K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:         Tên làng                                 Y Phương Con là con trai của mẹ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ Ba mươi tuổi từ mặt trận về Vội vàng cưới vợ   Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa Rào miếng vườn trồng cây rau Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi   Con là con trai của...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

        Tên làng

                                Y Phương

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Ba mươi tuổi từ mặt trận về

Vội vàng cưới vợ

 

Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa

Rào miếng vườn trồng cây rau

Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu

Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi

 

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Mang trong người cơn sốt cao nguyên

Mang trên mình vết thương

Ơn cây cỏ quê nhà

Chữa cho con lành lặn

 

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba

Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà

Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước

Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt

Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên

 

Ý nghĩ khôn lên nỗi buồn thấm tháp

Bàn chân từng đạp bằng đá sắc

Trở về làng bập bẹ tiếng đầu tiên

 

Ơi cái làng của mẹ sinh con

Có ngôi nhà xây bằng đá hộc

Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt

Có niềm vui lúa chín tràn trề

Có tình yêu tan thành tiếng thác

Vang lên trời

Vọng xuống đất

Cái tên làng Hiếu Lễ của con.

         (Mẹ yêu thương, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2008, tr.37-38)

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Trước khi trở về làng, người đàn ông ở làng Hiếu Lễ đã ở đâu?

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm được.

Ơi cái làng của mẹ sinh con

Có ngôi nhà xây bằng đá hộc

Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt

Có niềm vui lúa chín tràn trề

Có tình yêu tan thành tiếng thác

Câu 4. Việc lặp lại dòng thơ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ trong bài thơ đem lại hiệu quả gì ?

Câu 5. Chỉ ra điểm khác biệt về hình ảnh làng trong đoạn thơ Ơi cái làng đến làng Hiếu Lễ của con trong bài Tên làng (Y Phương) với hình ảnh làng trong đoạn thơ sau:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

 

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

    (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr.16)

0
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: TỰ TRÀO Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước( ), Bạc chửa thâu canh đã chạy làng( ). Mở miệng nói ra gàn bát sách( ), Mềm môi chén mãi tít cung thang( ). Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng! Khoanh tròn vào...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: TỰ TRÀO Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước( ), Bạc chửa thâu canh đã chạy làng( ). Mở miệng nói ra gàn bát sách( ), Mềm môi chén mãi tít cung thang( ). Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng! Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8: Câu 1. Bài thơ được gieo vần gì? A. Vần lưng B. Vần chân C. Vần liền D. Vần cách Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào? A. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình” B. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi” C. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng D. Là tác giả, xuất hiện gián tiếp Câu 3. Có thể chia bố cục bài thơ theo những cách nào? A. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối) B. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối) C. Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu) D. Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối) Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào? A. 1 – 2 và 3 – 4 B. 3 – 4 và 5 – 6 C. 5 – 6 và 7 – 8 D. 1 – 2 và 7 – 8 Câu 5. “Tự trào” có nghĩa là gì? A. Tự kể về mình B. Tự viết về mình C. Tự nói về mình D. Tự cười mình Câu 6. Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình “tự trào” điều gì? A. Cái nghèo của mình B. Cái dốt nát của mình C. Cái vô tích sự của mình D. Cái khôn ngoan của mình Câu 7. Nhận định nào nói đầy đủ và chính xác nhất những điều cụ thể mà nhân vật trữ tình “tự trào”? A. Không có gì nổi bật, không có trình độ, không được mọi người yêu quý, có những thói quen xấu B. Không thích nghi được với thời cuộc, gàn dở, không được mọi người ưa thích, không có tài năng C. Có những thói quen xấu, không thích nghi được với thời cuộc, không có trình độ, không có lòng tự trọng D. Không có gì nổi bật, không thích nghi được với thời cuộc, có những thói quen xấu, không phát huy được khả năng Câu 8. “Tự trào” cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình? A. Lòng yêu nước B. Sự hiếu học C. Lòng tự trọng D. Tính hài hước Câu 9. Vì sao nói tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm, của ý thức liêm sỉ, thâm thuý và thấm đẫm nước mắt? Trả lời trong khoảng 5  7 dòng. Câu 10. Anh / chị có khi nào “tự trào” không? Hãy lí giải cụ thể. Trả lời trong khoảng 5  7 dòng.

0
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con(Ca dao)Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?Câu 2 (1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

(Ca dao)

Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?

Câu 2 (1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?

Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).

Câu 5(1.0 điểm). Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng).

PHẦN II. VIẾT (5 ĐIỂM)

Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6).

1
8 tháng 11 2021

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. Thể hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu các câu cho bên dưới.       “Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mấy cậu học trò mới đến đứng trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng.Sau khi đọc xong mấy mươi tên...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu các câu cho bên dưới.

       “Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mấy cậu học trò mới đến đứng trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng.

Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

-Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.) 

Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.”                                                    

                         (Trích Tôi đi học, Thanh Tịnh, Ngữ văn 8, tập I, trang 7)

Câu 1:Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh.

Câu 2:Phân tích cấu tạo và cho biết câu văn “Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.” thuộc kiểu câu gì?

Câu 3. Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn được tác giả sử dụng trong đoạn văn. 

Câu 4:Khái quát nội dung biểu đạt của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh.

Câu 5:Từ văn bản “ Tôi đi học”, em hãy trình bày suy nghĩ của em trong khoảng nửa trang giấy thi về niềm vui, niềm hạnh phúc khi được cắp sách đến trường.

0
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:“ Tuổi thơ chở đầy cổ tíchDòng sông lời mẹ ngọt ngàoĐưa con đi cùng đất nướcChòng chành nhịp võng ca daoCon gặp trong lời mẹ hátCánh cò trắng, dải đồng xanhCon yêu màu vàng hoa mướp“ Con gà cục tác lá chanh”Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm caoMẹ ơi trong lời mẹ hátCó...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:“ Tuổi thơ chở đầy cổ tíchDòng sông lời mẹ ngọt ngàoĐưa con đi cùng đất nướcChòng chành nhịp võng ca dao

Con gặp trong lời mẹ hátCánh cò trắng, dải đồng xanhCon yêu màu vàng hoa mướp“ Con gà cục tác lá chanh”

Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao

Mẹ ơi trong lời mẹ hátCó cả cuộc đời hiện raLời ru chắp con đôi cánhLớn rồi con sẽ bay xa.              (Trích “Trong lời mẹ hát”, Trương Nam Hương, NXB Giáo dục, 2008)Câu 1: Em hiểu gì ý nghĩa của 2 dòng thơ:Lưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm caoCâu 2: Phân tích tác dụng một biện phép tu từ trong hai dòng thơ:Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoCâu 3: Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ trên là gì?

1
5 tháng 2 2021

Câu 1: 

Ý nghĩa: người mẹ ngày càng già đi còn người con thì cứ ngày một lớn lên

Câu 2:

BPTT nhân hóa cho thấy thời gian đã lấy đi tuổi xuân của mẹ, làm cho ''lưng mẹ cứ còng dần xuống'', tóc bạc trắng đi

Câu 3: 

Tác giả bày tỏ tình yêu thương, quý trọng, và sự thoang thoáng buồn vì thời gian đã làm cho mẹ già đi. Nhân đây tác giả muốn nhắn với người đọc rằng: hãy luôn yêu thương mẹ của mình

 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc kĩ bài thơ và thực hiện các yêu cầu:                                               LỜI RU CỦA MẸ                            Xuân Quỳnh Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát. Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chănTrong giấc ngủ êm đềmLời ru thành giấc mộng. Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơiLời ru xuống ruộng khoaiRa bờ ao rau...
Đọc tiếp

 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc kĩ bài thơ và thực hiện các yêu cầu:

                                               LỜI RU CỦA MẸ

                            Xuân Quỳnh

 

Lời ru ẩn nơi nào

Giữa mênh mang trời đất

Khi con vừa ra đời

 Lời ru về mẹ hát.

 

Lúc con nằm ấm áp

Lời ru là tấm chăn

Trong giấc ngủ êm đềm

Lời ru thành giấc mộng.

 

Khi con vừa tỉnh giấc

Thì lời ru đi chơi

Lời ru xuống ruộng khoai

Ra bờ ao rau muống.

 

Và khi con đến lớp

Lời ru ở cổng trường

 Lời ru thành ngọn cỏ

 Đón bước bàn chân con.

 

Mai rồi con lớn khôn

 Trên đường xa nắng gắt

 Lời ru là bóng mát

 Lúc con lên núi thẳm

 Lời ru cũng gập ghềnh

 Khi con ra biển rộng

 Lời ru thành mênh mông.

 

(Nguồn: Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)

Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ “Lời ru của mẹ” được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do.     B. Lục bát.    C. Bốn chữ.          D. Năm chữ.

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt của bài thơ trên?

A. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

B. Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận

C. Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự

D. Biểu cảm kết hợp nghị luận

Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Lúc con nằm ấm áp

Lời ru là tấm chăn.

A. Nhân hoá.        B.So sánh       C. Điệp ngữ                        D. Hoán dụ

Câu 4 (0,5 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con.

A. Đúng                                             B. Sai

Câu 5 (0,5 điểm):Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu thơ: “Trên đường xa nắng gắt”?

Top of Form

A. Trên đường xa nắng gắt                  B. Trên đường xa

C. Nắng gắt                                          D. Đường xa nắng gắt                 

Câu 6 (0,5 điểm): Hình ảnh lời ru gắn liền với các sự vật (tấm chăn, ngọn cỏ, bóng mát…) cho em biết “lời ru” được nhìn dưới con mắt của ai?

          A. Bà nội.

          B. Người mẹ.

          C. Cô giáo.

          D. Người con.

Câu 7 (0,5 điểm): Trong bài thơ, tác giả so sánh “lời ru” với những hình ảnh nào?

          A. Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, cánh đồng.

B. Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, bóng mát

          C. Biển rộng, giấc mộng, ngọn cỏ, bầu trời

          D. Tấm chăn, giấc mộng, dòng sông, bóng mát

Câu 8 (0,5 điểm):  Xác định chủ đề của bài thơ  Lời ru của mẹ”.

A.   Tình yêu thiên nhiên

B.    Tình yêu đất nước

C.    Tình mẫu tử

D.   Tình cảm gia đình

  Câu 9 (1,0 điểm): Từ nội dung của bài thơ, hãy nêu ý nghĩa lời ru của mẹ (trình bày thành đoạn văn từ 5-7 câu).

Câu 10 (1,0 điểm): Kể ít nhất 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với mẹ của mình.

3
2 tháng 5 2023

miik cần gấp

 

2 tháng 5 2023

mik cần câu 9 à câu 10

 

I. PHẢN ĐỌC HIẾU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ATM gao, truyện cổ tích thời 4.0 Giữa đại dịch COVID-19, mot số địa phương ở nrớc ta xuất hiện máy ATM gao hỗ trợ người nghèo trong xã hội. Người khởi xướng và thực hiện máy ATM gao đầu tiên ở nước ta, anh Hoàng Tuấn Anh chia sẻ: đói ăn có thể khiến người ta quản trí. Nghỉ đến ai đó vì thiếu một bữa ăn mà thấy minh vào...
Đọc tiếp

I. PHẢN ĐỌC HIẾU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ATM gao, truyện cổ tích thời 4.0 Giữa đại dịch COVID-19, mot số địa phương ở nrớc ta xuất hiện máy ATM gao hỗ trợ người nghèo trong xã hội. Người khởi xướng và thực hiện máy ATM gao đầu tiên ở nước ta, anh Hoàng Tuấn Anh chia sẻ: đói ăn có thể khiến người ta quản trí. Nghỉ đến ai đó vì thiếu một bữa ăn mà thấy minh vào đường cũng phái sa ngà, anh tự càm thấy thôi thúc minh phải đưa một bản tay cho họ năm. Và anh triển khai máy ATM gao tức thì. Ngay sau đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung sức, đổng lòng làm ATM gạo ở nhiều địa phương, cấp phát miễn phí hàng chục tấn gạo cho vạn người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Nhữmg dóng gạo chảy ra từ các máy ATM không chỉ đem lại cho người có hoàn cảnh khó khăn bữa com mà con khẳng định quyết tâm không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch COVID-19. Các máy ATM gao đang mọc lên nối tiếp nhau ở nhiều néo đường đất nước là một hình ảnh đẹp, xúc động, là câu chuyện cổ tích thời 4.0 giữa mùa COVID-19 được viết nên bởi sự sáng tạo và truyển thống tương thân tương ái của người Việt. (Theo Phạm Quỳnh – Sức khỏe và đời sống 20/04/2020)
Câu 1 (0,5 điêm): Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chinh của văn bản.
Câu 2 (0,5 điêm): Nội dung chính của văn bán.
Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong câu văn: "Ngay sau đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung sức, đồng lòng làm ATM gao ở nhiểu địa phương, cấp phát miễn phi hàng chục tấn gạo cho vạn người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn".
Câu 4 (1,0 điêm): Thái độ của tác giả được thế hiện trong văn bản và bải học em rút ra cho bản thân.

0
1 tháng 1 2022

Câu 1: 

-Bài ca dao trên thể hiện theo thể thơ lục bát

- cách reo vần mềnh khum nhớ;((

Câu 2

-Câu ca dao "Công cha như núi Thái sơn" sử dụng phép tu từ là so sánh

- hum biết nốt ;-;

 

Phần I. Ðọc hiểu (4.0 điểm) Ðọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:   1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. (2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư...
Đọc tiếp

Phần I. Ðọc hiểu (4.0 điểm) Ðọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:   1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. (2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. (3) Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm. (4) Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà... hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. (5) Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều,, mùi hoa sen trong gió ... (6) Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!                                                                            (Hương làng – Băng Sơn) Câu1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?  Câu 2. Xác định các từ láy có trong đoạn trích. Câu3.Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất? Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn (3) Câu 5. Chỉ ra phép liên kết câu có trong những câu văn sau: "Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...". Em có đồng tình với quan niệm của Băng Sơn qua những câu văn trên không? Vì sao?

1
27 tháng 6 2021

Câu 1: PTBD Chính của Đoạn Trích là Tự Sự. Ngoài ra có thêm cả Miêu tả và Biểu cảm.

Câu 2: Từ láy: Mộc mạc, chân chất, lạ lùng, nồng nàn, rậm rạp

Câu 3:  Đó là những mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ và thuần túy tỏa ra từ những cảnh vật trong làng. Cái mùi hương đó thấm sâu vào trong cả cái hồn của tác giả.

Câu 4: BPTT so sánh: Giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mẹ mới...
Tác dụng: Bày tỏ niềm yêu thương, xúc động, bồi hồi về những mùi hương nơi quê hương đã thấm sâu vào kí ức của tác giả

Câu 5: Phép nối đó là phép lặp: Nước hoa, mùi hoa

Em đồng tình với quan điểm trên. Bởi lẽ, mùi hương của quê hương - những hương thơm, chân chất, giản dị đối với mỗi con người là thứ gì đó rất đỗi thiêng liêng và hằn sâu vào con óc của mỗi người. Hương nước hoa đúng là rất thơm, thơm thiệt nhưng đó chỉ là những hương thơm giả thôi, đâu nào sánh bằng những hương thơm chân chất, giản dị mà gắn bó với biết bao kỉ niệm kia được.

27 tháng 6 2021

đúng em chị, giỏi quá <3