viết bài văn tả con ngựa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây hương liệu – gia vị, ví dụ như: hồi, quế, hồ tiêu, nghệ tây, gừng… Đây cũng là một trong những mặt hàng chủ lực của các nước Đông Nam Á trên tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu 9maf sau này gọi là con đường gia vị).
Không chỉ xuất hiện trong nhà bếp, các loại hương liệu – gia vị của Đông Nam Á còn được cư dân châu Âu ưa chuộng, sử dụng trong y học hoặc phụ vụ cho những nhu cầu xa hoa hơn, như: dầu thơm, dầu tắm cho giới quý tộc. Vào thế kỉ X, giá của các loại gia vị được đẩy lên cao tới mức khủng khiếp: 1 pound nghệ tây (khoảng 4 lạng) có giá ngang với 1 con ngựa, 1 pound gừng có giá ngang 1 con bò; hay 2 pound vỏ nhục đậu khấu có thể mua được 1 con cừu; ở Đức, hạt tiêu đen còn được sử dụng như 1 loại tiền tệ…. Nguồn lợi nhận khổng lồ từ hương liệu – gia vị góp phần mang lại sự giàu sang, sầm uất cho các quốc gia Đông Nam Á.
Trong số những loài vật nuôi trong nhà, chó là loại động vật có ích nhất và gần gũi nhất với con người. Chính vì vậy mà nhà em cũng có nuôi một chú chó vô cùng đáng yêu. Em gọi tên nó là Cộc.
Cộc năm nay đã 2 tuổi rồi. Chú khá cao lớn. Tiếng sủa của chú nghe cũng già dặn hơn nhiều so với khi còn nhỏ. Vì lai giống chó săn nên nhiều đêm, Cộc thường hú nghe như tiếng chó sói. Mới đầu em có cảm giác hơi sợ hãi một chút. Lâu dần thành quen, em lại thấy tiếng hú của chú mới dễ thương làm sao. Bố em nói với tiếng hú ấy, bọn trộm sẽ phải sợ hãi mà tránh xa nơi em sinh sống.
Cộc có bộ lông màu nâu vàng. 4 chân của chú thon và dài. Sở dĩ em gọi con chó nhà em là Cộc là bởi vì cái đuôi của chú ngắn ngủ. Nhìn vào là thấy không tương xứng với cơ thể của chú. Đôi tai của Cộc vẫn thường vểnh lên nghe ngóng. Chúng chỉ cụp xuống khi ngủ thôi. Thế nhưng dù là cụp xuống thì đôi tai ấy vẫn vô cùng thính. Cộc có đôi mắt đen và tròn giống như hai hòn bi ve. Nhìn vào đôi mắt ấy em có thể nhận thấy được sự tinh ranh của chú.
Từ ngày có Cộc trông giữ nhà, gia đình em giống như có được một người lính canh gác ngày và đêm. Để thưởng cho sự cống hiến này, vào cuối tuần, em thường dắt Cộc dạo chơi trong công viên. Chú có vẻ thích thú và rất biết nghe lời. Càng như vậy, em lại càng yêu chú chó Cộc của mình nhiều hơn.
Để nói về một loài vật nuôi có mặt ở đa số các gia đình Việt Nam thì chắc hẳn phải là con chó. Bởi chó là một loài rất thông minh lại có ích, giúp canh giữ nhà cửa cho con người.
Nhà em cũng nuôi một con chó, em đặt tên cho nó là Ki. Nó là con của con chó ngày trước nhà em nuôi nhưng vì già nên nó ốm và chết từ năm ngoái. Con Ki là giống chó lai, khác với mẹ nó là chó cỏ, chó ta, chắc hẳn vì bố của nó là chó lai nên giờ nó mới to bệ vệ như thế. Màu lông của con Ki cũng rất đặc biệt, phần lông ở đầu đều là màu vàng cỏ úa, nhưng xuống đến lưng lại có những đám lông màu nâu, rồi màu nâu đậm và đến phần đuôi là lông màu đen. Sự pha trộn màu sắc trên bộ lông của nó thật bắt mắt và thú vị.
Con chó Ki nhà em cao to, chiếc mõm to dài, đôi tai vểnh lên to như chiếc tai của thỏ, đôi mắt đen to tròn lộ rõ vẻ tinh anh. Chân của nó to hơn hẳn so với những con chó nhà hàng xóm, to hơn cả cánh tay của em, chiếc đuôi ít lông, thon dài quẫy vòng tròn mỗi khi thấy em đi học về. Con Ki tuy có thân hình to lớn nhưng lại khá nhút nhát, hễ có người lạ vào nhà là nó sủa lên rất to nhưng lại không dám chạy ra ngoài mà chỉ đứng gọn ở góc sân, vừa sủa vừa lùi dần vào bên trong, ra vẻ hung dữ nhưng vẫn rất sợ sệt. Cả ngày nó chỉ nằm im trong chuồng, chỉ khi nào muốn uống nước, đòi ăn hay muốn đi vệ sinh nó sẽ kêu âm ỉ “Ư ử! Ư ử!”. Khi được thả ra là nó nhảy chồm lên người tỏ vẻ rất vui sướng.
Em rất yêu quý con chó của nhà em, đêm nào con Ki cũng thức suốt đêm để canh giấc ngủ cho cả nhà, đến sáng mới dám đi ngủ. Nó cũng rất biết chơi đùa và nghe lời của chủ.
Trong các loài chuột, chuột túi là loài to nhất. Nhìn chúng vô cùng đáng yêu.
Chuột túi khá cao lớn. Nó có thể đứng thẳng lên nhìn dáng trông như người đang đứng khom lưng. Bộ lông chuột túi có nhiều màu khác nhau nhưng đẹp nhất là bộ lông màu xám mềm mại. Cái đầu nhỏ rất cân đối với dáng người. Hai cái tai vểnh cao như nghe ngóng. Đôi mắt nó to đen với hàng lông mi dài. Đôi mắt chuột túi quả là đẹp, nhất là chuột mẹ ánh lên sự hiền dịu. Cái mũi đen và xung quanh miệng có những sợi râu trắng. Cái cổ lúc nào cũng như vươn ra xa để nhìn ngắm mọi thứ. Hai cái tay phía trước của nó khá ngắn còn hai cái chân thì dài và vững chắc. Mỗi khi di chuyển, chuột túi lại nhảy những bước thật nhanh nhẹn và linh hoạt. Điều đặc biệt và kì diệu nhất ở loài chuột túi chính là ở cái túi trước bụng của chúng. Cái túi ấy không phải để đựng đồ mà để chúng mang những đứa con. Thỉnh thoảng, chuột mẹ lại cùng con đi dạo chơi. Nhìn đứa con nằm gọn gàng trong cái túi đó thật ấm cúng và an toàn.
Chuột túi là một loại động vật thật đặc biệt nhưng nhìn nó thật dễ thương. Mỗi lần mở ti vi thấy chúng xuất hiện là em lại chăm chú theo dõi.
Bài văn "Con ngựa", tác giả đã tập trung miêu tả những bộ phận chủ yếu sau đây:
+ Tả hai cái tai (to dựng đứng trên cái đầu rất đẹp).
+ Tả hai lỗ mũi (ươn ướt động đậy hoài).
+ Tả hai hàm răng (trắng muốt).
+ Tả cái bờm ngựa (cắt ngắn rất phẳng).
+ Tả cái ngực (ngực nở)
+ Tả bốn cái chân (khi đứng cũng cứ giậm lộp cộp)
+ Tả cái đuôi (dài ve vẩy hết sang trái lại sang phải).
Bài văn "Con ngựa", tác giả đã tập trung miêu tả những bộ phận chủ yếu sau đây:
+ Tả hai cái tai (to dựng đứng trên cái đầu rất đẹp).
+ Tả hai lỗ mũi (ươn ướt động đậy hoài).
+ Tả hai hàm răng (trắng muốt).
+ Tả cái bờm ngựa (cắt ngắn rất phẳng).
+ Tả cái ngực (ngực nở)
+ Tả bốn cái chân (khi đứng cũng cứ giậm lộp cộp)
+ Tả cái đuôi (dài ve vẩy hết sang trái lại sang phải).
Tình yệu thương, lòng nhân ái vốn là truyền thông tốt đẹp của dân tộc. Tử bao đời nay, ông bà ta luôn nhắc nhở nhau phái biết "thương người như thể thương thân". Vấn đề ấy lại được nhắc nhờ thường xuyên qua lời khuyên của cha mẹ, lời giáo huấn của thầy cô trong câu tục ngữ giàu hình ảnh: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"
Câu tục ngữ trên là bài học quý báu luôn sống mãi trong lòng bao thê hệ. Bằng cách ví von bóng bẩy, câu tục ngữ đưa lên hình ảnh một đàn ngựa đang đáu buồn không ăn cỏ vì có một con trong đàn bị bệnh. Từ đó ta liên tường đến con người: Chúng ta sống chung với nhau phái biết đến tính đồng loại, đồng bào, phái biết yêu thương, giúp đỡ nhau bắng lòng nhân ái.
Lời khuyên là một bài học luôn nhắc nhở chúng ta về vấn đề này mọi người đêù hiểu rằng không ai có thể sống lẻ loi một mình trên thế gian này được mà phải hòa nhập vào cộng đồng loài người. Vì thế, ta phải có bổn phận xây dựng cộng đổng ấy ngày được tốt đẹp hơn. Muốn được như vậy ta phải biết quan tâm chăm sóc nhau, lo lắng cho nhau nhất là khi những nguời chung quanh ta gặp khó khăn hoạn nạn. Đây là cách sống và là đạo lý đã có tử ngàn xưa của nhân dân ta, là truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Nhờ vậy mà dân tộc ta mới vượt qua được mọi khó khăn có lúc tưởng chừng như không vượt nỗi. Đã bao lấn dân ta phải đối đầu với bọn ngoại xâm, hết kẻ thù này đến kẻ thù khác sang xâm chiếm. Chính lúc ấy tinh thần đoàn kết yêu thương nhau, quyết một lòng chống kẻ thù chung đã giúp ông cha ta chiên thắng. Liên tiếp nhiều năm liền đất nước ta bị thiên tai lũ lụt. Với tính đồng loại, đồng bào nhân dân cả nước đã nhường cơm sẻ áo để cùng giúp những người hoạn nạn. Trước tình cảnh khó khăn của mọi người đâu ai có thể làm ngơ. Là loài vật mà đàn ngựa kia còn biết yêu thuong nhau qua biêu hiện khi "một con bị đau" cả "tàu phải bỏ cỏ" huống chi ta là con người có trái tim, khối óc làm sao không đau lòng trước nỗi đau chung của nhân loại. Cũng chính từ những suy nghĩ đó mà các hội Từ thiện ra đời và đã nuôi rộng tầm hoạt động có khắp mọi nơi trên phạm vi toàn thế giới. Nó trở thành tình nhân loại, tình người cao cả. Những nguôi làm công tác từ thiện đó đã mở rộng vòng tay đem tình yêu thưong đến những người gặp bất hạnh : Những trẻ mổ côi, ngưòi bị khuyết tật... Tất cả những biếu hiện, việc làm ấy đã làm sáng rõ câu tục ngữ : "Một con ngụa đau cà tầu bò cỏ".
Vậy mà trong thực tế cuộc sống, không phải ai cũng hiểu và làm được như vậy. Bên cạnh những tấm lòng đẹp đẽ cao cả ấy lại cỏ những bộ mặt xấu xa của lòng ích kỉ, của sự hẹp hòi. Họ là những kẻ không cố lòng nhân đạo, không có lương tâm nên dửng dưng trước nỗi đau của người khác mà chỉ lo sống phè phởn sung sướng cho bản thân mình. Thật đau lòng biết bao cho những con người mà lại mất tình người ! Càng suy nghĩ ta càng thâm thía lời dạy của người xưa. Sự cảm thông chia sẻ nỗi đau cho nhau là nhịp cầu nối để cho mọi người đến với nhau tốt đẹp hơn. Ta cũng nên hiểu rằng khi giúp đỡ cho người khác tức là ta đã "cho" mà cũng có "nhận". Bởi lẽ mồi khi giúp được ai điều gì ta cảm thấy vui trong lòng, như vậy chẳng phải là ta đã "nhận" được điều hạnh phúc đó sao ? Nói như vậy không phái ta giúp người một cách bừa bãi, không suy nghĩ đâu. Giúp người, thương người để họ vượt qua được khó khăn và có cuộc sống ổn định là điều đáng quí. Còn nêu giúp đỡ để họ nuôi những thói hư tật xâu như lười biếng lao động, ý lại kẻ khác thì dó là điều không nên. Sự yêu thưong, lòng thông cảm phải đặt đúng chỗ, đúng trường hơp thì việc làm ấy mới thành nghĩa cử có tác dụng tốt, góp phân xây dựng đất nước, xã hội ngày càng văn minh tiến bộ hơn.
Tục ngữ, ca dao luôn là những lời giáo huấn đáng trân trọng. "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" mãi mãi là lời dạy bao thiết thực đối với chúng ta. Nhất là trong xu hướng của thời đại hiện nay, mọi người trên hành tinh này đều muốn được sống hòa bình, hạnh phúc thi lời khuyên của cấu tục ngữ "phải sống yêu thương, giúp đỡ lần nhau" lại càng có giá trị vô ngần
Hình ảnh con ngựa và cả tàu (cả đàn ngựa) đã được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ đã thể hiện một lớp nghĩa rất hay đó là sự gắn bó, đoàn kết. Khi đọc qua câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, trước hết, trong chúng ta hiện ra những hình ảnh đơn giản.
Đó chính là hình ảnh một con ngựa bị bệnh thì cả đàn ngựa “cả tàu” lo lắng “ bỏ cỏ”, chăm sóc con ngựa bị ốm.
Đó chỉ là những suy nghĩ đơn giản, thoáng qua và khi ta suy ngẫm thì ta có thể hiểu được một lớp nghĩa hay, chứa đựng một bài học về đạo đức. Một con ngựa biểu trưng cho những cá nhân, riêng lẻ, đơn độc còn cả tàu là biểu trưng cho tập thể lớn, sự đoàn kết, gắn bó. Khi một cá nhân gặp trắc trở thì tất cả tập thể, mọi người xung quanh lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho một cá nhân ấy. Một lối sống tốt của người Việt Nam.
Tất cả chúng ta đều biết trong cuộc sống ai cũng gặp những chông gai, sóng gió và để vượt qua được thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Sống, học tập hay làm việc trong một tập thể như gia đình, trường lớp, xã hội hay đất nước, thì dù chỉ một cá nhân nào gặp khó khăn thì sự đoàn kết, giúp đỡ, quan tâm chính là những cơ sở để vượt qua và chiến thắng. Sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ không những giúp cho 1 cá nhân vượt qua được khó khăn mà còn là cơ sở để giúp cả tập thể ngày càng tiến, hoàn thiện hơn, gặt hái được nhiều thành công và trở thành một tập thể, xã hội tiên tiến.
Song sự tương thân tương ái ấy được nhân dân xưa nhắc nhở qua các câu ca dao, thành ngữ và tục ngữ như: Lá lành đùm lá rách; Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, Thương người như thề thương thân. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cũng thế, qua câu tục ngữ, nhân dân khuyên con người khi sống trong một tập thể thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau thì mới có thể tồn tại, trụ vững và tiến đến những tầm cao vì tất cả mọi thứ, mọi người trong cuộc sống đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Là người Việt Nam, chúng ta nên gìn giữ và phát huy tinh thần đoàn kết này để xây dựng một xã hội, đất nước giàu mạnh.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” hay, xúc tích. Câu tục ngữ sữ dụng hình ảnh ẩn dụ một cách tài tình. Nó nhắc nhở chúng ta cách ứng xử, làm người trong cuộc sống và hướng chúng ta đến một chuẩn mực đạo đức cần có ở con người là sống đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Dù trong thời đại nào thì câu tục ngữ này cũng luôn luôn đúng.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/nghi-luan-mot-con-ngua-dau-ca-tau-bo-co-c36a14681.html#ixzz5EEdGMN2r
Chùa Tây Phương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lưu trữ nhiều pho tượng phật quý giá.
Chùa Tây Phương nằm trên đồi Câu Lâu ở thôn Yên xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Theo các tư liệu để lại thì chùa xây từ đời Cao Biền (865 -875). Vào niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705). Tây Vương Trịnh Tạc đi qua thấy cảnh trí trang nghiêm, bèn truyền cho sửa lại chùa và xây tam quan. Sau đó chùa bị tàn phá do chiến tranh. Đến nay Chùa Tây Phương đã được xây lại trên nền chùa cũ vào khoảng năm 1788 – 1789 dưới triều Tây Sơn với tên mới là “Tây Phương cổ tự”. Một số sách báo hay những tài liệu sử cũ còn ghi lại, núi chùa Tây Phương tên cổ gọi là núi Ngưu Lĩnh. Theo truyền thuyết phong thủy, thềm núi Ba Vì về phía Nam có dãy núi đất chạy xuống huyện Quốc Oai tựa như đàn trâu, có một ngọn núi như quay lại đón nước sông Tích phát nguyên từ các dòng suối trên núi Ba Vì chảy xuống quả núi đó được gọi là Ngưu Lĩnh sơn (núi con trâu) – chính là núi Tây Phương hiện nay. Chính vì thế, chùa Tây Phương hiện nay với kiểu kiến trúc cổ Việt Nam mang dáng dấp “Thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy” là nơi địa linh của non sông đất nước ta.
Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng Phật được coi là nhiều kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương, ta có thể miêu tả chi tiết về những bức tượng phật nơi đây. Theo một số tài liệu lịch sử, nguồn gốc của những pho tượng phật trong chùa chính là hiện thực cuộc sống nghèo nàn khổ chực và nạn đói mà nhân dân phải chịu ở thế kỷ XVIII. Chùa có 72 pho tượng phật được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng trong đó có 18 pho tượng thuộc nhóm tượng La Hán chính là hình tượng đã được các nghệ nhân điêu khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật nhằm mô tả những con người sống trong xã hội đương thời. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian, các pho tượng hiện ra mỗi người một vẻ, một phong cách khác nhau với những đường nét, hình khối, dáng điệu vô cùng sinh động.Mỗi pho tượng ở đây có sự hài hòa về nội tâm và ngoại hình, mang biểu tượng một nỗi đau khôn nguôi của con người: buồn vui lẫn lộn, suy tưởng, giả say, thiếu ngủ…Nét mặt khắc khổ từ bi, từng nếp nhăn trên vầng trán, từng mạch máu, đường gân, thớ thịt, khớp xương, đôi môi, con mắt đến trang phục xiêm y đều được bàn tay nghệ nhân khắc họa diệu kỳ.
Chùa Tây Phương là niềm tự hào của người dân Thạch Xá nói riêng và của Việt Nam nói chung. Nó xứng đáng được bảo tồn và lưu truyền mãi mãi về sau. Nếu có dịp về thăm quê hương tôi, tôi sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương để các bạn hiểu rõ hơn.
đây nha bn nó hơi dài
Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật:
- Bố cục bài viết: 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lựa chọn những đặc điểm nổi bật của con vật như thân, mắt, mũi, bộ lông, chân…. Khi miêu tả con vật thì sử dụng từ ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa cho bài văn thêm sinh động…
- Tình bày bài viết đủ 3 phần, rõ sàng, sạch đẹp.
Lời giải chi tiết:
Bài toán: Có 3 con ngựa đang ăn cỏ, có thêm 2 con ngựa chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con ngựa?
...