K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2017

Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ông cha ta đã để lại biết bao nhiêu bài thơ bất hủ khẳng định được chủ quyền và nền độc lập của nhân dân ta. Chính vì thế mà bọn xâm lược có là ai đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn đoàn kết kiên cường chống lại chúng. Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.

Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.

 

Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? 
Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”

Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:

“Chương Dương cướp giáo giặc, 
Hàm Tử bắt quân thù. ”

   

Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.

Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở, 
Rành rành định phận tại sách trời. ”

Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.

Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:

“Thái bình nên gắng sức, 
Non nước ấy nghìn thu”

Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.

Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.

12 tháng 5 2021

nội dung : nói lên niềm tự hào của tác giả về nước VN ta thời đó ( nước Đại Việt)

12 tháng 5 2021

Nội dung: Niềm tự hào của tác giả về Đại Việt.

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu dưới:Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,Quân điếu phạt(*) trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu dưới:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt(*) trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có. (Trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi, bản dịch của Bùi Kỉ, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 17) Chú thích: (*) Điếu phạt: (điếu: thương, phạt: trừng trị) rút từ ý “Điếu dân phạt tội” nghĩa là thương dân, đánh kẻ có tội.  Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1.Văn bản đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những yếu tố nào?
2. Việc sử dụng những từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời nhằm khẳng định điều gì?
3. Từ việc đọc hiểu văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta hiện nay.

1
26 tháng 2 2022

1. Văn bản trên đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những yếu tố: văn hiến, danh giới lãnh thổ, phong tục, lịch sử, triều đại, hào kiệt.

2. Việc sử dụng những từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời nhằm khẳng định độc lập chủ quyền của nước Đại Việt là điều hiển nhiên, tự nhiên, vốn có, phù hợp với đạo lí, lẽ phải.

3. (HS tự viết đoạn văn đưa ra suy nghĩ, dẫn chứng để chứng minh thuyết phục người đọc)

30 tháng 4 2022

Chả nhẽ h ngta vt luôn 1 bài cho e r em sửa từ sửa ngữ em lm thành bài của em à ? 

30 tháng 4 2022

Kính gửi chị Tuệ Lâm Đỗ !

Em muốn nói là chị hiểu nhầm rồi , em ko có cố tình đang hai lần câu hỏi thưa chị . Chị tin hay ko thì tùy . Cuối cùng em muốn cảm ơn chị đã giúp em trả lời câu hỏi. Người viết Bích Phượng Mỹ!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.Núi, sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lậpCùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.Song hào kiệt đời nào cũng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi, sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.

Song hào kiệt đời nào cũng có.”

 

 

Câu 1: Em hãy nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tư tưởng Nho giáo, nhân nghĩa là gì? Từ đoạn trích trên, em hãy chỉ ra sự sáng tạo, mở rộng về quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

Câu 3: Để khẳng định Đại Việt là một quốc gia độc lập, có chủ quyền vững chắc, cây bút chính luận Nguyễn Trãi đã đưa ra những lí lẽ nào?

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.Núi, sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lậpCùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.Song hào kiệt đời nào cũng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi, sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.

Song hào kiệt đời nào cũng có.”

(Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi , Ngữ văn 8, Tập hai, tr.66 - NXB Giáo dục, 2006)

Câu 1: Em hãy nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tư tưởng Nho giáo, nhân nghĩa là gì? Từ đoạn trích trên, em hãy chỉ ra sự sáng tạo, mở rộng về quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

Câu 3: Để khẳng định Đại Việt là một quốc gia độc lập, có chủ quyền vững chắc, cây bút chính luận Nguyễn Trãi đã đưa ra những lí lẽ nào?

 

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

a. nhân nghĩa: (nhân: người, nghĩa: điều phải làm): lòng thương người và đối xử theo lẽ phải

   văn hiến: những truyền thống lâu đời và tốt đẹp

   điếu phạt (điếu: thương, phạt: trừng trị): vì thường dân mà trừng trị kẻ có tội

   hưng phế (hưng: sự nổi lên, phế: mất đi): sự phát triển và sụp đổ của các triều đại

b. Các từ Hán Việt giúp lời văn hàm súc, thêm phần trang trọng, làm tăng tính tôn nghiêm của một áng thiên cổ hùng văn

c. 

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” vô cùng cao đẹp.

Việt Nam luôn tự hào về nền văn hiến của dân tộc.

Dù ở bất cứ thời đại nào, dân tộc ta luôn có những hào kiệt đứng lên khởi nghĩa, đánh bại kẻ thù xâm lược.