hãy viết bài văn:Trong cuộc sống cũng cần có giọt nước mắt
(nhanh nhé)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý:
1. Giải thích
- “Giọt nước mắt”: là một trong những biểu hiện của trạng thái cảm xúc, thể hiện sự xúc động cao độ.
- “Cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt”: khẳng định vai trò, sự cần thiết của “giọt nước mắt” trong cuộc sống.
2 Bàn luận: Vì sao “nước mắt” lại cần thiết trong cuộc sống?
- Nước mắt thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, làm cho cuộc sống nhân ái và tốt đẹp hơn.
- Nước mắt là một hình thức cần thiết để giải tỏa nỗi niềm, giúp con người vơi đi những buồn đau để lấy lại năng lượng trong cuộc sống.
- Nước mắt đâu phải là sự yếu mền. Có những giọt nước mắt thể hiện ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm trước mọi khó khăn, thử thách. Nước mắt cũng như mưa, sau cơn mưa trời sẽ sáng, sau nước mắt là kiên cường.
- Giọt nước mắt của sự ân hận, ăn năn, có tác dụng thức tỉnh, giúp ta dũng cảm đối diện với những sai lầm của chính mình để ngày càng hoàn thiện hơn.
- Giọt nước mắt còn là sự xúc động chân thành trước những vui sướng và niềm hạnh phúc mà ta có được trong cuộc sống. Giọt nước mắt ấy cho ta niềm tin, tình yêu với cuộc sống mà ta đang có.
3 .Bài học nhận thức và hành động
- Cần trân trọng và bồi đắp những xúc cảm chân thành trong cuộc sống để tâm hồn mỗi người không trở thành một cỗ máy khô cằn, chai sạn trong guồng quay của cuộc sống hiện đại.
- “Nước mắt” cần đi liền với lí trí sáng suốt để tránh tình thương bị lợi dụng.- Không chỉ biết “khóc” mà chúng ta cũng cần phải can đảm “hành động” để vượt qua những mất mát, khổ đau và những thử thách trong cuộc sống
Con người khi chào đời đã cất tiếng khóc để từ đó hành trình tồn tại của bạn trên cõi đời là hành trình tràn đầy cảm xúc. Se luôn có những gam màu sáng tối, hòa quyện vào nhau tạo nên một “giai điệu” của môi một tâm hồn con người. Những giọt nước mắt còn ẩn chứa những thông điệp từ sâu thẳm tâm hồn mà đôi lúc con người không thể nói – diễn đạt cụ thể bằng ngôn ngữ. Vì thế có người đã nói rằng: Cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt.
Giọt nước mắt là một trong những biểu hiện của trạng thái cảm xúc, thể hiện sự xúc động cao độ. Cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt như một sự khẳng định vai trò, sự cần thiết của giọt nước mắt trong cuộc sống.
Diễn viên Charles Spencer Chaplin đã từng biết đến với thông điệp: Tôi thích đi dưới mưa, để không một ai có thể biết rằng tôi đang khóc. Một câu nói tuyệt vời, nhưng đối với tôi câu nói này gợi lên nhiều câu hỏi: Có bao giờ bạn không cho phép mình khóc; hay không để cho người khác nhìn thấy mình khóc chỉ vì cho rằng khóc là chứng tỏ mình yếu đuối bất lực, và khóc thì chẳng làm được gì hay thay đổi được gì cả? Những giọt nước mắt được xem như một trong những cơ chế giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Như vậy ta có thể thấy rằng: Giọt nước mắt không chỉ biểu hiện cảm xúc con người, mà đó còn ấn chứa bên trong những thông điệp.
Nước mắt thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, làm cho cuộc sống nhân ái và tốt đẹp hơn. Nước mắt là một hình thức cần thiết để giải tỏa nôi niềm, giúp con người vơi đi những buồn đau để lấy lại năng lượng trong cuộc sống. Người ta bảo cười là vui, cười là hạnh phúc, cười tươi làm cuộc sống vui vẻ hơn, có ý nghĩa hơn. Nhưng đôi khi, những giọt nước mắt cũng là một minh chứng cho những hạnh phúc tột độ, những cảm xúc sung sướng không diễn tả thành lời. Một người mẹ không cầm được những giọt lệ khi lần đầu tiên bế trên tay đứa con mới chào đời, nhìn con bé nhỏ trong tay, đôi môi, ánh mắt, cái mũi xinh xắn khiến lòng mẹ như vỡ òa. Mẹ cám ơn con, cám ơn đời đã đưa con đến bên mẹ, thiên sứ của cuộc đời mẹ. Cha – người trụ cột trong gia đình, không bao giờ cho phép bản thân yếu đuối để bảo vệ vợ và con, rồi cũng không thể không rơi lệ khi bé con chập chững bập bẹ hai tiếng: bố ơi! Ôi nghe sao mà ngọt dịu, mà thân thương quá… Rồi khi con lớn khôn, con cũng se buông những giọt nước mắt hạnh phúc, khi con đạt được một thành tích mà mình đã trải qua bao gian nan rèn luyện, những tối muộn ôn bài. Con ôm choàng lấy mẹ, lấy bố, nức nở vì con đã thành công!
Tham khảo:
Từ khi sinh ra và lớn lên, ai trong chúng ta đều mang trong mình lòng trắc ẩn. Người hay nói lòng trắc ẩn hoặc là sự thương cảm. Chúng ta sẽ cảm giác được nỗi đau, đau nỗi đau của người khấc. thương cảm, xót xa cho số phận, cho những hoàn cảnh khó khăn. Lòng trắc ẩn sẽ giúp người với người gần nhau hơn. Cuộc sống dù có hiện đại, có phát triển đến đâu thì sự thương cảm với mọi người vẫn là quan trọng nhất. Chúng ta vẫn còn nhớ câu nói " Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình người." Đối ngược với lòng trắc ẩn, sự thương cảm đó là vô tam. Con người chúng ta đang càng ngày càng vô tâm, vô cảm, thờ ơ với những con người xung quanh mình. Nếu chúng ta thấy một người gặp nạn, hay gặp khó khăn chúng ta không những không giúp mà còn chỉ trích hay hôi của đó là những hành động không hề đẹp một chút nào. Vậy nên chúng ta nên giáo dục, dạy dỗ trẻ nhỏ về lòng trắc ẩn và đồng thời cũng lên tiếng khi có những hành động thờ ơ, vô cảm.
1. Giải thích:
- Giọt nước: chỉ những gì nhỏ bé, đơn lẻ, những con người riêng lẻ.
- Biển cả: dạng vật chất tồn tại với mức độ lớn; chỉ sự mênh mông, cộng đồng xã hội.
- Không cạn: Nói lên sức mạnh vô song khi ở trong mối liên kết với cộng đồng.
=> Câu nói của Đức Phật: hàm chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa một con người với muôn triệu con người. Cũng mang ý nghĩa đó, tục ngữ Việt Nam có câu:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
2 . Phân tích - chứng minh :
Ý 1: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”
- Giọt nước: nhỏ bé, đại dương: bao la bát ngát. Giọt nước dễ tan biến, đại dương: tồn tại mãi mãi. Chỉ khi nào hòa vào các dòng nước, làm nên sông suối, biển cả mênh mông, chúng mới có thể hiện hữu.
- Trong quan hệ xã hội, giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại. Không có cá nhân thì không có tập thể, tập thể chỉ tồn tại khi các cá nhân có quan hệ gắn kết. Cá nhân gắn bó với tập thể thì sức mạnh được nhân lên và tồn tại vững bền.
- Một trường học được tạo nên bởi nhiều thầy cô và học sinh. Khu dân cư được hình thành từ nhiều hộ gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. Chỉ mỗi phần tử cá nhân không thể làm nên một gia đình.
Ý 2: Cá nhân rất cần đến tập thể
- Cá nhân chỉ là cá thể nhỏ bé với nhiều giới hạn, nếu sống biệt lập thì không thể tồn tại lâu được. Cá nhân không thể nào sống tách rời tập thể.
° Trong gia đình, con cái cần đến cha mẹ ông bà, anh chị em cần sự giúp đỡ nhau. Ra ngoài xã hội, cá nhân cần sự giúp đỡ, quan tâm của bạn bè và những người khác. Người nông dân muốn duy trì sản xuất cần đến những kĩ sư khoa học, những nhà doanh nghiệp.
° Do hoàn cảnh xô đẩy, Rô-bin-xơn, vợ chồng Mai An Tiêm phải sống một mình giữa hoang đảo, nhưng họ luôn khao khát trở về đất liền, về xã hội. Họ đã thực hiện được điều đó và họ đã tồn tại.
- Tập thể mang đến cho cá nhân cho con người những niềm vui, sự chia sẻ. Con người khi gặp thử thách, gian truân thì được sự giúp đỡ; lúc cô đơn, sầu muộn sẽ được an ủi, động viên.
° Những Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh là nơi tập hợp những thành viên. Đó còn là những tổ chức tương trợ nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
° Các tổ hòa giải ở các khu phố đã cứu biết bao gia đình khỏi tan vỡ…
+ Cá nhân chỉ có sức mạnh khi hòa hợp, gắn bó với tập thể. Tập thể tạo môi trường cho cá nhân hoạt động và bộc lộ khả năng.
° Trường học không chỉ là nơi để học sinh học tập, rèn luyện mà còn là nơi họ có thể thi thố, thể hiện năng lực học tập của chính mình.
° Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc thắng lợi được nhờ sức mạnh của cả dân tộc, trong đó mọi cá nhân đều góp mặt bằng sức mạnh riêng, khả năng riêng.
Ý 3: Có phải lúc nào cá nhân cũng cần đến tập thể?
- Nếu cá nhân chỉ dựa vào người khác mà không có ý thức tự vươn lên thì không thể trưởng thành được.
Con cái lúc nào cũng cậy vào cha mẹ thì lớn lên không thể tạo sự nghiệp cho mình.
- Sự khẳng định, nỗ lực của cá nhân vẫn là điều quan trọng.
Những gian nan thử thách trong cuộc sống luôn đến bất ngờ, lúc đó ta không có sẵn người để giúp đỡ, an ủi thì ta tự chọn cho mình hướng giải quyết riêng.
3. Đánh giá - mở rộng:
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: Lời dạy của đức Phật sẽ không bao giờ bị vùi lấp nếu nó nằm trong tâm niệm của một người, một thế hệ và của nhiều người. nhiều thế hệ.
- Phê phán lối sống trái ngược:
+ Những con người, cá nhân nào sống biệt lập, không cần đến những người khác thì sớm hay muộn cũng sẽ gặp thất bại và sẽ bị đào thải.
+ Sống trong tập thể, nếu cá nhân không có sự rộng lượng và hăng hái, không có trách nhiệm cho tập thể thì cũng không có đủ sức mạnh, sự tự tin để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để đi đến thành công.
- Mở rộng: Một giọt nước nếu ở riêng lẻ thì sẽ nhanh chóng cạn khô và không mang lại lợi ích gì. Nếu nó hòa vào biển cả thì khác. Con người nếu sống một mình thì sẽ không có ai giúp sức, dễ dàng bị quật đổ. Nếu biết đồng lòng, đoàn kết thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng và cuộc sống sẽ không bao giờ kết thúc.
4. Bài học nhận thức, hành động:
* Nhận thức:
- Sống trong cộng đồng xã hội, ta không thể tách rời mà không hòa nhập, không có trách nhiệm với cộng đồng. Mỗi cá nhân đều tiềm tàng những sức mạnh riêng. Hãy mang sức mạnh đó cống hiến cho tập thể, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa sự tồn tại của mình.
* Hành động:
- Sống trong tập thể, phải có sự quan tâm đến những khó khăn của anh em; phải biết đồng cảm, xót xa cho những số phận không may mắn. Phải biết sống với và cho người thì cuộc sống mới thành công, mới có ý nghĩa.
- Cá nhân nào thì tập thể ấy, vì thế, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện mình để tạo nên tập thể mạnh: “Mỗi người khỏe mạnh thì tạo nên cả dân tộc đều khỏe mạnh” (Hồ Chí Minh).
Bạn tham khảo nhé :
Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy vẫn được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.
Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.
Chúc bạn học tốt !
dựa vào đây cậu viết một đoạn văn ngắn nhé
hế là đợt thi học kì II, đã kết thúc. Bài vở giờ đây đã trả nó về với chính mình: luôn dành những phút suy nghĩ về cuộc sống. Đạp xe giữa phố xá đông vui, tấp nập,nó lại nhớ tới câu nói sáng nay của cô giáo:“Cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt” . Đúng vậy, sau những lần thất bại nó đều đóng cửa phòng khóc một trận cho nước mắt trôi đi mang theo tất cả những nỗi buồn, những thất vọng…Sau đó lại mở cửa ra nhìn tới những điệu tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng cho con người bởi nó biết rằng “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Đặng Thùy Trâm). Vì thế những giọt nước mắt trong cuộc sống giúp nó mạnh mẽ hơn để bướctới thành công. Đang đạp xe giữa phố, bỗng màn hình tivi của một nhà bên đường đập vào mắt nó, đó là cảnh một em bémới chào đời đang khóc trong vòng tay ấm áp của mẹ. Ba mẹ của em đang nở trên môi những nụ cười hạnh phúc. Có lẽ họ vui vì có một thiên thần nhỏ để ôm ấp, chăm sóc.Và kìa, một bác quét rác mắt đỏ hoe đang rưng rưng, trên tay là kết quả thi Tốt nghiệp của cậu con trai. À ra bác mừng quá phát khóc khicon đỗ tốt nghiệp loại giỏi. Gương mặt gầy xương và những giọt nước mắt của bác bỗng khiến lòng tôi xao xuyến, khóe mắt bỗng cay cay và hình như đang muốn rơi xuống, nó mừng thay cho bác khi cậu con trai đã không phụ công mười tám năm trời bác nuôi nấng. Và chợt nó nhận ra trong cuộc sống, những giọt nước mắt đâu chỉ rơi khi ta buồn mà còn cả những lúc sung sướng đấy chứ.Vâng! đã có lúc nó khóc vì bị điểm kém, bị mẹ mắng. Cũng có khi nó thấy giọt nươc mắt chia li với tiếng khóc nấc nghẹn ngào lưuluyến của những tà áo trắng mỗi mùa phượng nở, ve kêu; hay những gọt nước mắt thất bai của những tuyển thủ trong mùa WorldCup. Nhưng đó chỉ là những giọt nươc mắt buồn, và hiểu rằng nước mắt chỉ rơi khi ta buồn thì chưa đủ. Khóc đâu chỉ biểu hiện trang thái cảm xúc buồn mà còn cho thấy niềm vui, hạnh phúc của con người. Bởi thế, trong cuộc sống rất cần những giọt nước mắt để thay lời bao điều không thể nói ra thành lời hay bao điều không thể nói hết bằng lời, và từ đó khiến người gần người hơn. Tiếng khóc như chiếc cầu nối nhịp yêu thương của muôn triệu trái tim: khi đứa bé chào đời mang hạnh phúc cho ba mẹ em, khi bác quét rác khóc cũng khiến những người xung quanh nhận được niềm sung sướng ấy nên niềm vui được nhân lên, khi ta khóc vì những chuyện buồn thì sẽ có giọt nước mắt đồng cảm của bao người xung quanh khiến bạn ấm lòng hơn…Vậy nên tiếng khóc rất cần trong cuộc sống để sưởi ấm trai tim và để kết nối trái tim!
Thế là đợt thi học kì II, đã kết thúc. Bài vở giờ đây đã trả nó về với chính mình: luôn dành những phút suy nghĩ về cuộc sống. Đạp xe giữa phố xá đông vui, tấp nập,nó lại nhớ tới câu nói sáng nay của cô giáo: “Cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt” .
Đúng vậy, sau những lần thất bại nó đều đóng cửa phòng khóc một trận cho nước mắt trôi đi mang theo tất cả những nỗi buồn, những thất vọng…Sau đó lại mở cửa ra nhìn tới những điệu tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng cho con người bởi nó biết rằng “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Đặng Thùy Trâm). Vì thế những giọt nước mắt trong cuộc sống giúp nó mạnh mẽ hơn để bước tới thành công.
Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng , ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước. Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội. Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước. Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ. Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nồng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc. Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học,đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết. Bài làm 2: Tuổi trẻ và tương lai đất nước ( văn nghị luận ) 2 21:37 - 09/04/2014 IiI Ngốc Tinh Nghịch IiI Chưa có chủ đề Người Việt nam thường nói: “tre già măng mọc”, “con hơn cha là nhà có phúc”. Vấn đề truyền thống là mạch ngầm trong lòng dân tộc, là sức sống diệu kì trong hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Cha ông ta trao cho con cháu ngọn lửa thiêng liêng của nền văn hóa, văn hiến và hơn ai hết tuổi trẻ của thế hệ hôm nay phải có sứ mệnh thắp sáng hơn, đưa ngọn lửa thiêng liêng ấy đến đài vinh quang trong tương lai. Thời kì nào cũng vậy, dân tộc nào cũng vậy, tuổi trẻ là nguồn tài nguyên vô giá và là nhân vật chính tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ quốc, cho dân tộc. Tuổi trẻ là thế hệ măng đã sắp thành tre, là những con người đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận thức vị trí của mình trong cuộc đời đối với chính mình và xã hội. Tuổi trẻ của đất nước hôm nay là , là bạn, là những anh chị hơn mình tuổi tác đang có mặt trong các giảng đường Đại học, Cao đẳng, đang hoạt động bằng tâm huyết của mình để cống hiến nhiều nhất sức trẻ với sự đam mê, hăng say, nhiệt tình bốc lửa. Nhiệm vụ của tuổi trẻ thời nào cũng có những mục đích rất cụ thể. Thời kì chống Pháp, chống Mĩ, hàng triệu thanh niên đã ngã xuống, đem lại độc lập, tự do cho đất nước. Giờ đây, hàng triệu Thanh niên Việt Nam cần phải thấm nhuần lời dạy của Bác là phải: “Học tập tốt, lao động tốt”. Hơn bao giờ hết chúng ta cần suy ngẫm tới những lời nói vàng ngọc xuất phát tự đáy lòng của Bác trong “Thư gửi học sinh Việt Nam” nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm Châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”. Ngay những ngày đầu mở nước, Bác đã quan tâm diệt giặc ***. Bác coi loại giặc này còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Với kinh nghiệm từng trãi, với việc chứng kiến nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới Bác đã hiểu rằng: “Một dân tộc dốt nát, dân trí thấp thì trước sau cũng chỉ là nô lệ cho thế lực bên ngoài”. Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói tới việc học hành. Tuy nhiên, có người coi chuyện học hành như một việc khổ sai. Việc học là sự thúc ép của cha mẹ, của thầy cô. Việc học không tự giác đã dẫn tới lười biếng, cẩu thả. Chính mình tự đầu độc mình bằng…học. Người ta coi học tập là ngày hội, thì một số người coi học tập là nỗi nhọc nhằn phải chịu đựng. Kiến thức các bộ môn cứ y như cỏ rơm mà con người phải nhai lại vậy. Có người coi chuyện học tập, chuyện thi cử chỉ là hình thức. Bởi họ cần bằng cấp không cần kiến thức. Có bằng cấp họ lại được “sắp”, “xếp” vào những vị trí như mong muốn của bản thân, thậm chí theo như ý của các ông bố, bà mẹ. Vị trí của họ sớm đã được xác định nên dẫn tới một bộ phận thanh niên không đem hết tài sức để phấn đấu. Thật nguy hại cho lối học cơ hội này bởi lối học đó sẽ tạo nên những nhân cách cơ hội, phương cách làm giàu “kiểu chụp dật may rủi” chúng chẳng những không đưa nước ta sánh vai với các cường quốc mà ngược lại chúng làm dân tộc ta tụt hậu, lụn bại… Thời đại của tri thức, của khoa học công nghệ. Ai nắm được tri thức công nghệ, người ấy sẽ nắm chiếc đũa thần để tạo bước đi thần diệu cho đất nước. Nhiệm vụ của tuổi trẻ phải có chiếc đũa thần ấy. Bất cứ ai ở tuổi ăn học, phải tạo mọi điều kiện, tiếp cận với tri thức. Chỉ có tri thức dồi dào, đạo đức nhân tâm trong sáng, khát vọng sống, lao động cống hiến mãnh liệt trong tầng lớp tuổi trẻ thì tương lai của dân tộc mới sáng lạn, lấp lánh hào quang. Tuổi trẻ Việt Nam không phải không có nhân tài. Nhưng tất cả tuổi trẻ Việt Nam phải biết hóa thân cho “dáng hình xứ sở”. Mọi người phải là anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân ngày nào. “Đoàn vệ quốc quân một ngày ra đi Nào có sá chi đâu ngày trở về Ra đi ra đi bảo tồn sông núi…” Chúng ta phải học tập với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Phải coi chuyện học tập hằng ngày của chúng ta là những chiến công. Nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thanh niên ta hiện nay cần phải lập những Điện Biên Phủ mới để đưa đất nước bước vào kỉ nguyên huy hoàng, ấm no, hạnh phúc… “Thành công là do 99% tài năng và 1% may mắn”. Tôi, bạn và những người lắng nghe dòng tâm sự này hãy cố gắng nỗ lực hết mình để Việt Nam mãi trường tồn với thời thời gian,vĩnh cửu trên thế giới. Bài làm 3: Nghị luận Tuổi trẻ và tương lai đất nước Trong thư gởi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời nhắn nhủ của Bác một lần nữa càng giúp ta thấm thía hơn vai trò, trách nhiệm của thế hệ với tương lai đất nước. "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Vâng, tuổi trẻ là chặng đời con người có thể có những đóng góp lớn lao nhất cho xã hội. Vì sao vậy? Bởi lẽ, tuổi trẻ là tuổi sung sức nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuổi trẻ là tuổi ôm ấp bao ước mơ, hoài bão. Tuổi trẻ là tuổi năng động và sáng tạo. Tuổi trẻ cũng là tuổi có sức bật mạnh hơn hết thảy. Với tất cả những phẩm chất tinh tuý ấy, không bàn cãi gì nữa, thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân của đất nước, sẽ là nguồn động lực hàng đầu trong công cuộc xây dựng một đất nước phát triển và giàu mạnh. Song, để có thể sống và đóng góp một cách trọn vẹn, viên mãn nhất cho đất nước, tuổi trẻ cũng cần chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để tiến vào tương lai, đảm đương vai trò, sứ mệnh thiêng liêng của mình. Tuổi trẻ ấy không ai khác chính là chúng ta, thế hệ học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy, chúng ta phải chuẩn bị những gì cho hàng trang đi vào tương lai? Thiết nghĩ, trước hết chúng ta phải là những con người có đọc dức tốt, có nhân cách cao đẹp. Đồng thời, phải không ngừng nỗ lực để nâng cao tri thức, hiểu biết, trí tuệ nhằm đem tài năng của mình phục vụ cho Tổ quốc. Nghĩa là, mỗi người phải phần đấu để trở thành con người toàn diện, vừa có đức, vừa có tài. Lời Bác dạy vẫn còn đó: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Con đường tiếp cận tri thức của nhân loại là cả một hành trình không mệt mỏi, không có chỗ dừng. Để có thể thực sự trở thành những chủ nhân vững vàng của đất nước tương lai, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, nắm bắt một cách đầy đủ những kiến thức cơ bản để có thể tiến xa hơn trên con đường khám phá tri thức nhân loại, trở thành lực lượng lao động tri thức, trở thành những con người cốt cán của thời đại khoa học kĩ thuật. Tương lai đất nước phụ thuộc vào việc học của chúng ta. Lời nhắn nhủ của Bác đặt trong hoàn cảnh hiện nay càng sâu sắc hơn bao giờ hết. Sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, của hoa học tự nhiên, khoa học xã hội sẽ không chấp nhận những ai bằng lòng với những gì mình đang có.Điều đó cũng có nghĩ làm không chịu học, không ham học thì chúng ta sẽ bị tụt hậu. Chắc chắn, sứ mệnh của những chủ nhân tương lai sẽ không phải là chúng ta. Điều này quả là ngoài ý muốn của những ai biết yêu Tổ quốc, giống nòi, biết tự hào với truyền thống cao đẹp của "con Hồng cháu Lạc". Vậy chúng ta phải học tập như thế nà để có thể đáp ứng được yêu cầu lớn lao đó? Thiết nghĩ, mỗi người phải ý thức rõ vai trò chủ nhân tương lai đất nước. Không ngừng học tập và học hỏi, học với tất cả sự nhiệt tình và niềm say mê khám phá không ngừng để tiếp cận chân lí của tri thức nhân loại. Xác định rõ mục tiêu học tập vinh quang ấy, mỗi học sinh phải xem những tấm gương hiếu học, những gương mặt tài năng trẻ không chỉ là niềm tự hào của tuổi trẻ chúng ta mà còn là cái đích vươn lên của mỗi con người. Trau dồi kiến thức, học đến đâu chắc đến đó; kết hợp học với hành, lí thuyết gắn với thực nghiệm để có kích thích sáng tạp; tìm tòi cái mới. Và tất nhiên, không bao giờ quên ý thức trau dồi trở thành con người toàn diện cả tài và đức. Bởi chỉ thực sự có tài và có đức thì mới mong đóng góp được nhiều cho đất nước, cho dân tộc. Bác mong các cháu ma khôn lớn Nối gót ông cha bước kịp mình. (Tố Hữu) Lời Bác dạy và mong ước tha thiết của Người sẽ mãi là lẽ sống đẹp của mỗi chúng ta, hôm nay và mai sau. Bạn, tôi và tất cả chúng ta chắc chắn sẽ là những chủ nhân xứng đáng của đất nước. Và, tất nhiên phải bắt đầu ngay từ bây giờ, những gì cần thiết nhất để hoàn thành sứ mệnh của tương lai.
Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội với rất nhiều cơ hội và thử thách mới, em thực sự cảm thấy xúc động và tự hào trước truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông .Hình tượng người lính trong các trang văn đã để lại ấn tượng không thể phai mờ trong lòng độc giả nhiều thế hệ.
Là thanh niên -những người chủ nhân tương lai của đất nước- chúng em nhận thấy mình cần phải góp một phần nhỏ để xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh. Đất nước ta hiện nay đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà thay vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do. Thời thời kì yên bình này, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã không còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu đẹp. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên trước hết cần sống có lí tưởng, có hoài bão. Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới,là lí do,mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được.Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc,lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Hơn thế nữa, tự đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, hạnh phúc. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng sẽ hướng dẫn đường cho chúng ta vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người.
Có một nhà văn Pháp đã từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Câu nói đó khuyên chúng ta sống phải có mục đích, lý tưởng phải cao đẹp thì sống mới có ý nghĩa, mới làm được những điều vĩ đại. Trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiện đại, con người đặt ra vấn đề về lẽ sống của cuộc đời và sống như thế nào cho xứng đáng ? chúng ta nên hiểu sống có mục đích và lý tưởng cao đẹp là như thế nào?
Trước hết, ta cần phải nỗ lực học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Đồng thời, chúng ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế.
Bởi vậy các bạn trẻ hãy học tập để nắm lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai những người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi.
Nhưng hiện nay,một bộ phận lớn thanh niên lại không suy nghĩ được như thế. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”,”Nước đến chân mới nhảy”. Tuổi trẻ ngày nay có nhiều thời gian cho học tập, giải trí, nhưng không ít bạn dùng thời gian vào những việc vô bổ. Phải chăng tuổi trẻ ngày nay khi đã được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần thì dần trở nên ích kỷ hơn, chỉ biết nghĩ cho riêng mình.Và mục tiêu của phần lớn các bạn trẻ ngày nay là phải thật thành công trong cuộc sống, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội; kiếm thật nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống của riêng mình.Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ hững với những gì đang diễn ra quanh mình. Hiện nay không ít bạn trẻ đắm chìm trong Game online, Facebook và thế giới ảo mà quên đi nhiệm vụ học tập, sống xa rời thực tế. Trên thực tế, không ít bạn trẻ chỉ lo vun vén cho bản thân mà quên đi nghĩa vụ đối với đất nước, trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Tất cả những bạn thanh niên có lối sống như thế đều đáng phê phán.
Tóm lại,thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp,sống vì mọi người,vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng.
Bản thân em cũng nỗ lực học tập, rèn luyện đạo đức, tham gia nghĩa vụ quân sự, và khi tổ quốc cần cũng sẽ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương.
Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại: “Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí “.