K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5 2021

Câu 1: Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng)

Câu 2: Ở việc làm nhỏ đó

Câu 3:" Bữa cơm chỉ có vài... tươm tất"

Câu 4: Bác là con người giản dị ở nhiều mặt, mặc dù là một bậc lãnh tụ nhwung ở Người luôn toát lên sự thanh cao nhã nhặn hiếm thấy. Đó cũng chính là vẻ đẹp riêng của Hồ chủ tịch.

Câu 5:Ngày nay chúng ta nên xây dựng lối sống giản dị. vif dó là một đức tính quý báu và cần thiết của mỗi người, đặc biệt là đối với học sinh.

#Cừu

8 tháng 11 2021

Bài 3:

a. \(R=p\dfrac{l}{S}=1,1.10^{-6}\dfrac{30}{0,2.10^{-6}}=165\Omega\)

b. \(Q=UIt=220\left(\dfrac{220}{165}\right).15.60=254000\left(J\right)\)

 

8 tháng 11 2021

Bài 2:

a. \(R=\dfrac{U^2}{P}=\dfrac{220^2}{1000}=48,4\Omega\)

b. \(Q=UIt=220\left(\dfrac{220}{48,4}\right).4.3600=14400000\left(J\right)\)

c. \(Q'=Q.40=14400000.40=576000000\left(J\right)=120000\)kWh

\(\Rightarrow T=Q'.2100=120000.2100=252000000\left(dong\right)\)

9 tháng 5 2021

1. cuộc gặp gỡ khó quên

2. và cô ấy đặt bông hóa ấy trên ngôi mộ sạch sẽ

3. so s: mẹ như là đóa hoa hồng

nhân h: chị hoa đang nhảy múa dưới ánh mặt trời

 

9 tháng 5 2021

Câu 1: Nhan đề cho câu chuyện là '' Hãy làm điều gì đó trước khi quá muộn màng ''

Câu 2: Chi tiết " Người đàn ông...hai trăm dặm đường đi " để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất. Vì Cuộc đời rất ngắn ngủi. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà bạn quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng. Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả.

Câu 3: Con đường cong như tấm vải mềm mại. (Phép so sánh)

- Cô Bút Bi giúp tôi viết bài. (Phép nhân hóa)

11 tháng 12 2020

 

Các bn viết một bài văn tả căn phòng khách nhà em bằng tiếng anh nha

 

I live in a big city, and my house is not very big since there are only rich people who can afford to live in a spacious house. Every room in my house is just enough for our activities, so we do not have much space for the living room. However, we try our best to decorate it because it is where the whole family gathers after a long day staying outside. We lay down a thick rug on the floor, it both helps to decorate and keep the floor safe from the scratches. To save some space, we put the TV and the loud speakers on the wall. The Play Station, DVD player and other electronic devices are put in a small cabinet in the corner of the room, and we only take them out whenever we want to play something. In the middle of the room is a glass table, we put on the surface a bottle of fresh water and some cups so everyone can have a quick drink before leaving or after coming back to the house. Behind the table is a big white couch, and it can be considered as the biggest thing in the living room. My mother loves the pastel tone, so the walls are painted in cream color; and they all go very well with the couch. We do not have any window there, so we install an air conditioner to keep the atmosphere cool. We hang some pictures of landscape as well as painting on the walls to make the room livelier. There are also a pot of a small plant in the corner of the room, so we can get some fresh air from it. Every night, we would gather to watch TV or sing karaoke, and it is my favorite time of the day. Although the living room is no too big, our family will always have good times there together.

dịch

Tôi sống trong một thành phố lớn, và nhà của tôi không quá lớn bởi vì chỉ có những người giàu có mới có khả năng sống trong một căn nhà rộng rãi. Mỗi phòng trong nhà đều chỉ vừa đủ cho hoạt động của chúng tôi, vì thế nên chúng tôi không có nhiều diện tích cho căn phòng khách. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng để trang trí nó bởi vì đó là nơi cho cả gia đình tụ họp sau một ngày dài ở bên ngoài. Chúng tôi trải một tấm thảm dày trên mặt sàn, nó vừa giúp trang trí vừa bảo vệ sàn nhà khỏi những vết xước. Để tiết kiệm một ít diện tích, chúng tôi để TV và cặp loa lên tường. Máy chơi trò chơi, đầu đĩa và những thiết bị điện tử khác được để trong một chiếc tủ nhỏ đặt ở góc phòng, và chúng tôi chỉ lấy chúng ra khi nào chúng tôi muốn chơi gì đó. Ở giữa phòng là một chiếc bàn thuỷ tinh, chúng tôi để trên mặt bàn một bình nước lọc và một vài chiếc ly để mọi người có thể uống nước nhanh chóng trước khi rời khỏi hay khi vừa về đến nhà. Phía sau chiếc bàn là một bộ ghế sô pha lớn màu trắng, và nó có thể được xem là thứ lớn nhất trong phòng khách. Mẹ tôi thích những tông màu nhạt, vậy nên tường nhà được sơn màu kem, và nó đi rất hài hoà với bộ sô pha. Chúng tôi không có cái cửa sổ nào ở đó, vậy nên chúng tôi đã lắp máy điều hoà nhiệt độ để giữ không khí mát mẻ. Chúng tôi cũng treo một vài bức tranh phong cảnh cũng như tranh vẽ trên tường để làm căn phòng trông sống động hơn. Trong góc phòng cũng có một chậu cây cảnh nhỏ để chúng tôi có thể có được một chút không khí trong lành từ nó. Mỗi buổi tối, chúng tôi sẽ tụ họp lại để xem TV hoặc hát karaoke; và đó là khoảng thời gian yêu thích nhất của tôi trong ngày. Mặc dù phòng khách không quá lớn, gia đình chúng tôi luôn có những khoảng thời gian tốt đẹp ở đó.

11 tháng 12 2020

chỉ có thể tham khảo thôi bạn:

1.Our house has many rooms but perhaps the most beautiful is the living room. It is located on the ground floor, with access to doors, kitchen and dining room. My father likes the light color so he paints it blue. On the walls, there are two glass windows as a result the room is always full of light. This is probably the largest room in the house and quite convenient. The floor is covered with a soft purple velvet rug. In the center of the room is a beige sofa, sitting on it feels very soft. Next to it is the glass shelf to contain TV. I put on it a lot of teddy and a flower vase to decorate. The left corner of the room is a wooden cabinet, with many drawers. The largest drawer is the place my father storage wine, there are many types of wine such as claret, vodka, .... In other drawers, mother puts many books, photos, certificate of merit and have a desktop phone, all are arranged neatly. At the ceiling there is a colorful chandelier, it is often turned on the holidays, celebrations, ... On the wall, I hang a lot of artwork to decorate the room. In the corner of the room, this is also the place where I love best because there is a small aquarium. Mother bought so many colorful fishes such as sailfish, carp, ... Every day, I supply them with food so they look so chubby. All members in our family love this room so much, we keep it always clean and neat. In the future, it will definitely be furbished more, becomes more comfortable to welcome the members back home after a stressful day.

2.I am a student, live alone in a small apartment on the 12th floor of a residential area.To me, a beautiful living room is also a bedroom and a dining room. I paint the room pink color so it looks pretty young and warm. Right next to the door of the room, I have put a clothes hook to hang umbrellas, coat and bags. In the middle of the room is a soft brown sofa,it is also a temporary bed for me. There I put a big bear, which is my dear friend, shares with me the sadness or happiness and even loneliness when I feel homesick. In the left corner is a wooden bookcase. There are a lot of my favorite books, divided into several categories, neatly stacked on the compartment. Next to it is a furnace, which helped me dispel the cold of the icy winter days. On the walls I hung up many family photos, it makes me feel like I am at home, dispelling my nostalgia. Every day I go to school all the time, not until the afternoon do I come back home. After a tense and exhausted return from work, sit on the living room sofa, how wonderful it feels! On free days, I usually sit by the window, sip coffee and watch the city light up. At the moments I feel my soul so peaceful

23 tháng 12 2017

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

23 tháng 12 2017

Sau Nhật kí trong tù, những năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc là thời kì Hồ Chí Minh làm nhiều thơ hơn cả. Từ những bài thơ kháng chiến của Người toát lên tình cảm thiết tha đối với thiên nhiên đất nước mình, tinh thần trách nhiệm lớn lao của vị lãnh tụ đang chèo chống con thuyền kháng chiến, toát lên phong thái ung dung, lạc quan của một con người luôn vững tin ở tương lai. Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh còn trở thành người bạn trhi kỉ. để mỗi có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suôí mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn. Thế nhưng khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Bác, ta vẫn thấy hiên lên một bức tranh thiên nhiên đẹp.Bài thơ cho em hiuể rõ hơn về bác, đó là một con người ko chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà (1947) Cảnh khuya được sáng tác vào năm 1947 – năm đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ chỉ huy kháng chiến đóng ở chiến khu Việt Bắc. Như nơi hội tụ của nhiều vẻ đẹp khác nhau, Cảnh khuya thể hiện sinh động quan điểm thẩm mĩ, nhân sinh cao đẹp, phong cách nghệ thuật độc đáo của một chiến sĩ cách mạng vĩ đại đồng thời là một nhà thơ lớn. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Một vẻ đẹp vừa đậm màu sắc dân gian vừa trang nghiêm cổ kính từ những câu chữ bình dị mà hàm súc. Cảnh này có hình vật, có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ, huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ, tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác Hồ khiến ta nhớ lại Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi: Côn Sơn có suối nước trong Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm Nguyễn Trãi ví tiếng suối như tiếng đàn, Bác ví tiếng suối với tiếng hát. Nguyễn Trãi tả nước suối trong, còn Bác nghe tiếng suối trong. Người cảm nhận âm thanh chứ không tả cảnh vật, tả màu sắc. Trong đêm khuya thanh vắng giữa chốn núi rừng, dễ nghe tiếng hát trong trẻo của tiếng suối xa. Ngay câu mở đầu, Cảnh khuyađã đưa người đọc vào thế giới thiên nhiên hiền hòa với cảm giác gắn bó. Câu thứ hai của bài thơ thật giàu giá trị tạo hình, như một bức tranh phong cảnh đẹp, có tầng lớp. Nhìn lên: vầng trăng cao lồng cổ thụ – nét họa có tính trang nghiêm, cổ điển. Nhìn thấp xuống: bóng trăng và bóng cây cổ thụ lại in lồng trong hoa, trong những cây lá ở dưới – nét bút nhỏ, tinh tế. Câu thơ vẽ ra một không gian ba tầng với những mảng màu đen trắng lồng gắn lẫn nhau. Bởi tâm hồn Bác tinh tế, giàu chất thơ, mắt Bác quen nhìn các sự vật, các hiện tượng trong mối quan hệ tự nhiên, biện chứng của chúng nên Người phát hiện ra những vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên. Trong thơ, Bác không hay tả nhiều nhưng cảnh vật hiện lên rất cụ thể, sinh động và phong phú. Đặc biệt, không chỉ riêng trong trường hợp này, có nhiều khi một câu thơ của Người lại bao gồm nhiều sự vật trong mối quan hệ chặt chẽ. Chẳng hạn, quan hệ quấn quýt, lồng gắn vào nhau: Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân (Núi ấp ôm mây, mây ấp núi) (Mới ra tù, tập leo núi) Tử hà, bạch tuyết bão thanh san (Ráng đào, tuyết trắng ấp non lam) (Trông Thiên Sơn) Chẳng hạn, quan hệ tiếp nối theo thế chuyển động: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên (Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân) (Rằm tháng giêng) Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo (Đi thuyền trên sông Đáy) Trở lại với Cảnh khuya. Hai câu đầu đã dẫn người đọc vào một thế giới thiên nhiên huyền ảo, trong trẻo. Truyền thống “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc” của phương Đông, vẻ cô đúc cổ điển của thơ Đường được phát huy qua một tâm hồn nghệ sĩ lớn. Sau hai câu dựng cảnh, tạo âm, câu thứ ba vừa như khắc đậm, gói lại phần trên, vừa như mở chuyển cho phần kết: Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ Cảnh đẹp tựa tranh vẽ thế kia, người làm sao nhắm mắt được! Người thao thức vì cảnh chăng, vì sao người chưa ngủ được? Thật bất ngờ, Cảnh khuya kết thúc: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Thì ra cái nguyên nhân chủ yếu khiến “người chưa ngủ” không phải là “cảnh khuya như vẽ” – câu thứ ba chưa phải chứa đựng mối quan hệ nhân quả chính – mà là “nỗi nước nhà”. Câu chuyển này được chia thành hai vế: “Cảnh khuya như vẽ” là lời tổng kết cho phần trên, còn “người chưa ngủ” là bản lề giữa hai phần của bài thơ, là kết quả từ hai phía nguyên nhân. Ba chữ đó nêu lên cái thực tế nhìn được để mở sâu vào cái hiện thực tâm trạng: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Trong loại thơ tứ tuyệt lâu nay, ít có bài nào lại kết thúc tựa một lời giải thích, cắt nghĩa thẳng, rõ như vậy. Phải chăng đó cũng là cái độc đáo của Bác – cái độc đáo của nghệ thuật bắt nguồn từ sự lớn lao của tâm hồn. Nghệ thuật ấy vô cùng chân thực, giản dị, đi thẳng vào lòng người nên cũng là nghệ thuật cao quí, tinh vi nhất. Nghệ thuật ấy không ép mình trong câu chữ, không lệ thuộc vào thủ pháp mà bộc bạch tự nhiên nỗi lòng mình nên cũng rung động sâu xa người. Đang miêu tả cảnh vật thiên nhiên, câu thứ tư kéo về biểu hiện chiều sâu tâm trạng. Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn bởi Bác Hồ ta luôn canh cánh một nỗi lo lớn vì đất nước, bởi vì Người ít khi có giấc ngủ trọn vẹn khi nước nhà chưa được độc lập, tự do. Trong tù, Người không ngủ được “Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành”. “Đêm không ngủ” vì nỗi nhớ “Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ”… Và lúc này, khi cả non sông đang bị kẻ thù trở lại giày xéo và cuộc chiến đấu mới bước vào những ngày đầu tiên gian khổ, vị Tư lệnh Hồ Chí Minh cũng hiếm những đêm nghỉ ngơi thanh thản. Hải Như từng viết “Cả cuộc đời Bác ngủ có yên đâu”. Chúng ta càng hiểu nỗi không yên này khi nhớ rằng bài Cảnh khuya được sáng tác vào năm 1947 – trong thời kì đầu vận nước đứng trước cơn thử thách gian nan lớn. Giữa rừng trăng khuya vì lo việc nước mà Người bắt gặp vẻ đẹp mĩ lệ của thiên nhiên đất nước; ngược lại nỗi lo việc nước nhà không hề ngăn cản sự thưởng thức cảnh đẹp, lắng nghe tiếng rừng, tiếng suối của Người. Cảnh khuya đã nêu lên một mẫu mực về sự thống nhất cao độ, tự nhiên giữa lòng yêu thiên nhiên với tình yêu nước của người chiến sĩ- nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Với Bác, yêu thiên nhiên cũng là yêu nước vì vầng trăng sáng, cây cỏ ấy, núi sông này là một phần yêu quí của thiên nhiên đất nước. Tình yêu nước bao la, ý chí chiến đấu vì nhân dân, Tổ quốc khiến Người nhìn thiên nhiên đất nước thêm giàu thêm đẹp và ngược lại, lòng yêu mến cảnh vật thiên nhiên đất nước là một động cơ thúc đẩy Người thêm lo “nỗi nước nhà”. Từ đó, dẫn đến sự thống nhất một cách tất yếu giữa tình cảm đối với thiên nhiên và trách nhiệm lịch sử – xã hội, một vẻ đẹp độc đáo của con người cách mạng ở thời đại mới. Bài thơ tên đề Cảnh khuya nhưng lại nặng “nỗi nước nhà”, rất đậm tình. Chính cái tình đó tăng thêm không khí thâm trầm, man mác của cảnh và làm nên sức ngân vang dẫu lời thơ đã tận. Chúng ta càng hiểu vì sao ngay lúc mở đầu Cảnh khuya không họa vật, vẽ cảnh mà tạo âm – “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” ngân lên như khúc dạo đầu. Trong đêm khuya thanh vắng chốn núi rừng Việt Bắc, cái dễ khiến “người chưa ngủ” cảm nhận và rung động trước tiên là tiếng suối – âm thanh duy nhất trong không gian huyền ảo. Tiếng gọi của “nỗi nước nhà” luôn thao thức ở lòng Người đã bắt gặp tiếng suối trong như tiếng hát của rừng núi thiên nhiên và hai âm thanh đó hòa hợp, ngân dài, vang sâu suốt cả bài thơ. Rõ ràng là nhân sinh quan cách mạng đã làm đẹp tình yêu của người chiến sĩ. Cảnh khuya đâu chỉ có chuyện cảnh mà chính là chuyện người. Bài thơ giúp ta khẳng định thêm đặc điểm thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh. Thiên nhiên ấy là biểu hiện đặc biệt của một tầm nhìn, một quan niệm triết lí, nhân sinh tiến bộ và những cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp.

31 tháng 7 2017

Nhắc đến Hồ Chí Minh, dân tộc tao tự hào vì có một vị lãnh tụ kiệt xuất. Người có một tâm hồn trong sáng, một lối sống thanh cao, một cuộc đời vĩ đại nhưng lại hết sức bình dị. Không chỉ là nhà cách mạng lỗi lạc, Bác còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Chưa một lần Bác nhận mình là một nhà thơ, cũng không có ý lập sự nghiệp thơ nhưng tài năng và tâm hồn của người nghệ sĩ đã tạo nên các tác phẩm muôn đời. Với Bác, thiên nhiên là người bạn tri kỷ, qua bức tranh núi rừng Việt Bắc vào đêm trăng sáng, ta cảm nhận được những rung động, những tình cảm, sự hài hoà lý tưởng của thiên nhiên trong bài thơ "Cảnh khuya":

"Tiếng hát trong như tỉếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Cảnh vật chan hoà với cảnh vật, cảnh vật chan hoà với lòng người. Mở đầu bài thơ là khung cảnh nửa hư nửa thực của tiếng suối: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa". Tiếng suối trong trẻo, thi vị thế mà lại"như tiếng hát xa" quả là lung linh huyền ảo. Tiếng suối chảy như vừa xa, vừa gần, vừa tạo ra cái động lại vừa khắc hoạ cái tính của cảnh đêm khuya. Để vang vọng tiếng suối hư ảo thì đây phải là một đêm khuya tĩnh lặng không có bất cứ một tiếng động hay âm thanh nào khác ngoài tiếng suối chảy. Nhưng Bác nghe tháy tiếng suối không chỉ bằng đôi tai mà là sự cảm nhân hết sức tinh tế những rung động nhẹ nhàng bằng cả tâm hồn thi sĩ, hoà nhập hồn mình vào nhịp sống của thiên nhiên chứ không đơn giản thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.

Cảnh khuya mà người đang thức không chỉ có tiếng suối mà còn có sự xuất hiện của ánh trăng và hoa "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Ánh trăng tràn đầy trong thơ Bác như hiện ra một khung cảnh trước mắt: Cây cổ thụ to ôm trọn những cánh hoa rừng mộc mạc, tất cả chan hoà dưới ánh trăng bao trùm khắp mặt đất. Trăng, suối, và hoa trong tâm hồn Bác thật dịu dàng và mềm mại, cây cổ thụ lại tượng trưng cho sự mạnh mẽ, các hình ảnh tương phản đó hoà lại cùng nhau tạo nên bức tranh tuyệt đẹp của núi rừng Việt Bắc. Tiếng suối nghe văng vẳng xa xa mà lại gần gũi gắn bó với Người. Hai chữ "lồng" trong câu thứ hai khiến cảnh vật không còn tách riêng mà hoà quyện vào nhau tạo nên khung cảnh vừa hư vừa thực, vừa động vừa tĩnh của đêm khuya.

Hai câu thơ là phong cách "lấy cảnh ngụ tình" trong không gian lung linh cảnh vật nên thơ tươi sáng bộc lộ sâu thẳm tâm hồn thi sĩ của Bác, dường như ta cảm nhận được sự vĩnh cửu của ánh trăng, của cảnh vật trong không gian mênh mông, trong sụ im lặng mênh mang và dịu hiền của ánh trăng.

Là tri kỷ trăng theo Người khắp nơi, suốt cuộc đời, ngay cả khi bị giam trong tù Bác vẫn đến với trăng thật nghệ sĩ.

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Trong "Cảnh khuya" trăng cũng đến với Bác vào đêm không ngủ được vì nỗi lo sự nghiệp nước nhà.

" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Hai câu thơ tưởng như đã tả xong cảnh, thực chất cảnh ấy hiện lên qua cảm xúc riêng của Người trong đêm khuya. Bác đang có tâm trạng bởi nỗi buồn lo cho đất nước chính vì thế mà Bác chưa ngủ. Từ "chưa ngủ" lặp lại hai lần gợi cho ta cảm giác xao xuyến, sâu lắng, đó là nỗi băn khoăn của một người vĩ đại là lòng yêu nước thương dân lớn lao của người chiến sĩ cách mạng mang trong mình sứ mệnh cao cả.

Người thức không phải vì gặp cảnh đẹp mà vì nỗi lo làm Người thao thức mới chợt bắt gặp cảnh đẹp và tâm hồn, dũng khí chợt rực sáng trên những dòng thơ, vẽ ra sự nhuần nhuyễn hài hoà giữa cảnh và tình, giữa con ngưòi chiến sĩ và thi sĩ trong tâm hồn Bác. Trong tâm hồn ấy, yêu nước và yêu thiên nhiên là tình cảm đã quyện chặt với nhau không thể tách rời, đây cũng chính là lí do khiến Ngưòi không thể không thao thức.

Bài thơ bình dị mà sâu sắc, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Việt Bắc bằng đôi tai mà cảm nhận được bằng tâm hồn của mình, cảm phục trước tấm lòng yêu nước thương dân trước tình cảm của Bác dành cho thiên nhiên, cho dân tộc. Động lại trong lòng mỗi người niềm yêu kính với trái tim vĩ đại, với vị cha già của dân tộc Việt Nam

31 tháng 7 2017
Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái”trọng nam khinh nữ”Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam.
25 tháng 2 2020

Câu 3 : Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.

Câu 9 :

I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về ngôi trường mà em miêu tả.

Trường học là nơi ươm mầm cho các em học sinh những thế hệ tương lai của đất nước, trường học có thầy cô truyền đạt kiến thức và những người bạn thân thiết. Đối với em ngôi trường tiểu học gắn bó với nhiều kỉ niệm, quãng thời gian tươi đẹp nhất khi cắp sách đến trường.

II. Thân bài

Miêu tả chung về ngôi trường

- Trường em nằm ở một khu đất rộng.

- Ngôi trường mới xây vì vậy rất khang trang và hiện đại.

- Xung quanh trường bao phủ hàng cây xanh mát rượi.

Miêu tả chi tiết về ngôi trường

- Khu giảng dạy

+ Gồm có 3 tầng.

+ Khu giảng dạy có 12 phòng chia thành 4 khối thay phiên nhau học buổi sáng và buổi chiều.

+ Trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng viết, quạt.

+ Cửa sổ và cửa ra vào đều được làm bằng kính,.

- Khu thư viện

+ Nằm ở bên phải khu giảng dạy.

+ Thư viện có 1 phòng lớn có gần 1000 đầu sách khác nhau.

+ Trang bị máy tính phục vụ học sinh giáo viên.

- Khu thực hành

+ Nằm ở bên trái khu giảng dạy.

+ Phục vụ các thí nghiệm các môn Toán, Lý, Hóa....

- Khu nhà xe

+ Nằm ở phía sau khu giảng dạy.

+ Nơi để xe của các học sinh và giáo viên trong trường.

+ Có bác bảo vệ trông coi và giữ gìn trật tự.

- Sân trường

+ Trồng nhiều cây cối trong đó có các cây bóng mát như cây phượng, cây bàng...

+ Giữa sân trường là cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

+ Có bồn hoa trồng nhiều loại hoa khác nhau.

- Hoạt động con người

+ Phía trước cổng trường là bác bảo vệ làm nhiệm vụ canh gác.

+ Học sinh đang chăm chú nghe giảng và làm bài tập.

+ Giáo viên đang giảng bài trên lớp, tiếng giảng bài đều đều.

+ Lác đác một số học sinh đang ôn bài trên ghế đá cho tiết kiểm tra sắp đến.

III. Kết bài: Nêu một số cảm nhận về ngôi trường của em.

Ai cũng từng có một ngôi trường gắn bó, đối với em ngôi trường tiểu học có nhiều kỉ niệm nhất, những bước chân chập chững đầu tiên vào cấp 1 đã được thầy cô dìu dắt giúp em trưởng thành hơn. Em rất yêu và mãi nhớ về ngôi trường đầu đời.

Bài viết:

Trường của em mang tên một vị anh hùng dân tộc – Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. Ngôi trường này đã gán bó với em trong nhiều năm qua, đây là nơi em có nhiều kỉ niệm nhất.

Trường được xây dựng trên một khu đất rộng ở trung tâm phường. Từ xa, em đã nhìn thấy dãy nhà đồ sộ thấp thoáng dưới hàng cây xanh.

Tấm biển trường màu xanh đặt trên hai đầu trụ cổng chính, cổng trường rộng, hai cánh cửa bằng sắt màu xanh lam bóng loáng. Bên trong cổng trường là phòng trực của đội cờ đỏ. Phòng trực như một cái lán gỗ nhưng rất xinh xắn, mái ngói đỏ tươi, thấp thoáng dưới tán cây me đầu ngõ. Sân trường được tráng xi măng, có "đường hiệu bộ" đi vào sân và vào các dãy phòng học. Dọc theo "đường hiệu bộ" này là các khóm hoa luôn rập rờn, rập rờn trong vòm lá xanh non. Ớ phía bên phải văn phòng là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió sớm. Trước cột cờ này, trên mảnh sân này, mỗi sáng thứ hai chúng em làm lễ chào cờ. 

Mỗi lần chào cờ như thế, em luôn hình dung hình ảnh của đoàn quân Việt Nam đang hùng dũng tiến bước quân hành ra mặt trận, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Bao quanh sân trường, nơi em có nhiều kí ức ấy là ba dãy nhà đứng thành hình chữ u. Dãy nhà cao nhất hướng ra cổng. Đó là dãy nhà hai tầng gồm mười sáu phòng học, tường quét vôi màu xanh nhạt, cửa lớn sơn màu xanh lam, cửa sổ là những ô cửa kính lấp loáng, sáng trong. Dãy nhà bên phải là thư viện, phòng y tế, phòng truyền thông và phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng nào cũng được trang trí mang tính thẩm mĩ và khoa học. Dãy nhà bên trái gồm tám phòng học nổi bật với tường vôi mới sơn, mái ngói đỏ tươi, cửa lớp làm bằng gỗ xoan đào nổi vân như lụa.

Bên trong các trường học đều được trang trí đẹp mắt. Bảng đen bóng loáng, bàn ghế thẳng tắp thơm mùi gỗ mới. Trên tường những lẵng hoa nhiều màu sắc rực rỡ, rực rỡ như màu áo của các cô thiếu nữ. Nhìn bao quát xuống lớp học là ảnh Bác Hồ. Bác mỉm cười với chúng em. Mỗi lần nhìn ảnh Bác, em lại nhớ làu làu lời Bác dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời dặn dò của Bác trong thư em luôn ghi nhớ, nó thúc giục chúng em thi đua rèn đức luyện tài". Thi đua học tập tốt để tiếp nối bàn tay xây dựng quê hương. 

Rồi đây, từ mái trường thân yêu này, những cánh chim non sẽ bay cao, bay xa, bay đến mọi miền của Tổ quốc. Dù có đi đâu hay về dâu thì chúng em cũng không quên ngôi trường tiểu học này, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc, trang bị tri thức mỗi ngày. Em yêu nơi ấy biết nhường nào!

25 tháng 2 2020

câu 3: Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh sơn màu phong thủy hữu tình. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Đây là vùng đất vô cùng đẹp mà bất cứ chúng ta ai cũng muốn được đặt chân đến.

câu 9: 1. Mở bài: Giới thiệu về trường tiểu học Nguyễn Lương Bằng và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.

2. Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.

  • Vẻ đẹp của ngôi trường (khang trang, rộng lớn…)
  • Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…
  • Tên trường mang tên phó chủ tịch nước
  • Tượng đài bác Nguyễn Lương Bằng trang nghiêm.

Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.

  • Ngày đầu tiên tới trường (bỡ ngỡ, rụt rè…)
  • Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)
  • Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…

Công dụng của ngôi trường:

  • Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
  • Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.
  • Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..

3. Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.

hok tốt/skr

20 tháng 11 2016

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

· Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

· Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

· Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

· Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

· Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

· Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

· Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

· Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

· Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

· Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

16 tháng 11 2016
 

 

2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.5. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.4. Em tán thành với cả 2 ý kiến Vì Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.
16 tháng 5 2022

đổi ; 1m2dm=1,2 m

đừng chéo thứ 2 là:

      48x2:1,2 =80 (m)

16 tháng 5 2022

Thiếu bài 2

21 tháng 2 2018

Mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại bồi hồi, háo hức đón một cái Tết cổ truyền nữa của dân tộc. Hầu như nhà nào cũng tất bật chuẩn bị, sắm sửa đầy đủ cho một cái Tết sum vầy. Không khí ngày Tết tràn ngập khắp nơi nơi. Ngoài phố, ta thấy những cành hoa đào, hoa mai rực rỡ cả một góc trời. Trong bữa cơm gia đình đã xuất hiện thêm dưa hành, giò chả. Trên bếp lửa hồng, nồi bánh chưng đang sôi sùng sục. Mâm ngũ quả đẹp mắt đã được bày trên bàn thờ. Cả gia đình cùng nhau dọn dẹp đón năm mới. Nhưng dù có bận rộn thế nào đi chăng nữa, cũng không một ai quên mất việc đi chợ hoa, chọn những bông hoa tươi nhất, đẹp nhất để trang trí, bày biện, làm đẹp và góp phần giúp không khí Tết thêm rộn ràng. Chợ hoa thì có thể ngày nào cũng có, mùng một hay mười rằm dù có tấp nập hơn nhưng vẫn không thể nào đặc biệt bằng chợ hoa ngày Tết. Có lẽ sự khác nhau lớn nhất đó chính là không khí của mùa xuân, của ngày Tết làm cho chợ hoa cũng thêm phần tươi vui và rực rỡ lạ thường.

21 tháng 2 2018

Khung cảnh chợ quê ngày Tết cũng khác hẳn mọi người, đông đúc và đa sắc màu như một bức tranh tuyệt đẹp hiện lên giữa quê nghèo. Người người chen chân nhau đi mua sắm, kẻ bán người mua vui cười hớn hở. Họ không kì kèo, mặc cả om sòm như mọi ngày, vì ai cũng muốn có những giây phút cuối cùng của năm cũ bình yên và nhẹ nhàng, an lòng nhau nhất.

Lúc trước đi chợ với mẹ, thấy mấy cô bán thịt, bán cá lớn tiếng lắm nhưng hôm nay nhìn họ ngoan ngoãn như “đứa trẻ con” được cho quà.

Hai bên con đường dẫn vào chợ là những nụ hoa đang chúm chím với đầy đủ màu sắc rợp cả một vùng. Những cánh đào màu hồng phớt nhẹ còn vương vài giọt sương mai tinh khiết khoe sắc trong nắng sớm ban mai của mùa xuân. E ấp hơn là những nụ tầm xuân khép mình lặng lẽ. Em thích nhất là được chọn hoa với mẹ, hít hà hương vị của từng loại hoa thật dễ chịu. Mọi người háo hức chọn cho mình những cành hoa tư

ơi thắm và rực rỡ nhất để bày biện trên bàn thờ ông bà tổ tiên. Ở chợ Tết vùng quê không nhiều hoa như ở thành phố, nhưng với người dân quê như thế này là quá sung túc, đủ đầy cho một năm mới sắp đến.

Những đứa trẻ con áo mới tinh tươm, nụ cười giòn vang khiến cho mùa xuân ấm áp và an lành hơn. Thực ra bọn trẻ con đi chợ Tết cuối năm cũng chỉ để xem người ta mua bán, xem không khí tết ùa về trên ngõ, xem những chiếc xe ô tô lớn chở đầy hoa đào.

Mùa xuân ùa về rộn rã trong những gian hàng bán bánh kẹo, năm nào cũng vậy, em thường giành phần chọn mua bánh kẹo. Những chiếc kẹo lấp lánh màu sắc, nằm ngoan ngoãn trong chiếc hộp nhỏ xinh khiến đứa trẻ háu ăn thèm thuồng. Và phiên chợ Tết mẹ cũng “hào phóng” hơn khi em đòi mua gì mẹ cũng cho.

Chợ Tết quê em đông đúc đến tận trưa mới vãn, ai cũng chất đầy túi những thứ cần thiết để đón năm mới. Ở gian hàng bán gia cầm dường như đông vui hơn vì có thêm âm thanh vui nhộn của những chú gà, vịt, ngan. Ngày Tết mọi người cũng phóng khoáng hơn trong việc mua sắm, mẹ em cũng mua rất nhiều thứ, và em thì cứ hí hửng theo sau xách đồ cho mẹ.

Ngày Tết đã về trên vùng quê nghèo miền Trung quanh năm vất vả nhưng chợ Tết cuối năm là dịp để mọi người trút bỏ nỗi lo, háo hức chuẩn bị đón một năm mới đến. Cho đến bây giờ, vào năm nào cũng vậy, em cứ chờ đến phiên chợ Tết để cảm nhận sự chuyển động của đất trời.