhân tài cho đất nước. + Đề cao chữ Nôm, sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương; dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm. | - Nho giáo từng bước trở thành tư tưởng chủ đạo trong xã hội; Phật giáo suy giảm vai trò và vị thế so với trước. - Giáo dục, khoa cử có bước phát triển theo hướng quy củ, chuyên nghiệp, mang tính thực tiễn. - Tính dân tộc trong nền văn hóa được chú trọng, đề cao. |
- Có bộ máy nhà nước chuyên chế bậc nhất của nước ta:
+ Bỏ 2 chức quan tể tướng và thượng thư --> tập trung quyền hành vào tay vua.
+ Chia triều đình làm 6 bộ : lại,lễ, bộ, binh, hình, công --> phân hóa công việc rõ ràng, giúp vua dễ quản lí.
- Chia đất nước thành các khu vực nhất định: triều đình --> phủ -> huyện (châu) -> làng, xã
- Nho giáo vô cùng phát triển và được chú trọng.
- Bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ.