K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:      Áp lực từ cuộc sống, những thất bại trong cuộc đời đôi khi làm ta cảm thấy mình bị thiệt thòi, bị đối xử bất công, khiến ta tự dựng lên bức thành lũy đầy mặc cảm trong tâm hồn - là một phản vệ bản năng - làm ta run sợ, cảnh giác và thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác. Có lúc nào đó, ta...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

     Áp lực từ cuộc sống, những thất bại trong cuộc đời đôi khi làm ta cảm thấy mình bị thiệt thòi, bị đối xử bất công, khiến ta tự dựng lên bức thành lũy đầy mặc cảm trong tâm hồn - là một phản vệ bản năng - làm ta run sợ, cảnh giác và thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác. Có lúc nào đó, ta đã quay mặt đi, không làm một điều rất nhỏ mà ta biết có người rất cần điều đó, trong khi ta hoàn toàn có thể... Dần dần đến một ngày, lòng ta trơ lì, nông cạn, thậm chí không còn trắc ẩn để nhận thấy được nỗi khổ cực của người khác. Ta quên mất mình hoặc thậm chí không nghĩ rằng mình có thể làm được điều tử tế.
    Thật ra, sự tử tế, lòng thiện lương tiềm ẩn trong ta, chờ ta cởi mở tấm lòng và thực hiện. Các nghiên cứu tâm lý học đã khẳng định, niềm hạnh phúc nhận được khi người ta làm việc tốt, việc thiện tạo nên cảm giác tự tin, ý thức bản ngã và nhất là mang lại sức mạnh tinh thần to lớn. Vậy là, khi ta sống tử tế với người khác, cũng chính là tử tế với cuộc đời mình.

(Trích Ai cũng có thể làm người tử tế, Trần Hoài, Báo điện tử Quân đội nhân dân, ngày 21/3/2021)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Theo đoạn trích, điều gì khiến ta "tự dựng lên bức thành lũy đầy mặc cảm trong tâm hồn"?

Câu 3. Dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn trích trên có công dụng gì?

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến "sự tử tế, lòng thiện lương tiềm ẩn trong ta, chờ ta cởi mở tấm lòng và thực hiện"?

Câu 5. Anh/Chị ấn tượng nhất với thông điệp nào trong đoạn trích trên? Vì sao?

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:(1) “Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.(2) Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) “Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.

(2) Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.”

(Sưu tầm)

Câu 1: Xác định 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn 2 của văn bản.

Câu 2: Tại sao tác giả lại nói: “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một cách tích cực”.

Câu 4: Điều anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì? Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống

0
PHẦN II (4 điểm): Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu phía dưới: Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ...
Đọc tiếp

PHẦN II (4 điểm): Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu phía dưới: Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế… Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân… Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi. (Trích Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã, thttp://www.vietgiaitri.com, 4/6/2015) Câu 1 (0.5 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào. Câu 2 (0.5 điểm) Theo tác giả, tại sao nên “sống hết mình”? Câu 3 (1 điểm) Lời nhắn nhủ của tác giả: “Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên”, có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân em. Câu 4 (2 điểm) Hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về chủ đề: “Đứng lên sau thất bại”.

1
16 tháng 4 2023

Giúp mình vơi

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói: “Người bị quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.

(Trích Thành công và thất bại, internet)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, thất bại sẽ giúp con người nhận thức được những điều gì?

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên “Hãy thất bại một cách tích cực.”

Câu 4: Điều anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì?

1

Câu 1 :Phương thức biểu đtạ chính là:Nghị luận

Câu 2:Theo tác giả:Thất bại giúp con người ta đúc kết kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và giúp thành công đạt thêm phần ý nghĩa.

Câu 3:Em hiểu câu"Hẫy thất bại một cách tích cực" là:Nếu ta thất bại một lần thì chúng ta có thể nhận được một số bài học và kinh nghiệm nhưng nếu ta thất bại nhiều thì bài học và kinh nghiệm đó sẽ nhân lên,nhân lên rất nhiều.Từ đó,ta có thể thành công với số bài học và kinh nghiệm đó.

Câu 4:Điều em tâm đắc nhất trong đoạn trích chính là:em đã có thêm những phần kiến thức bổ ích,tốt đẹp,nó sẽ giúp em vươn lên towisthanhf công từ những thất bại của mình!

 Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm): Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:“Cảm ơn mẹ vì luôn bên conLúc đau buồn và khi sóng gióGiữa giông tố cuộc đờiVòng tay mẹ chở che, khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yênMẹ dành hết tuổi xuân vì conMẹ dành những chăm lo tháng ngàyMẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ Mẹ là ánh sáng của đời conLà vầng trăng khi con lạc lốiDẫu đi trọn cả một...
Đọc tiếp

 

Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm): Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:

“Cảm ơn mẹ vì luôn bên con

Lúc đau buồn và khi sóng gió

Giữa giông tố cuộc đời

Vòng tay mẹ chở che, khẽ vỗ về.

 

Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ

 

Mẹ là ánh sáng của đời con

Là vầng trăng khi con lạc lối

Dẫu đi trọn cả một kiếp người

Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru”

                                              (Trích lời bài hát “Con nợ mẹ”- Nguyễn Văn Chung)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Xác định phép tu từ được sử dụng trong phần in đậm?

Câu 3:  Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong phần in đậm?

Câu 4: Nêu nội dung của đoạn trích trên?

0
PHẦN I:  ĐỌC – HIỂU(3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:“ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng...
Đọc tiếp

PHẦN I:  ĐỌC – HIỂU(3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay…”

Câu 1(1,0 điểm): Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2(1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3(1,0 điểm): Em hãy viết từ 3 đến 4 câu nêu cảm nhận của em về đoạn trích?

PHẦN II. LÀM VĂN(7,0 điểm)

Câu 4( 2,0 điểm): “Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.”

                                                                                                (Theo Ngữ văn 7, tập 1)

Từ ý kiến trên, hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của tổ ấm gia đình với cuộc đời mỗi con người, trong đoạn văn đó có sử dụng 1 câu đặc biệt, 1 câu bị động và gạch 

1
24 tháng 3 2022

giúp mink ik

pleassss

Đề 6:Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:          Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi...
Đọc tiếp

Đề 6:

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

          Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

        Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

           Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

          (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Caau2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn: Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.

 Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”.

Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của em là gì? Em sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).

0
kể thời gian phát đề)I Đọc hiểu: (4đ)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là mộttruyền thống quý bảu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổquốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thànhmột làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọisự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nướcvà lũ cướp nước.. Tinh thần yêu nước...
Đọc tiếp

kể thời gian phát đề)
I Đọc hiểu: (4đ)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
 " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý bảu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi
sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nước.. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ
của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kinh, trong bình
pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kin
đáo trong rương, trong hòm. Bon phận của chúng ta là
làm cho những của quý kin đảo ấy đều được đưa ra trưng
bày. ".
Cầu 1: a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào ? Tác giả là
ai ?
       b. Nếu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn
trên.
Câu 2:

           a. Rút gọn câu là gì ? Xác định những câu rútgọn đồng thời cũng là câu bị động có trong đoạn trích trên
       b. Những câu rút gọn đó được dùng với mục đích
gì?
Câu 3: a. Đoạn văn đã nêu lên một chân lí. Chân lí đó là
gi?
       b. Là học sinh, em thể hiện lòng yêu nước bằng
cách nào ?
IITẬP làm văn: (6d)
       Em hãy viết bài văn nghị luận chứng minh câu tục
ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:     Lòng biết ơn là một trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ tình yêu và hy vọng. Lòng biết ơn là một cảm giác đẹp, một tâm lý lành mạnh, một lương tâm và một động lực. Với lòng biết ơn, cuộc sống sẽ được nuôi dưỡng và ánh sáng tinh khiết sẽ luôn lóe lên.     Luôn biết ơn, luôn bày tỏ lòng biết ơn và tha thứ ngay cả với những người đã làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

     Lòng biết ơn là một trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ tình yêu và hy vọng. Lòng biết ơn là một cảm giác đẹp, một tâm lý lành mạnh, một lương tâm và một động lực. Với lòng biết ơn, cuộc sống sẽ được nuôi dưỡng và ánh sáng tinh khiết sẽ luôn lóe lên.

     Luôn biết ơn, luôn bày tỏ lòng biết ơn và tha thứ ngay cả với những người đã làm tổn thương chính mình, cuộc sống sẽ đủ đầy, hạnh phúc. Người biết ơn cuộc đời, cuộc đời sẽ đền đáp.

     Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.

...

    Chỉ những người biết ơn mới có thể gặt hái được nhiều hạnh phúc hơn trong cuộc sống và họ cũng có thể từ bỏ sự đổ lỗi vô nghĩa. Những người biết ơn sẽ tràn đầy sức sống, cởi mở và khôn ngoan, họ luôn nhận được may mắn và cuộc sống ít gặp rắc rối.

                              (Trích báo điện tử “Nhịp cầu đầu tư”, số ra ngày 04/6/2020)

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2 (0,5 điểm):  Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong những câu văn sau: “Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.”

Câu 4 (1,0 điểm): Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

1
9 tháng 3 2022

1. PTBĐ chính: nghị luận.

2. Nội dung chính: Ý nghĩa và vai trò của lòng biết ơn trong cuộc sống.

3. BPTT điệp ngữ ở từ "biết ơn"

=> Liệt kê ra các sự vật, sự việc, qua đó khẳng định chúng ta nên biết ơn cuộc sống, vạn vật xung quanh.

4. Qua văn bản trên em rút ra bài học là chúng ta cần rèn luyện lòng biết ơn. Có lòng biết ơn, chúng ta sẽ có được cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.

Phần Đọc hiểu: : (4,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:                   Trong một cuộc thi chạy  giữa rùa và thỏ, thỏ tuy chạy nhanh nhưng cuối cùng rùa là người thắng cuộc. Nhưng thỏ không phục, nó yêu cầu thi lại một lần nữa. Sau đó, thỏ dùng hết tốc lực chạy một mạch đến đích. Thỏ thắng, lần này rùa lại không phục, nó nói:’’Mỗi lần thi đều do anh chỉ định đường...
Đọc tiếp

Phần Đọc hiểu: : (4,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

                   Trong một cuộc thi chạy  giữa rùa và thỏ, thỏ tuy chạy nhanh nhưng cuối cùng rùa là người thắng cuộc. Nhưng thỏ không phục, nó yêu cầu thi lại một lần nữa. Sau đó, thỏ dùng hết tốc lực chạy một mạch đến đích. Thỏ thắng, lần này rùa lại không phục, nó nói:’’Mỗi lần thi đều do anh chỉ định đường chạy, lần này tôi sẽ định đường thi chạy’’.Ở chặng đua đầu, thỏ vẫn là người chạy trước, nhưng khi đến bờ sông, thỏ không sao qua được. Nó chỉ đành dương mắt ngó rùa bơi qua sông. Thỏ đã thua, rùa lại thắng.

  Sau đó gặp nhau trong cuộc thi tiếp, thỏ nói: ‘‘Tại sao chúng ta cứ ăn thua với nhau như thế? Chúng ta hãy hợp tác nhé!’’. Thế là trên đất liền, thỏ cõng rùa chạy; đến bờ sông, rùa cõng thỏ trên lưng và cả hai vượt qua dòng nước.

  Cuối cùng, rùa và thỏ đều chiến thắng.

  ( Phỏng theo 50 câu chuyện làm thay đổi cuộc sống của bạn, NXB Đồng Nai 2010)

a)     Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 

b)    Nêu ngôi kể? Nhân vật chính là ai?                                                               

c)     Nêu tên BPTT và tác dụng của nó trong đoạn văn in đậm

d)    Câu chuyện để lai trong em những bài học gì                                                                       

3
5 tháng 3 2022

a, PTBĐ: Tự sự

b, Ngôi thứ 3. Nhân vật chính là Rùa và Thỏ

c, BPTT: Nhân hóa.

Tác dụng: Làm cho nhân vật thêm gần gũi, sinh động hơn

d, Nên biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để cùng giành được chiến thắng. 

5 tháng 3 2022

a)phương thức biểu đạt chính là tự sự
b)Ngôi kể thứ 3 . Nhân vật chính là rùa và thỏ
c)BPTT là j.
d)Câu chuyện để lại trong em những bài học là nên giúp đỡ người khác và mỗi người có điểm mạnh điểm yếu khác nhau 
:33

 

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2: Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào...
Đọc tiếp

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2:

 

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

 

(Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán)

 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích ?

 

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn ?

 

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

 

Câu 1( 2đ): Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận về hình ảnh đôi bàn chân của bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu ?

 

Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống ?( ko chép trên mạng)

2
10 tháng 1 2022

tách ra đi em ới , người ta nhìn muốn nản ko ai làm âubucminh

10 tháng 1 2022

tách r đấy chi lolang