K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

   Thời gian thấm thoát trôi, vậy là một năm lại kết thúc. Nhanh thật!        Đêm Giao thừa năm trước, tôi cùng ba đi đến mọi ngõ ngách, phố phường để trao gửi yêu thương. Sáng ba mươi Tết, cả nhà gói ghém bánh, kẹo, gạo, sữa thành những gói quà xinh xắn, cùng số tiền tuy không đáng kể nhưng chất chứa mọi chân thành đặt sẵn trong những phong thu.        Đêm đó, ngồi sau xe ba, tôi được đưa đi khắp nơi...
Đọc tiếp

   Thời gian thấm thoát trôi, vậy là một năm lại kết thúc. Nhanh thật!
       Đêm Giao thừa năm trước, tôi cùng ba đi đến mọi ngõ ngách, phố phường để trao gửi yêu thương. Sáng ba mươi Tết, cả nhà gói ghém bánh, kẹo, gạo, sữa thành những gói quà xinh xắn, cùng số tiền tuy không đáng kể nhưng chất chứa mọi chân thành đặt sẵn trong những phong thu.
       Đêm đó, ngồi sau xe ba, tôi được đưa đi khắp nơi phát quà cho bà con lao động khó khăn hay những người hành khất, những cụ già neo đơn, những đứa trẻ không nơi nương tựa. Người tôi gặp gỡ đầu tiên là một người đàn ông gầy gò trạc ngoài bốn mươi đang bới những bịch rác trước cửa hàng tiện lợi.
quan sát,
        Ba tôi tiến đến, ân cần hỏi chuyện. Tôi không đích thân trao quà, chỉ đứng bên phần vì muốn được lưu lại khoảnh khắc đẹp đẽ ấy như những thước phim ngắn, phần vì tôi muốn học ở ba cách giao tiếp. Đó quả thật là cơ hội hiếm hoi để tôi lớn lên trong suy nghĩ và nhận thức.
      - Anh đang lượm gì vậy?
      - Dạ, tôi lượm vài củ cà rốt với cả kiếm ít thức ăn về nấu... - Người đàn ông trải lòng. Chắc có lẽ nghe đến đây, ba tôi cũng có phần hơi bối rối. Còn có biết bao mảnh đời cơ cực đến thế?
      - Dạ... Em gửi anh ít quà ăn Tết, trong đây có bánh tét với ít bánh trái, đừng lượm thức ăn nữa, nghen anh!
Người đàn ông cầm lấy gói quà với bàn tay run run, cảm ơn rối rít, nước mắt tuôn ra vì không khỏi xúc động. Nhưng vẫn rõ mồn một, ánh mắt của chú như “biết cười”, chất chứa niềm hạnh phúc.
      Có lẽ cái mà chú vừa nhận được không đơn thuần là một phần quà Tết, mà còn là sự san sẻ, tôn trọng, yêu thương. Ba và tôi cũng hạnh phúc không kém.
Hoàn thành chặng đường đầu tiên, chúng tôi tiếp tục tìm đến những người khác.
Bắt gặp dáng vẻ lom khom của một người phụ nữ, ba đưa tôi đến gần. Vào đêm Giao thừa, khi người người đang ngồi bên mâm cơm sum họp, chờ đợi năm mới, vẫn có người chân mang dép lào đứt quai, áo sờn cũ bạc màu, vác một bao lớn đựng ve chai đi trên phố.
Thoạt nhìn, tôi đoán dì trạc ngoài năm mươi. Nhưng chao ôi, dì hồn nhiên và vô tư lắm! Có lẽ khiếm khuyết về sức khỏe và trí tuệ nên dì cười ngây ngô khi nhận được món quà nhỏ, hớn hở kể chuyện: “Tháng trước tui lượm ve chai được hai trăm ngàn, đem về cho má yêu”.
Chà! Tiếng “má yêu” mới ngọt ngào làm sao! Vất vả kiếm được hai trăm ngàn, dì dành tất thảy mang về cho mẹ. Lòng hiếu thảo của dì, niềm hạnh phúc của dì khiến tôi rơm rớm nước mắt.
    Cùng với nhiều cuộc gặp gỡ khác, hai cuộc gặp gỡ ngắn ngủi kể trên đem lại cho tôi vô vàn cảm xúc, giúp tôi có cái nhìn thân thương với mọi người, cũng như biết trân quý những gì mình đang có. Trong tiết trời se lạnh hiếm hoi ngày cuối năm, tôi vẫn cảm nhận được sự ấm áp đến khôn cùng. Thật là một cái Tết đáng nhớ!
(Cuộc gặp gỡ trước giờ giao thừa, Đặng Ngọc Thảo Vy)
Câu 1.Trong văn bản nhân vật tôi và bố của mình đã làm những gì trong đêm giao thừa? Chủ đề của văn bản đã cho là gì?
Câu 2.Tìm thán từ trong câu văn sau: “Nhưng chao ôi, dì hồn nhiên và vô tư lắm!"?
Câu 3.Có ý kiến cho rằng truyện ngắn “Cuộc gặp gỡ trước giờ giao thừa” thuộc kiểu cốt truyện đơn tuyến. Em có đồng ý không? Vì sao?
Câu 4.Em hiểu như thế nào về niềm hạnh phúc của nhân vật được thể hiện qua câu văn sau: “Ba và tôi cũng hạnh phúc không kém.”
Câu 5.Truyện kể về cuộc gặp gỡ của nhân vật tôi với những người còn khó khăn trước giao thừa. Theo em trong cuộc sống có cần những cuộc gặp gỡ như vậy không? Vì sao? 
Câu 6.Em đón nhận được những bài học nào từ câu chuyện trên?
VIẾT:Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cuộc gặp gỡ trước giờ giao thừa của tác giả Đặng Ngọc Thảo Vy đã cho trong phần Đọc hiểu.

0
Mai đào bừng nở xuân đất ViệtLộc vàng lan tỏa vết đoàn viên …Mỗi khi nghe hai câu hát này là không khí Tết cổ truyền lại ùa về trong lòng tôi. Cảm giác đó lâng lâng thật khó tả, khiến lòng người nao nao. Cứ mỗi khi xuân về, tôi lại thích ngắm khu phố nhà mình vào ngày đầu năm mới.Sáng sớm, sau khi tỉnh giấc, tôi đi ra ngoài ban công và hít một hơi căng lồng ngực. Tôi cảm nhận...
Đọc tiếp

Mai đào bừng nở xuân đất Việt

Lộc vàng lan tỏa vết đoàn viên …

Mỗi khi nghe hai câu hát này là không khí Tết cổ truyền lại ùa về trong lòng tôi. Cảm giác đó lâng lâng thật khó tả, khiến lòng người nao nao. Cứ mỗi khi xuân về, tôi lại thích ngắm khu phố nhà mình vào ngày đầu năm mới.

Sáng sớm, sau khi tỉnh giấc, tôi đi ra ngoài ban công và hít một hơi căng lồng ngực. Tôi cảm nhận được dư âm của mùa đông vẫn còn. Nhưng cái rét bao trùm lên mọi cảnh vật không còn lạnh đến thấu xương nữa mà đã ngọt hơn.

Nhìn lên bầu trời, tôi tưởng như đêm qua có một bàn tay nào đó đã gội rửa vòm trời sạch bóng. Những đám mây dày chầm chậm trôi như đang còn ngái ngủ. Dường như mây cũng lười biếng một chút trong ngày đầu năm mới. Nhưng chỉ một lúc sau, những tảng mây tan dần. Một vài tia nắng yếu ớt rẽ đám mây khó tính rọi xuống trần gian, làm cho không khí ấm hơn và tô hồng thêm đôi má của những đứa bé đi chơi xuân với bố mẹ.

Tôi đưa mắt nhìn khắp phố. Con đường phố tôi như chàng thanh niên tràn đầy sức sống vừa được nàng xuân ban tặng một chiếc áo mới. Đó là nhờ sự điểm tô của một vài nhánh lộc xanh nhú ra từ cành bàng khẳng khiu đầu phố, là âm thanh của những chú chim chuyền cành hót ríu rít như chờ đợi rất lâu câu chuyện đón xuân về, là những khẩu hiệu, bang rôn màu đỏ, màu vàng được treo khắp đó đây, là tiếng cười nói, chúc tụng hân hoan của người đi chơi Tết. Tất cả đã tạo nên một bức tranh đầy âm thanh, hình ảnh cho con đường.

Bỗng có mùi hương trầm đánh thức khứu giác của tôi. Mùi hương ấy đôi khi làm chạnh lòng những kẻ xa quê không có dịp gặp gỡ người thân trong dịp Tết.

Người đi chơi Tết vào ngày đầu năm mỗi lúc một đông, nét mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui. Có lẽ mọi lo lắng, buồn bã được gửi lại sau cánh cửa giao thừa đã khép lại đêm hôm qua. Giờ đây chỉ còn niềm hân hoan đón chờ những điều tốt đẹp sắp đến của một năm mới. Những em bé xúng xính trong bộ quần áo mới tươi cười nhận những phong bao lì xì màu đỏ may mắn.

Ngày xuân chính là dịp mọi người đoàn tụ, về với gia đình. Những mâm cỗ được dọn ra trong sự hân hoan, sum vầy của mọi người. Đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất mà ai cũng mong chờ khi mùa xuân đến. Tôi lặng lẽ đứng ngắm quanh cảnh buổi sáng đầu năm ở khu phố, lòng rung động trước vẻ đẹp tinh tế mà tạo hóa và con người đã đem đến cho cảnh sắc nơi đây. Tôi ước gì thời gian ngừng lại để tôi có thể thả hồn vào trong khung cảnh đẹp đến mê hồn này thật nhiều và thật lâu hơn nữa!

Hãy xác định mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn trên

1
27 tháng 7 2022

Mai - mới là mở bài . Sáng sớm - may mắn là thân bài. Đoạn còn lại là kết bài

Cái rét đầu năm nơi xứ Bắc dường như thấm lạnh đến từng chân tơ kẽ tóc. Chúng tôi trở về với căn nhà ba gian ấm cúng, xum vầy; trở về với cái ngõ quen thuộc nhìn thẳng ra cánh đồng phía trước; trở về với nụ cười hiền từ của mẹ, ánh mắt nhân hậu yêu thương của bố. Vậy là đủ ấm áp, đủ để xua đi những đợt rét bất thường của cái tết này, xa nhà nơi đất khách quê người. Bố vẫn thế...
Đọc tiếp
Cái rét đầu năm nơi xứ Bắc dường như thấm lạnh đến từng chân tơ kẽ tóc. Chúng tôi trở về với căn nhà ba gian ấm cúng, xum vầy; trở về với cái ngõ quen thuộc nhìn thẳng ra cánh đồng phía trước; trở về với nụ cười hiền từ của mẹ, ánh mắt nhân hậu yêu thương của bố. Vậy là đủ ấm áp, đủ để xua đi những đợt rét bất thường của cái tết này, xa nhà nơi đất khách quê người. Bố vẫn thế xăm xăm bắt gà, mẹ tất tả rau cám cho lợn. Bố vẫn thế hài hước và hóm hỉnh. Bố vẫn thế, quen thuộc trong màu áo bộ đội đã sờn. Bố vẫn thế, đôi mắt luôn nghiêm nghị nhưng chứa chan tình thương, sự hi sinh.Và,… bố chẳng thế nữa, khi tôi bất giác nhận ra hình như năm nay bố ít dậy sớm để uống trà và kéo một hơi thuốc lào mỗi sáng. Tôi cứ ngỡ trời lạnh, bố nằm thêm dăm ba phút, cứ ngỡ mình đủ sâu sắc để hiểu, nhưng hoá ra chúng tôi vẫn chỉ là những đứa con bé bỏng, dại khờ trong từng suy nghĩ… Sau những ngày tết, chúng tôi lại khăn gói lên đường. Bố vội vàng giục giã sợ con trễ xe. Mẹ nước mắt vòng quanh tiễn đưa ra tận ngõ. Chân bước đi mà đau thắt nghẹn lời, cố cười tươi để bố mẹ yên lòng, tự nhủ: “chúng con sẽ lại về mỗi dịp tết – hè…” a) chỉ ra từ láy b)tìm cdt,ctt,cđt
2
19 tháng 6 2023

a) Từ láy trong đoạn văn trên: rét, ấm áp, đủ, bất thường, hài hước, hóm hỉnh, quen thuộc, sờn, nghiêm nghị, chứa chan, hi sinh, bất giác, đủ sâu sắc, bé bỏng, dại khờ, vội vàng, trễ, nước mắt, đau thắt nghẹn, yên lòng.

b) Cụm danh từ: căn nhà ba gian, cánh đồng, cái tết, đất khách, ánh mắt, màu áo, một hơi thuốc lào, những đứa con, từng suy nghĩ, những ngày tết, con trễ xe, tiễn đưa, tận ngõ.

Cụm động từ: trở về, nhìn thẳng ra, trở về, ấm áp, xua đi, tất tả, bắt gà, sờn, chứa chan, hiểu, khăn gói, giục giã, tự nhủ.

Cụm tính từ: ấm cúng, quen thuộc, nghiêm nghị, bé bỏng, dại khờ, vội vàng, yên lòng.

` @ L I N H `

a) Từ láy trong đoạn văn trên: rét, ấm áp, đủ, bất thường, hài hước, hóm hỉnh, quen thuộc, sờn, nghiêm nghị, chứa chan, hi sinh, bất giác, đủ sâu sắc, bé bỏng, dại khờ, vội vàng, trễ, nước mắt, đau thắt nghẹn, yên lòng.

b) Cụm danh từ: căn nhà ba gian, cánh đồng, cái tết, đất khách, ánh mắt, màu áo, một hơi thuốc lào, những đứa con, từng suy nghĩ, những ngày tết, con trễ xe, tiễn đưa, tận ngõ.

Cụm động từ: trở về, nhìn thẳng ra, trở về, ấm áp, xua đi, tất tả, bắt gà, sờn, chứa chan, hiểu, khăn gói, giục giã, tự nhủ.

Cụm tính từ: ấm cúng, quen thuộc, nghiêm nghị, bé bỏng, dại khờ, vội vàng, yên lòng.

"Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối...
Đọc tiếp

"Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa.

     Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít. Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn. Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em. Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra. Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt."

                                                       (Trích " Cô bé bán diêm ", An-đéc-xen)

a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

b. Tìm và cho biết tác dụng của thán từ, tình thái từ trong câu in đậm?

c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của 2 câu được gạch chân, cho biết chúng thuộc kiểu câu gì xét về cấu tạo?

d. Giải thích vì sao trong đoạn văn trên em bé không thể trở về nhà? Chi tiết đó gợi cho em suy nghĩ gì về nỗi bất hạnh của em bé?

e. Dựa vào tác phẩm “Cô bé bán diêm”, em hãy viết một đoạn văn theo mô hình tổng phân hợp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về những lần quẹt diêm và những mộng tưởng của cô bé bán diêm. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thán từ (Gạch chân và chú thích rõ)

0
  Xin chào tất cả mọi người và hoc24 ạ, chúc tất cả mọi người có một cái Tết thật hạnh phúc, ấm no bên gia đình và người thân ạ :3! *em k nhận gạch đá đầu năm mới đâu ạ =)))* Bây giờ đang là đêm Giao thừa, thời khắc chuyển giao năm mới, năm Nhâm Dần và năm Quý Mão. Chúc tất cả mọi người có một thời gian hạnh phúc bên gia đình mình, một tuổi mới dzui dzẻ, bình an. Hi vọng chúng ta có thể gạt...
Đọc tiếp

  Xin chào tất cả mọi người và hoc24 ạ, chúc tất cả mọi người có một cái Tết thật hạnh phúc, ấm no bên gia đình và người thân ạ :3! *em k nhận gạch đá đầu năm mới đâu ạ =)))*

 Bây giờ đang là đêm Giao thừa, thời khắc chuyển giao năm mới, năm Nhâm Dần và năm Quý Mão. Chúc tất cả mọi người có một thời gian hạnh phúc bên gia đình mình, một tuổi mới dzui dzẻ, bình an. Hi vọng chúng ta có thể gạt những bộn bề, lo âu của năm cũ sang một bên và đón một cái Tết mới, một mùa xuân mới, an khang thịnh vượng <3! Sau đây là phần giới thiệu (Nguồn: https://hotrovietluanvan.com/tieu-luan-tet-nguyen-dan-tai-viet-nam/):

 1.1 Từ nguyên

 Chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành. Hai chữ “Nguyên đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán” Tết Nguyên đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là “Xuân Tiết” hoặc “Nông lịch tân niên”, và vẫn là tết cổ truyền của họ mặc dù từ năm 1949 (bắt đầu thời kỳ Đại cách mạng văn hóa), Trung Quốc đã chính thức chuyển qua dùng dương lịch và chuyển qua gọi Tết dương lịch là Tết Nguyên đán. Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và vòng Văn hóa chữ Hán khác, mà có thể chênh lệch 1 ngày (như vào các năm 2007, 2030, 2053, Tết Việt Nam trước Tết Trung Quốc 1 ngày).

 1.2 Nguồn gốc ra đời

 Tết Nguyên Đán có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy.

 1.3 Quan niệm ngày tết

 Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.

 1.4 Một số phong tục về Tết

 Một số phong tục, chú ý phổ biến như: Trang trí, sắm tết; treo tranh Tết; trang trí mâm ngũ quả, hoa Tết,…; bàn thờ tổ tiên ngày Tết; Treo Quốc Kì;…

 1.5 Ông Táo về trời

 Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

 Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

 Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

 Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang.

 Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

 Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

 Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. (Tiểu Luận: Tết Nguyên Đán Tại Việt Nam)

 Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng.

 Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

 Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.

 Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người.

 Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

 Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

 Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.

 Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

 Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

 Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.

 Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12 giờ  trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì  sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

Thả cá chép

 1.6 Thăm mộ tổ tiên

 Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp con cái trong gia đình tề tựu đông đủ, tụ họp ở nghĩa địa đi thăm, sửa sang quét dọn mồ mả tổ tiên và những thân quyến quá cố, đem theo hương đèn, hoa quả để cúng, mời vong linh, hương hồn tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.

  Và vân vân mây mây các thứ khác nuz mà em không thể kể hết vì nó quá dài ;)))

 Cuối cùng xin chúc tất cả mọi người và hoc24 một năm mới vui vẻ, an khang thịnh vượng <33         

0
    Cuộc Đời Má Tôi - Chap 1 Khi sinh tôi má đã ngoài tứ tuần, Cuộc đời làm lụng gian khổ, sinh nhiều con nên giờ đây, so với những người khác cùng tuổi má, má tiều tụy hơn rất nhiều. Bệnh của má là bệnh “không vi trùng” chỉ do suy thoái mà thôi.Khi tôi học hết tiểu học cũng là lúc kinh tế gia đình kiệt quệ đến mức cùng cực, ba tôi phải bỏ lại vợ và đàn con ra đi, cố gắng làm...
Đọc tiếp

    Cuộc Đời Má Tôi - Chap 1

 

Khi sinh tôi má đã ngoài tứ tuần, Cuộc đời làm lụng gian khổ, sinh nhiều con nên giờ đây, so với những người khác cùng tuổi má, má tiều tụy hơn rất nhiều. Bệnh của má là bệnh “không vi trùng” chỉ do suy thoái mà thôi.

Khi tôi học hết tiểu học cũng là lúc kinh tế gia đình kiệt quệ đến mức cùng cực, ba tôi phải bỏ lại vợ và đàn con ra đi, cố gắng làm để nuôi sống cả gia đình, từ đó chẳng năm nào ba về cùng gia đình đón tết, nên từ lâu đối với má và mấy chị em tôi hình như không còn khái niệm tết. Tết đến nhà nhà đều sum hộp, ông bà con cháu tụ hội, đông vui, cũng là lúc ba tôi đang miệt mài làm việc, má và mấy chị em tôi chỉ còn biết cầu trời cho ba đang ở phương trời xa mạnh giỏi. Những ngày gia đình tôi hạnh phúc nhất có lẽ là những ngày ba tôi về, nhưng những ngày đầm ấm ấy thật ngắn ngủi! Ý thức được sự khó khăn của gia đình mình mấy chị em tôi đều cố gắng học thật giỏi. Thời gian trôi qua thật nhanh, mặc dù sống trong sự chật vật triền miên nhưng rồi các chị tôi cũng lần lượt vào đại học, gánh nặng đè lên đôi vai ba tôi đã nặng bây giờ lại càng nặng thêm. Vò võ chờ chồng đợi con đã hằng xâu lên đôi mắt cạn lệ của má!

 

4

hay đấy

22 tháng 7 2018

Bạn đang định hỏi bọn tớ cái gì vậy ?

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Những đứa con của Vê-rô-ni-caCô Ma-ga-rét Mắc-nây là cô giáo chủ nhiệm năm học lớp ba của tôi. Ngày đầu tiên đến lớp, cô đã làm cho chúng tôi bất ngờ vì phương pháp giảng dạy mới lạ. Cô mang theo một chậu cây sen đá, mà sau này chúng tôi đặt tên là Vê-rô-ni-ca. Đây là một loài cây có thể sinh ra nhiều cây con từ một thân cây mẹ. Cô giao ước với...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Những đứa con của Vê-rô-ni-ca

Cô Ma-ga-rét Mắc-nây là cô giáo chủ nhiệm năm học lớp ba của tôi. Ngày đầu tiên đến lớp, cô đã làm cho chúng tôi bất ngờ vì phương pháp giảng dạy mới lạ. Cô mang theo một chậu cây sen đá, mà sau này chúng tôi đặt tên là Vê-rô-ni-ca. Đây là một loài cây có thể sinh ra nhiều cây con từ một thân cây mẹ. Cô giao ước với chúng tôi, sau khi tổng kết điểm các môn học vào thứ sáu hằng tuần, bạn nào đạt điểm cao nhất sẽ được nhận một “đứa con” của Vê-rô-ni-ca.

Tất cả chúng tôi đều háo hức và cố gắng học thật tốt để nhận được một chậu cây con. Mãi đến gần giữa học kì hai, tôi mới nhận được phần thưởng này. Tôi mang thân cây nhỏ xíu ấy về nhà vô cùng tự hào vì mình là học sinh nam đầu tiên trong lớp nhận được cây sen đá này.

Đến cuối năm học, hầu như tất cả học sinh đều nhận được một “đứa con” của Vê-rô-ni-ca. Ngay cả Biu Ắc-cơ, một học sinh chậm phát triển trí tuệ, cũng đã cố gắng để nhận được phần thưởng này.

Năm tháng trôi qua, chúng tôi đã trưởng thành hơn. Hôm họp lớp, mọi người cùng im lặng hồi tưởng đến những kỉ niệm về cô Mắc-nây, về lớp ba ngày xưa, về những “đứa con” của Vê-rô-ni-ca. Và chúng tôi đã vô cùng xúc động khi nghe Biu Ắc-cơ nói:

- Trước đây, mọi người đều cho rằng tôi không thể học được vì trí óc tôi chậm phát triển. Thế nhưng, chính cô Mắc-nây là người đã thay đổi cuộc đời tôi. Mọi người biết không, khi tôi đem “đứa con” của Vê-rô-ni-ca về nhà, bố mẹ tôi xúc động đến rơi nước mắt. Đến bây giờ, tôi vẫn giữ lại các con của Vê-rô-ni-ca. Tôi luôn luôn muốn nói: “Cảm ơn cô – cô Mắc-nây kính yêu của con!”

      (Theo Thái Hiền)

Theo em, khi chúng ta luôn yêu thương và động viên khích lệ nhau thì cuộc sống sẽ như thế nào?

1
17 tháng 6 2019

Hướng dẫn giải:

- thì cuộc sống trở nên tươi đẹp, ý nghĩa hơn, mọi người dễ dàng cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách.

Đời này, ta còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần nữa?Có nhiều người ở xa quê, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một vài lần. Nhưng cũng có người sống gần bố mẹ ngay trong cùng một thành phố mà cũng chẳng có thời gian tới thăm bố mẹ được vài lần trong năm.Chúng ta có thực sự là bận đến mức không còn thời gian để dành cho bố mẹ mình hay không?Khi tôi hỏi một số người bạn:...
Đọc tiếp

Đời này, ta còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần nữa?

Có nhiều người ở xa quê, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một vài lần. Nhưng cũng có người sống gần bố mẹ ngay trong cùng một thành phố mà cũng chẳng có thời gian tới thăm bố mẹ được vài lần trong năm.

Chúng ta có thực sự là bận đến mức không còn thời gian để dành cho bố mẹ mình hay không?
Khi tôi hỏi một số người bạn: “Mỗi năm bạn về thăm bố mẹ được mấy lần?”.
“Hai, ba lần gì đó”. Hoặc: “ Cũng chẳng rõ nữa, nói chung không có thời gian để về”
Câu hỏi tiếp theo: “Bạn đã làm những gì để thể hiện tình yêu đó?”
“Ờ thì dịp lễ tết mua hoa, mua quà tặng, rồi về thăm, rồi chia sẻ, tâm sự, thi thoảng đỡ đần việc nhà, việc cửa… Có người thì chia sẻ thành thật: “Tôi ở xa nhà nên thường xuyên gửi tiền về, hỏi xem ông bà thích gì thì mình mua cho, rồi thuê ôsin để phục vụ, hàn huyên cho ông bà đỡ buồn”…

Một câu hỏi tiếp: “Bao nhiêu người hay tâm sự với bố mẹ, biết đến niềm đam mê, sở thích khi bé của ba mẹ, và thông cảm nếu họ chưa thực hiện được?”. Chỉ còn vài cánh tay sót lại.

Câu hỏi cuối cùng: “Bạn đã bao giờ ôm ba mẹ, và nói rằng con yêu bố mẹ, xin lỗi về những điều đã sai, và cảm ơn vì tất cả những gì họ đã làm cho bạn?”. Không còn cánh tay nào, tất cả đều im lặng. Chúng ta ai cũng đều yêu bố mẹ của mình nhưng để nói cho bố mẹ rằng con yêu bố mẹ thì dường như quá khó khăn.

Có phải như thế thật không, bạn có bận đến mức không thể giành thời gian để quan tâm, chăm sóc đến gia đình mình không?

Nơi đó, bố mẹ bạn vẫn đang chờ đấy! Hãy về khi còn có cơ hội, vì bạn đã may mắn hơn rất nhiều người rồi!
--------------------------------
#bài_học_cuộc_sống

Nguồn: sưu tầm

1
4 tháng 5 2019

hay

7 tháng 2 2016

Cảm ơn bạn và mình cũng chúc mọi người ở olm có một năm mới vui vẻ và có nhiều niềm hạnh phúc nhé

 Đọc các  đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Đoạn 1:.Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ không may mất sớm. Để  lại cho một ngôi nhà nhỏ cùng một cây khế. Thời gian thấm thoát trôi, hai anh em đều lấy vợ. Họ thấy không thể ở chung với nhau được nên đã chia gia tài. Người anh vốn dĩ rất tham lam đã chiếm hết tất cả chỉ chia cho người em một túp lều và mảnh vườn có cây khế ngọt. Nhưng người...
Đọc tiếp

 

Đọc các  đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đoạn 1:.Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ không may mất sớm. Để  lại cho một ngôi nhà nhỏ cùng một cây khế. Thời gian thấm thoát trôi, hai anh em đều lấy vợ. Họ thấy không thể ở chung với nhau được nên đã chia gia tài. Người anh vốn dĩ rất tham lam đã chiếm hết tất cả chỉ chia cho người em một túp lều và mảnh vườn có cây khế ngọt. Nhưng người em cũng không chút phàn nàn, mà chăm chỉ làm ăn.

Ăn một quả trả cục vàng

May túi ba gang, mang đi mà đựng

Người em nghe chim nói vậy thì thôi không khóc nữa và nghe theo lời chim, may đúng túi ba gang. Hôm sau, chim đến bảo người em ngồi lên lưng mình rồi đưa người em bay đi. Bay mãi, bay mãi qua biết bao nhiêu làng mạc, núi đồi, sông suối rồi đến một hoang đảo xa xôi. Chim hạ cánh bảo người em xuống lấy vàng bạc, châu báu mang về. Người em vô cùng kinh ngạc vì chưa bao giờ được nhìn thấy nhiều vàng bạc, châu báu như vậy. mãi ngắm nhìn, người em quên cả việc lấy vàng mang về, mãi đến khi chim giục, người em mới vội vàng lấy mỗi thứ một ít cho vào túi rồi lên lưng Phượng hoàng ra về. Chim thấy vậy bảo người em lấy thêm nhưng người em cũng không lấy vì sợ đường về xa chim sẽ bị mệt. Thế rồi người em cùng chim lên đường trở về nhà.

Từ đó, người em trở nên giàu có và mang tiền của chim chia cho những người nghèo khổ.

                                               (Trích “Cây khế”)

Câu 1, Cho biết truyện “Cây khế” thuộc thể loại nào? Đoạn văn trên kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 2..  Nêu nội dung đoạn truyện trên? Bức tranh minh họa cho chi tiết nào?

Câu 3. Tìm câu có sử dụng trạng ngữ  trong đoạn truyện trên và cho biết ý nghĩa trạng  ngữ đó?

Câu 4. Câu văn “Hôm sau, chim đến bảo người em ngồi lên lưng mình rồi đưa người em bay đi” được mở rộng những thành phần chính nào gì? Ghi lại thành phần đó?

Câu 5. Em  hiểu câu “Từ đó, người em trở nên giàu có và mang tiền của chim chia cho những người nghèo khổ’ muốn nhắn gửi thông điệp gì tới người đọc, người nghe?

0
Nghị luận quà tặng cuộc sống. Lập dàn ý. làm ơn cần gấpi sản của chaK hi còn trẻ, AI vừa là một nghệ sĩ vừa là thợ gốm. Anh từng có một gia đình thật hạnh phúc với người vợ thân yêu và hai cậu con trai. Một đêm nọ, con trai lớn của anh đau bụng dữ dội. AI và vợ cứ nghĩ đó là con đau bình thường của trẻ con nên không quan tâm nhiều cho lắm. Nhưng ngay đêm hôm ấy, cơn đau ruột...
Đọc tiếp

Nghị luận quà tặng cuộc sống. Lập dàn ý. làm ơn cần gấp

i sản của cha

K hi còn trẻ, AI vừa là một nghệ sĩ vừa là thợ gốm. Anh từng có một gia đình thật hạnh phúc với người vợ thân yêu và hai cậu con trai. Một đêm nọ, con trai lớn của anh đau bụng dữ dội. AI và vợ cứ nghĩ đó là con đau bình thường của trẻ con nên không quan tâm nhiều cho lắm. Nhưng ngay đêm hôm ấy, cơn đau ruột thừa cấp tính đã cướp của AI đứa con yêu quý.

Anh đau đớn vô cùng vì biết rằng mình đã có thể cứu con thoát khỏi cái chết nếu như anh quan tâm hơn một chút và sớm phát hiện ra những tình huống nguy hiểm đang xảy ra với con mình. Cảm giác có lỗi cứ đeo đắng anh làm tình trạng sức khỏe của anh ngày càng tồi tệ. Người vợ quá đau buồn nên đã ra đi bỏ lại anh với đứa con nhỏ sáu tuổi. Anh tìm đến cà phê và men rượu như trốn tránh nỗi đau thương mất mát. Rồi anh trở nên nghiện rượu. AI dần dần mất đi mọi thứ mà anh có: gia đình, bạn bè, người thân, công việc, và cả những tác phẩm nghệ thuật của mình. Một năm sau đó, AI đã chết cô độc trong căn phòng của mình.

Khi nghe tin AI mất, tôi cũng như tất cả mọi người khinh miệt những ai đã hủy hoại mạng sống của mình vì một sai lầm của bản thân. "Thật uổng phí một con người tài năng". Tôi thầm nghĩ.

Thời gian trôi qua, tôi bắt đầu nhìn lại những phán quyết của mình. Ernie, cậu con trai của AI giờ đã thành một chàng trai thành công trong cuộc sống, tận tình và dễ mến với tất cả những ai từng tiếp xúc với anh. Khi nhìn những cử chỉ yêu thương của Ernie với các con, tôi có cảm giác anh được kế thừa từ một ai đó.

Một ngày nọ khi tôi có cơ hội trò chuyện với Ernie, tôi hỏi: "Làm sao anh có thể trở thành một người cha tuyệt vời với các con mình như vậy, trong khi cha anh lại... ?"

Ernie im lặng một lúc rồi tâm sự: "Trong ký ức của tôi, từ khi còn nhỏ đến lúc cha tôi qua đời, hằng đêm cha luôn vào phòng, hôn tôi và nói: "Cha rất yêu con, con trai ạ!".

Nước mắt tôi cứ lưng tròng, tôi thật nông cạn khi phán tội Al. Anh đã không để lại tài sản gì cho con. Dù đón đau, dù tuyệt vọng vì lỗi lầm nhưng tình thương của anh dành cho con thật vĩ đại. Anh đã để lại cho con trai mình một di sản vô giá, di sản của tình thương yêu.

- Thu Thơm Theo Internet

1
20 tháng 9 2016

1. Giải thích: 
- Quà tặng bất ngờ cuả cuộc sống: những giá trị vật chất, tinh thần mà người khác trao cho mình; những cơ hội, may mắn bất ngờ do khách quan đem lại.
- Nội dung của câu nói: khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, không nên trông chờ vào người khác. Cuộc sống của mỗi người do chính mỗi chúng ta tạo nên.

2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Trong cuộc đời của mỗi người đôi khi sẽ nhận được quà tặng bất ngờ từ cuộc sống. Khi đó ta sẽ có may mắn được hưởng niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời. Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống đem lại cho con người, vấn đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào.
- Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng, cuộc sống là một trường tranh đấu, cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp. Muốn cuộc sống của chính mình tốt đẹp thì hãy tự mình làm nên cuộc sống. 
- Nhiều người khi nhận được quà tặng bất ngờ: có tâm lý chờ đợi, ỷ lại, thậm chí phung phí những quà tặng ấy. Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống.

3. Bài học nhận thức, hành động:
- Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ để làm nên những điều kỳ diệu cho cuộc sống của chính mình. 
- Phải thấy rằng, cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta.

20 tháng 9 2016

liệu đugns ko bk