Trình bày suy nghĩ sau của em về vấn đề học sinh chỉ cần học tập tốt mà không cần phải tham gia các hoạt động ở trường và ngoài xã hội
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em ko đồng ý với quan điểm đó vì:
+ HS cần có môi trường lành mạnh, đầy đủ.
+ HS nên tham gia hoạt động của gđ và xã hội, nhất là HĐ ngoài trời.
+ HS cần tham gia các hoạt động để rèn luyện sức khỏe, tinh thần.
.................................
em ko đồng ý với ý kiến đó . Vì nếu chúng ta ko tham gia hoạt động nhà trường sẽ bị các bn ko chơi vs mik nữa và còn ko có tinh thần tập thể và lúc chơi vs nhiều người sẽ rối và còn bị nhà trường ghi vào học bạ hiếu tinh thần tập thể .
En không đồng ý với ý kiến đó vì :
- Nên tham gia vào các hoạt động của gia đình và xã hội vì việc đó sẽ rèn cho ta tính tự tin, giúp ta kết giao được rất nhiều bạn bè và luyện cho ta kĩ năng hòa nhập với cộng đồng.
- Tham gia các hoạt động đó còn giúp ta thêm vui vẻ và hoạt bát, thêm khỏe mạnh và giải lao sau những giờ học căng thẳng
- Thể hiện bản thân là người có trách nhiệm với tập thể và mọi người xung quanh, tạo ấn tượng tốt với họ
-...
Mình từng tham gia cuộc thi "Cùng Đất Việt"
Mình lúc đó rất là vui và tự hào về mình.
Mình từng tham gia cuộc thi "Cùng Đất Việt"
Mình lúc đó rất là vui và tự hào về mình.
Mk đã tham gia hoạt động chung tay vì những người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn do địa phương tổ chức. Lúc đó mk cảm thấy rất vui khi đc thấy những nụ cười nở rộ trên môi họ.
1 - vì nó sẽ mở rộn tầm hiểu biết về mọi mặt , rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân . Đồng thời , thông qua hoạt động tập thể , hoạt động xã hội sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể , tình cảm thân ái với mọi người xung quanh , sẽ được mọi người yêu quý .
- theo mình thì khi trải nghiệm xong mình cảm thấy rất buồn . Nhưng trong lòng tôi vẫn mong rằng các bạn sẽ vui vẻ hơn . Trong những lúc đó các bạn ấy nhiệt tình tham gia , xôi nổi , tự tin . Tôi vốn là một cô bé ghét tham gia vào các hoạt động của trường , lớp. Bởi vì nó quá nhàm chán . Sao tôi lại không biết lúc đó tôi đã nói với cô không muốn tham gia nhưng cô bảo că lớp phải cùng đi một người vì mọi người , mọi người vì một ngươi . Nhìn thấy sự kiên quyết của cả lớp nên đă đi nhìn thấy những người bạn nhiệt tình như vây làm tôi cứ muốn nhiệt tình hơn. sau buổi hoạt động ấy mặc dù rất mệt nhưng ai ai cũng vui cả
2. sai vì nếu không đi các bạn sẽ buồn và bỏ qua mất một buổi vui nhất trong cuộc đời của mỗi con người . sẽ bị các bạn ghet bỏ và không thích chơi . hãy ttích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội
Tác phẩm văn học em yêu thích "Chiếc thuyền ngoài xa"
Vấn đề được gợi ra: bạo lực gia đình
Trong bài thơ thế hệ chúng tôi nhà văn Nga Vinokurov từng viết
"Làm thú vật thánh thần cũng dễ
Chỉ có làm người khó biết bao nhiêu"
Hành trình để trở thành con người đúng 2 chữ viết hoa của nó chẳng dễ gì. Điều cần làm để đạt được mục tiêu ấy là thay đổi một xã hội tốt hơn thì việc đầu tiên chúng ta cần làm làm là loại bỏ bạo lực gia đình ra khỏi xã hội.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình cố ý gây tổn hại với các thành viên khác trong gia đình. Nói cách khác đó là các thành viên trong gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề trong gia đình. Nhìn nhận vào con số thực tế chúng ta không khỏi đau lòng khi thấy vấn nạn này đang dần trở thành một căn bệnh mãn tính gây ra cơn đau nhức nhối trong xã hội hiện đại. Điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019, công bố năm 2020 cho thấy, năm 2019, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng (kể từ lúc điều tra). Trong năm 2021, theo con số từ Tổng đài 111, trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 72,84% tăng 5,3% so với năm 2020. Qua đó chúng ta có thể thấy hiện thực đau lòng, phụ nữ và trẻ em đáng lẽ là đối tượng được ưu tiên bảo vệ nhưng lại trở thành nạn nhân bị đánh đập trong chính nơi tưởng như an toàn nhất - gia đình.
Trước hết nguyên nhân của những vụ bạo lực trẻ em trong gia đình thường xuyên phát từ một quan niệm không mấy xa lạ với chúng ta “Thương cho roi cho vọt/ Ghét cho ngọt cho bùi”. Nhiều bậc phụ huynh vẫn quan niệm rằng chỉ có roi vọt mới khiến đứa trẻ nên người.Thậm chí, nhiều bố mẹ còn sẵn sàng đánh con mình bằng những đòn roi nặng nề nhất chỉ vì những sai lầm nhỏ nhặt có thể bảo ban bằng lời. Nhưng phương pháp giáo dục này như một con dao hai lưỡi. Hiệu quả thì chưa rõ sẽ ở mức độ nào nhưng gây ra tổn thương cho những đứa trẻ là một điều chắc chắn. Nó không chỉ để lại những vết sẹo trên cơ thể mà còn bóp méo cả tâm hồn của các em. Ngoài ra con nguyên nhân từ chính áp lực cuộc sống gia đình của người cha/mẹ. Họ bức bối khó chịu vì những vấn đề công việc ở ngoài kia sau đó về nhà họ coi con cái như một “bao cát” để giải tỏa hết những cảm xúc tiêu cực của chính mình.
Trong xã hội hiện đại, phụ nữ có rất nhiều cơ hội để phát triển tiềm năng khẳng định vị thế của bản thân. Họ được bảo vệ bởi pháp luật và hưởng mọi quyền bình đẳng trước pháp luật. Vậy mà hiện nay vẫn còn rất nhiều người phụ nữ chịu cảnh bạo lực đến từ chính người chồng mình yêu thương nhất mà không dám lên tiếng đấu tranh. Một phần vì con cái, người phụ nữ không muốn đứa con của mình lớn lên thiếu vắng tình cảm yêu thương của người cha nên buộc phải cam chịu đòn roi của chồng. Một nguyên nhân phổ biến khác là bản thân người phụ nữ họ nhìn nhận không tốt về mình, họ cảm thấy mình thấp kém lại phụ thuộc về kinh tế, nên tỏ vẻ cam chịu và thậm chí việc bị bạo hành đối với họ là chuyện bình thường. Từ đó làm cho người chồng của mình lầm tưởng việc đánh đập vợ con là chuyện tất yếu.
Đối với những nạn nhân đặc biệt là lứa tuổi học đường thì tổn thương bằng bạo hành gia đình càng được nhân lên sâu sắc. Những đứa trẻ bị bạo hành gia đình tự ti, vẫn tồn tại cảm giác sợ hãi trước lời nói của người khác. Chúng đặt ra cho mình những giới hạn, những vùng cấm địa nhốt mình trong một không gian thế giới của riêng mình. Điều ấy ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của con người. Đứa trẻ không thể phát triển toàn diện về nhân cách và lối sống. Trái tim đóng khép không còn mở ra cánh cửa nào tiến đến cuộc sống bên ngoài. Thậm chí, có vài đứa trẻ sẽ nảy sinh tâm lý vặn vẹo và có thể là thế hệ tiếp theo thực hiện “bạo lực” đối với người khác. Đối với người phụ nữ, hậu quả đầu tiên mà bạo hành để lại đó là tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Người phụ nữ bị đánh đập, hành hạ trên thân xác nên các dấu tích của hành động bạo hành để lại rất rõ nét. Bên cạnh những vết thương lòng ngay lúc bị hành hạ là những ấm ức, buồn tủi lâu dài làm cho người phụ nữ trở nên ít nói, lầm lì và lâu ngày sẽ trở thành căn bệnh trầm cảm. Đối với xã hội, nó như một cái gai mọc lên gây hoang mang, nhức nhối len lỏi tồn tại cùng sự phát triển của xã hội.
Việc bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em đang ngày càng có xu hướng mất kiểm soát như hiện nay, chúng ta cần triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp luật về quyền phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt là tăng cường mở rộng một số lớp học kỹ năng “mềm” về phòng tránh bạo lực và bảo vệ bản thân khỏi xâm hại tình dục cho trẻ em và cả các bậc phụ huynh. Các cơ quan báo chí cũng đóng một vai trò không nhỏ trong những nỗ lực bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Báo chí nói riêng và phương tiện truyền thông nói chung cần dành thời lượng hoặc những chuyên mục nhằm cảnh báo và lên án về bạo lực gia đình để đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức tiếp cận đến nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Các cơ quan tiếp nhận xử lý những trường hợp bạo lực gia đình cần nghiêm túc xử lý những hành động vi phạm pháp luật nghiêm trọng về quyền phụ nữ và trẻ em. Tuyệt đối không được trì hoàn hay chậm trễ khiến những kẻ ác gây ra tổn thương cho nạn nhân nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Đó cũng cách để răn đe đến những đối tượng có ý định bạo lực các thành viên gia đình trong xã hội.
Còn về phía bản thân chúng ta là những con người nhỏ bé trong xã hội cũng không nằm ngoài trách nghiệm bảo vệ trẻ em. Khi bắt gặp cảnh tượng bạo lực gia đình, đừng làm ngơ trước điều đó. "Thế giới sẽ trở nên tồi tệ hơn, không phải vì sự tàn bạo của kẻ xấu, mà vì sự im lặng đáng sợ của người tốt" - Napoléon Bonaparte”. Hãy gọi ngay cho số 111 - số máy khẩn cấp của tổng đài tiếp nhận xử lý thông tin và hành vi tố giác bạo lực gia đình 24/24 luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi trường hợp liên quan đến trẻ em trên cả nước. Đây cũng là cách chúng ta không cần ra mặt trực tiếp nhưng vẫn có thể can thiệp và giải cứu cuộc đời của một đứa trẻ. Biết đâu sau cuộc gọi đó, một cuộc đời được cứu rỗi, một đứa trẻ được sống hạnh phúc và một mạng người được ở lại với thế giới này. Cùng với đó mỗi đứa trẻ cũng cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về cách nhận biết và phòng vệ trước những hành vi bạo lực gia đình. Và mỗi người mẹ cần có động thái cứng rắn chống lại các hành động bạo lực của người chồng để bảo vệ cho sự an toàn của bản thân và những đứa trẻ. Trong trường hợp không thể tự mình giải quyết, hãy liên lạc với các tổ chức xã hội hoặc kết nối với bên phía nhà trường để nhận được sự giúp đỡ.
Ngoài ra, bức ảnh trên còn đề cập đến vấn đề sử dụng bia, rượu chất kích thích gây ra những hành động mất kiểm soát đối với những người thân trong gia đình. Ma men gây ra 30% các vụ bạo lực trong gia đình. Phụ nữ và trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số đang là đối tượng gánh chịu tác hại từ việc sử dụng rượu bia của người xung quanh, đặc biệt là người trong gia đình. Trong đó, 50% phụ nữ cho biết người uống rượu bia nhiều gây các ảnh hưởng bất lợi nhiều nhất đến bản thân họ là người thân trong gia đình, cao gấp 7 lần so với ở nam giới (14,9%). 44,2% phụ nữ cho biết chồng/bạn tình là người uống rượu bia nhiều gây ảnh tiêu cực nhất, cao gấp 12,8 lần so với nam giới (6%). Vì vậy chúng ta không thể làm ngơ trước tác hại của rượu bia Về phía nhà nước cần Luật Phòng chống tác hại rượu, bia là một giải pháp để bảo vệ sức khỏe người dân thông qua việc giảm mức tiêu thụ và kiểm soát quảng cáo, để hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn giao thông; bạo lực gia đình; những hệ lụy xã hội khác… từ việc lạm dụng rượu, bia gây ra.Về phía người sử dụng cần ý thức lượng chất kích thích mình đã nạp vào người để điều chỉnh hành vi đúng mực đối với những người xung quanh đặc biệt là người thân trong gia đình.
Tôi nhận ra, tổn thương trong bạo lực gia đình là không thể tránh. Nhưng yêu thương chính là cách để hàn gắn, để thay đổi, giảm đi tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Lưng chừng tuổi trẻ nhiệt huyết nhưng cũng đầy chênh vênh, nhưng tôi cảm thấy mình đủ lớn để hiểu những tác hại bài của bạo lực gia đình trong học đường cũng như là cuộc sống. Chính tôi và các bạn - một phần của xã hội này đều phải có trách nhiệm đẩy lùi loại bạo lực này, chữa lành vết thương của những nạn nhân một lần nữa đem họ về ngưỡng cửa cuộc đời. Còn bạn, bạn đã nhận thức thế nào về sự nguy hiểm bạo lực gia đình?
Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Dàn ý
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Đề tài mùa xuân trong văn chương nghệ thuật
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.
2. Thân bài
* Cảm nhận về khổ đầu bài thơ: "Mọc giữa dòng sông xanh... tôi hứng"
- Không gian quen thuộc của miền quê Việt Nam yên bình qua vài ba nét chấm phá: Một dòng sông xanh, một bông hoa tím, vài chú chim nhỏ
- Hình ảnh nổi bật trong bức tranh đó: Dòng sông xanh biếc đang miệt mài chảy trôi, giữa dòng điểm xuyết "bông hoa tím biếc"
- Động từ "mọc": Tạo ấn tượng mạnh
+ Màu tím: Màu sắc được người dân xứ Huế sử dụng nhiều nhất nhưng ở đây là "tím biếc" - màu của đóa hoa lục bình đang dập dềnh trôi giữa dòng nước
+ "Ơi con chim chiền chiện"
+ Tiếng gọi đầy tha thiết, thân thương, như tiếng gọi một con người
+ Chim chiền chiện: Loài chim quen thuộc của nông thôn Việt Nam, giọng hót cao vút...
Xem thêm: https://soanbaitap.vn/tu-de-xuat-bai-tap-phan-tich-mot-tac-pham-truyen-hoac-tho-ma-em-yeu-thich-lap-dan-y-cho-bai-viet-ay
Một số ý:
- Tác hại của việc không tập luyện thể thao:
+ Sức khỏe giảm sút, tinh thần nặng nề khó học tập.
+ Cơ thể trở nên ì ạch, không thoải mái về tinh thần cũng rất khó đưa kiến thức vào đầu.
+ Học sinh cần cân đối giữa việc học và tập thể thao.
+ Muốn học tập tốt thì phải có sức khỏe tốt.
- Dẫn chứng kiếm trên mạng là được.
☕T.Lam
Tuổi trẻ, được ví như mùa xuân tươi mới của đất nước, đặt lên vai trọng trách quan trọng hàng đầu là giáo dục thế hệ trẻ. Nước ta coi đây như một nhiệm vụ thiêng liêng, nơi truyền đạt kiến thức văn hóa không chỉ trong nhà trường mà còn thông qua sự tham gia tích cực vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại địa phương.
Sinh hoạt cộng đồng, đơn giản mà nói, là những hoạt động tập thể của cư dân tại một địa phương. Các hoạt động này có thể xoay quanh việc vui chơi, giáo dục, và giao lưu, đồng thời phản ánh đặc điểm văn hóa, thời điểm và mục đích tổ chức tại từng vùng đất. Điều này có thể bao gồm các lễ hội truyền thống, những hoạt động tình nguyện như hiến máu nhân đạo, bảo vệ môi trường, hay đền ơn đáp nghĩa.
Tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng mang lại cho thanh thiếu niên không chỉ là cơ hội bổ ích mà còn là hành trình trải nghiệm đầy ý nghĩa. Mục đích nhân văn của những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng tình yêu quê hương và tinh thần đoàn kết dân tộc mà còn hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Trong thời đại công nghệ, khi sự cô lập ngày càng gia tăng, sinh hoạt cộng đồng trở thành cơ hội để nhắc nhở về tinh thần tương thân tương ái, nhấn mạnh lòng tự tôn dân tộc. Mỗi vùng đất mang đến những nét đẹp riêng, giúp truyền thống quê hương trở nên sống động trong tâm hồn thanh thiếu niên, khơi nguồn động lực và ý thức trách nhiệm công dân.
Ngoài ra, tham gia sinh hoạt cộng đồng còn là cơ hội cho học sinh rèn luyện kỹ năng mềm, mà sách vở hay nhà trường không thể cung cấp đầy đủ. Những bài học mới lạ và quý báu đợi chờ trong các hoạt động thực tế, giúp thanh thiếu niên phát triển sáng tạo và tinh thần nhiệt huyết thay vì bị cuốn vào thế giới ảo của điện thoại và tivi.
Khuyến khích lớp trẻ tham gia sinh hoạt cộng đồng không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn là cách để phổ biến những nét văn hóa phong phú, đa dạng của Tổ quốc. Thanh thiếu niên, với sức khỏe và tâm hồn tràn đầy hoài bão, có thể trở thành đại diện lan tỏa vẻ đẹp và giá trị của quê hương. Đồng thời, hoạt động tập thể cũng là cơ hội để xã hội ghi nhận đóng góp của người trẻ. Trong thời đại hòa bình và phồn thịnh, không có nghĩa là học sinh không phải đối mặt với áp lực. Việc ghi nhận sự cố gắng trong sinh hoạt cộng đồng là cách để tạo cầu nối giữa thế hệ, xóa bỏ hiểu lầm và làm mờ đi khoảng cách giữa các thế hệ.
Tuy nhiên, hiện nay, một số giới trẻ có quan niệm sai lệch về sinh hoạt cộng đồng. Một số người chỉ coi trọng học tập trong nhà trường mà quên mất về việc phát triển kỹ năng sống. Hoặc có người ích kỷ, chỉ tập trung vào cá nhân mình mà lãnh đạm với tập thể. Điều này làm báo động về tình trạng hiện tại.
Việc phát triển ý thức cộng đồng ở học sinh không chỉ góp phần làm cho đất nước mạnh mẽ và văn minh hơn mà còn là cách để thúc đẩy sức mạnh nội tại của dân tộc, biến thanh thiếu niên thành những công dân ưu tú trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay