Viết đoạn văn phân tích điểm khác nhau giữa 2 TH truyện
Giữa hai tình huống:
-Vì dế chọi gia đình Thành phải chịu khổ
-Nhờ tìm được dế chọi hay mà gia đình Thành thay đổi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý nghĩa tư tưởng đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”
- Được sống là đáng quý, nhưng sống đúng là mình, sống trọn vẹn nhưng giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn
- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý
- Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách, vươn tới giá trị tinh thần cao
Tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lý của Phùng –nghệ sĩ săn tìm cái đẹp bên bờ biển, ở tòa án huyện
- Người nghệ sĩ phát hiện ra hiện thực trớ trêu, nghịch cảnh, chiếc thuyền đẹp như ngư phủ lại bước ra một người đàn bà xấu xí, cam chịu, lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như cách giải tỏa
- Nghịch lý người đàn bà hàng chài van xin được sống với người chồng vũ phu. Câu chuyện về cuộc đời đã giúp cho nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu “ngộ” ra những chân lí, sâu sắc về cuộc sống
Ý nghĩa:
- Tư tưởng nghệ thuật: bên ngoài và bản chất đôi khi đối lập. Không phải lúc nào cái đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, cần nhìn đa chiều
+ Người nghệ sĩ cần gần gũi với cuộc đời, cần rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật
+ Nghệ sĩ không nhìn về cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, biết trăn trở về con người
- Giá trị hiện thực: cuộc sống nghèo đói, tăm tối dẫn tới nạn bạo lực gia đình. Cần bảo vệ quyền sống của con người.
+ Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số phận đau khổ tủi nhục của người lao động nghèo trong xã hội. Lên án, đấu tranh cái xấu, cái ác.
Tham khảo
Hai tình huống đảo ngược trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Henri
Mở bài:
Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động.
Thân bài:Tình huống đảo ngược trước tiên diễn ra với nhân vật Giôn – xi. Hoàn cảnh túng thiếu lại ốm nặng, cô luôn tự nói với mình rằng cô sẽ không sống lâu nữa và khi cây thường xuân rụng hết lá cô cũng chết.Thấy thân cây chỉ còn vài chiếc lá Giôn-xi và Xiu đều nghĩ rằng ngày mai sẽ chẳng còn chiếc lá nào bám trên cành cây nữa. Vì vậy, Xiu cũng đã vô cùng tuyệt vọng. Cô không còn gì để khuyên Giôn-xi trước thái độ quả quyết của cô ấy. Nếu ai đọc cũng đều nghĩ cứ cố chấp như vậy Giôn-xi sẽ chết. Nhưng cũng vào đúng cái lúc người đọc tin rằng lá thường xuân rụng hết thì một tình huống bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán
Lần thứ nhất, Ơ hen-ri viết: “Nhưng ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và bao cơn gió phũ phàng…”. “Vẫn còn một chiếc là thường xuân bám trên bức tường gạch”. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu. Giôn-xi nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, và khẳng định: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách. Lại một ngày, một đêm mưa gió trôi qua.Sáng hôm sau, Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên.
Lần thứ hai, cả người trong truyện và người đọc đều vô cùng bất ngờ và sửng sốt vì chiếc lá thường xuân vẫn còn trụ lại trên cành. Chiếc lá đã chiến thắng được thời tiết, tạo ra thay đổi trong suy nghĩ của Giôn-xi. Cuối cùng, cô ấy đã nhận ra sự bi quan của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu một mạng người ,không còn chán đời như trước và có thêm khát vọng sống .Cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho thấy rằng em đã ích kỉ như thế nào .Ngày sau khi làm lại cuộc đời ,Giôn-xi bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em hi vọng sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Vậy là Giôn-xi đã từ cõi chết trở về sự sống
Sự đảo ngược tình huống còn diễn ra đối với cụ Bơ-men. Khác Giôn-xi, lâu nay, cụ vẫn khỏe mạnh. Thế mà, thật bất ngờ, hai ngày sau khi Giôn-xi hồi sinh, cụ lại ra đi cũng bởi căn bệnh viêm phổi. Bơ-men chết, người ta mới hiểu hết tấm lòng cao thượng của người nghệ sĩ đã thất bại trong đường đời.
Thì ra ngay trong khi làm mẫu cho Xiu, cụ Bơ-men đã có một quyết định sâu sắc .Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Để thực hiện giải pháp tình thế ấy, cụ Bơ men đã bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Có lẽ cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của đời mình. Điều mà cụ Bơ-men quan tâm lúc đó là làm thế nào để Giôn-xi thôi không bị ám ảnh bởi cái chết của Giôn-xi giúp cô tiếp tục vươn lên giữa cuộc đời. Giôn-xi đã thức tỉnh nhờ nhận ra sức sống mãnh liệt của chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men.
Kết bài:Cụ Bơ-men chính là đại diên của sự cao thượng, đại diện cho tấm lòng thương người, đức hi sinh cao cả. Truyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng chỉ là một bức vẽ nhưng nó đem lại niềm tin vào sự sống cho một con người. Hiệu quả mà nó thì vô cùng lớn lao. Vì vậy nó thành kiệt tác.
Câu 1 Tình huống truyện là sự kiện, là hoàn cảnh, tình thế đặc biệt của câu chuyện. Đó là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn, những điều “bất thường” éo le, nghịch lý trong cuộc sống thường ngày của nhân vật.
Cốt truyện là một trật tự được xây dựng theo cấu trúc của các sự kiện xảy ra trong tác phẩm
Câu 2 (THAM KHẢO) về ẩn dụ:
– Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.
Ví dụ:
Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
– Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.
Ví dụ:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
– Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.
Ví dụ:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .
Ví dụ: Trời nắng giòn tan. => Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật.
Câu 2 về hoán dụ:
– Chỉ lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
Ví dụ:
Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.
– Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.
Ví dụ:
Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngạc nhiên.
– Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật.
Ví dụ:
Này, cô bé áo vàng kia !
– Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.
Ví dụ:
Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi.
- Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.
tham khao
“Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm nổi tiếng dành cho thiếu nhi. Nổi bật trong truyện là Dế Mèn được nhà văn Tô Hoài khắc họa vô cùng chân thực và sinh động.
Dế Mèn chỉ vì thói kiêu căng, ngạo mạn của mình đã khiến cho Dế Choắt - người bạn hàng xóm yếu ớt phải chết oan uổng. Mở đầu đoạn trích, nhà văn đã khắc họa đặc điểm ngoại hình của Dế Mèn. Chàng ta hiện lên với một thân hình cường tráng, khỏe mạnh. Với đôi càng mẫm bóng, chiếc cánh ngày xưa chỉ như chiếc áo ghi lê ngắn tủn tới ngang mông thì nay dài như một chiếc áo khoác choàng ngoài. Cái đầu to nổi lên từng tảng trông rất oai vệ. Hàm răng đen nhánh sắc nhọn nhai cỏ cứ “ngoàm ngoạp” như một chiếc máy sản xuất, nên Dế Mèn càng lớn nhanh. Những bước đi bách bộ, cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Chốc chốc dế ta lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Dế Mèn kiêu căng nghĩ mình là nhất nê dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mắng chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… Có thể thấy rằng nhà văn Tô Hoài đã vô cùng tinh tế trong việc nhân vật Dế Mèn.
Nhưng một tình huống xảy ra khiến cho Dế Mèn không còn kiêu căng, ngạo mạn nữa. Dế Choắt - người bạn hàng xóm thường vị Dế Mèn giễu cợt vì vẻ ngoài ốm yếu còi cọc, quanh năm mắc bệnh hen suyễn động tí là thở dốc, mệt mỏi. Người Dế Choắt dài lêu nghêu như một người nghiện ma túy, trông thật xấu xí vô cùng. Nếu Dế Choắt luôn tôn trọng, thậm chí coi Dế Mèn là bậc đàn anh. Thì Dế Mèn lại thiếu tình thương sự cảm thông với bạn mình. Dế Choắt nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà, để phòng lúc hoạn nạn có chỗ thoát thân. Nhưng Dế Mèn lại lên giọng giễu cợt bạn rồi bỏ về. Một hôm, Dế Choắt và Dế Mèn đứng trước cửa hang của mình nhìn thấy chị Cốc đang tìm tôm tép kiếm ăn. Dế Mèn nổi hứng muốn chọc tức chị Cốc mặc Dế Choắt can ngăn. Cuối cùng, Dế Choắt phải chịu tội thay Dế Mèn, bị chị Cốc mổ cho đến chết. Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn kinh hãi nhưng cũng không dám ra cứu. Chờ tới lúc nghe ngóng tiếng bước chân chị Cốc đi xa rồi mới dám mò sang hang Dế Choắt xem tình hình thì thấy Dế Choắt nằm thoi thóp sắp chết rồi. Chỉ lúc này, Dế Mèn mới ân hận, nhận ra được sai lầm của mình.
Với đoạn trích này, nhà văn muốn gửi gắm cho các bạn nhỏ một lời khuyên sâu sắc: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình”.
* Văn học lãng mạn qua Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân:
- Tình huống gặp gỡ đầy éo le, mâu thuẫn giữa người tử tù và viên quản ngục. Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có với nhiều ý nghĩa và nét đẹp
- Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao phù hợp với lí tưởng, sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả
* Văn học hiện thực phê phán
Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
- Xoáy sâu vào hiện tại, ghi lại chân thực những cái đồi bại, lố lăng, vô đạo đức của xã hội tư sản lúc bấy giờ.
+ Mâu thuẫn trào phúng nằm ngay trong nhan đề, thể hiện sự mỉa mai, hài hướng và đau xót, đám con cháu hạnh phúc trước cái chết của cụ cố vì chúng chờ đợi quá lâu để được hưởng thụ gia sản
Giải chi tiết:
1/ Đặt vấn đề:
- Dẫn dắt, nêu ý kiến.
- Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm:
+ Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi kháng chiến Việt Nam. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” [in năm 1948]- một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.
+ Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc.
- Hai tác phẩm đều có tình huống truyện đặc sắc, đúng như nhận định trên.
2/ Giải quyết vấn đề:
2.1/ Giải thích ý kiến:
- Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.
- Ý kiến đã nêu rõ vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm:
+ Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ.
+ Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.
2.2/ Phân tình tình huống truyện trong 2 tác phẩm:
a/ Tình huống truyện "Làng" của Kim Lân:
* Tình huống truyện:
- Ông Hai - một người nông dân yêu làng, gắn bó với làng phải đi tản cư xa, bỗng nghe tin làng Chợ Dầu mà ông rất mực yêu mến, tự hào đã theo Tây.
- Đây là tình huống tâm lí bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách.
+ Bất ngờ: rất yêu và tự hào về làng mình, ông Hai đột ngột nghe tin làng lập tề.
+ Gay cấn: tin đó được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu nói ra.
+ Căng thẳng, cao trào, có ý nghĩa thử thách: đặt nhân vật vào xung đột giằng xé giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân.
* Ý nghĩa của tình huống truyện:
- Giúp bộc lộ, khẳng định tình yêu làng của ông Hai - thể hiện rõ qua diễn biến tâm trạng nhân vật:
+ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc: Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi, xấu hổ rồi cúi mặt mà đi, về nhà, ông nằm vật ra giường, tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được, ông khóc, lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian...
+ Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin, ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
- Qua đó, Kim Lân muốn biểu dương tinh thần yêu nước, thủy chung, một lòng tin tưởng Cách mạng cũng như vẻ đẹp chất phác, hồn hậu của người nông dân Việt Nam.
b/ Tình huống truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng:
* Tình huống truyện:
- Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.
- Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí bởi vết thẹo làm mặt ông Sáu biến dạng, bé Thu không nhận ra cha. Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn.
* Ý nghĩa của tình huống truyện:
- Bộc lộ tính cách của các nhân vật:
+ Bé Thu: một cô bé cá tính, bướng bỉnh, ương ngạnh song rất mực thương cha.
+ Ông Sáu: một người cha hiền từ, yêu con rất mực.
- Làm nổi bật tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong chiến tranh: phân tích nỗi đau khổ của anh Sáu khi con gái không nhận ra mình, không chịu nhận mình và cảnh chia tay đầy nước mắt của 2 cha con.
- Thông qua tình huống, nhà văn đã ngầm lên tiếng tố cáo tội ác của chiến tranh, đồng thời ngợi ca tình cha con, tình cảm gia đình - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
3/ Đánh giá chung:
- Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. Như vậy, tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm và tính cách của nhân vật. Đồng thời, việc xây dựng tình huống thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.
- Cả 2 tác phẩm đều chứa đựng những tình cảm nhân văn, có sức lay động lòng người.
Tình huống đối lập xoay quanh nhân vật thành