Hãy kể một câu chuyện cười dân gian và nêu ý nghĩa của câu chuyện đó.
Ai nhanh mk tick nha !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.
Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (được gọi là tứ thiết) có độ bền hàng ngàn năm là nguyên liệu để xây dựng đình chùa, lăng tẩm, đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương... rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và để làm nhà cửa. Từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than... tất cả đều từ rừng mà ra.
Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế tạo ra nhiều nguyên liệu tổng hợp giống gỗ từ các sản phẩm hoá học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ lấy từ rừng. Tre, nứa, trúc, mai, vầu... cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.
Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.
Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.
Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng : Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.
Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nhưng con người chưa biết bảo vệ nguồn lợi quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ, chúng sẵn sàng chặt phá hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng... ngay cả trong mùa sinh sản. Tập quán đốt rừng làm rẫy của đồng bào miền núi đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại của việc làm đó là phá huỷ vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm hoạ sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được, gây ra hậu quả ghê gớm khó lường.
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ... và lấy đâu ra rừng vàng cho con cháu mai sau?
Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc... đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tổn và ngày càng phát triển.
Vừa đặt chân tới đầu làng, tôi đã được “mục sở thị” mỏm đá nằm chơ vơ giữa cánh đồng. Người dân bản địa gọi nó là “mỏm đá ma”. Theo quan sát, mỏm đá này khá to, đang ở tư thế nằm ngang, cao khoảng 5m. Đặc biệt, ở dưới “chân” mỏm đá này có một cái hang, người trưởng thành có thể chui vào. Điều đáng nói, xung quanh mỏm đá này có không ít những câu chuyện ma mị mà người dân bản địa vẫn thường truyền tai nhau khiến người nghe không khỏi sởn gai ốc.
Đến xóm “Cốc Bả”, Châu Quế Hạ (Văn Yên) hỏi các cụ cao niên trong làng cũng chẳng mấy ai hay biết “mỏm đá ma” này có từ bao giờ. Họ khẳng định, từ khi cha sinh mẹ đẻ ra đã thấy. Và kỳ lạ ở chỗ, mỗi ngày mỏm đá này lại “lớn” hơn một chút. “Nhiều người yếu bóng vía đi ngang qua đây đã vô tình gặp phải “ma nữ”. Cũng có người từng bị “ma đuổi” theo về đến tận nhà” — một cao niên quả quyết
Để tìm hiểu thực hư câu chuyện, chúng tôi quyết định tìm đến những người được coi là “nhân chứng sống” trong câu chuyện ma mị này. Anh Dũng, ngụ tại thôn Trạc, là người từng bị “ma theo” về đến gần nhà, hãi hùng nhớ lại: “Nửa đêm nửa hôm, tôi cũng không biết đấy là người hay ma nữa nhưng thấy sợ quá. Lúc trước, nghe mọi người nói ở khu mỏm đá to có ma, tôi không tin. Đúng hôm đó, cũng như mọi hôm, nửa đêm tôi mới lang thang trên con đường làng để trở về nhà".
"Vì con đường này quá quen thuộc nên tôi cũng không mang theo đèn pin, chỉ duy nhất cầm trên tay chiếc điện thoại đen trắng đời cũ. Qua đoạn nhà văn hóa của thôn là đến đoạn đường vắng có mỏm đá. Bỗng dưng thấy lành lạnh, tóc gáy dựng đứng và gai ốc sởn sùi. Quay nhìn lại phía sau, tôi thấy bóng của một người phụ nữ tóc dài, mặc đồ màu trắng đứng trên vách đá nhìn về phía mình”. - anh Dũng tiếp lời.
Người đàn ông tuổi ngoài 30 khi kể lại câu chuyện của mình vẫn chưa kịp “hoàn hồn” trở lại, anh kể tiếp: “Khi đấy, chân tay nhũn ra nhưng vẫn cố chạy thật nhanh để về nhà. Đang chạy, cũng không quên ngoái lại phía sau nhìn xem có “ai” theo mình không, không ngờ “nó” vẫn đuổi theo sau. Từ lúc đấy tôi chỉ “cắm đầu cắm cổ” chạy chứ không dám ngoảnh lại nữa, qua đoạn dốc thẳng dù hết sức lực nhưng vẫn cố chạy đi vượt rào để sang nhà cho nhanh”.
Sau lần vô tình chạm mặt “ma nữ” ở mỏm đá đầu làng anh Dũng luôn nơm nớp trong tâm trạng hoảng sợ. Theo tìm hiểu riêng của người viết, vì không giữ được bình tĩnh và trấn an được bản thân nên trong lúc chạy “bán sống bán chết” anh bị ngã, chân bị ống nứa cứa khá sâu khiến anh phải điều trị mất một thời gian dài. Cũng từ lần chạm mặt ấy, anh Dũng không dám đi một mình trên đường làng.
Thấy chúng tôi có chút ngần ngại, tỏ ra ngạc nhiên và không mấy tin vào câu chuyện đầy liêu trai này, anh Dũng chỉ cho tôi đến nhà chú Hùng, ngụ cùng làng Cốc Bả để chứng thực cho sự tồn tại của “ma nữ” ở mỏm đá.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nhân chứng tên Hùng này, người này chỉ mơ hồ nói: “Tôi thấy mọi người bàn tán nhau rằng dạo trước có một nhóm người là công nhân lái máy xúc đến vùng này để làm việc. Họ đã thuê nhà Nga Kế đầu làng để ở tạm. Theo như mọi người truyền nhau rằng, thời điểm đấy là mùa hè, thời tiết nóng nực nên những người đàn ông ấy mới tính ra sân hè ngủ cho mát. Đến nửa đêm, đang ngủ thì một người trong nhóm cảm giác có “vật” gì đó la đà, di chuyển xung quanh và tiến gần để “sờ mặt”. Chỉ đến khi anh ta mở mắt rồi hét lên thì “cái bóng” ấy mới dần di chuyển đi hướng khác và biến mất”.
Các nhà nghiên cứu khoa học cho biết con người đã biết thuần hoá và chăn nuôi dê (sơn dương) cách đây hơn hai vạn năm. Dê nuôi trong chuồng, ban ngày thả cho chúng chạy nhảy kiếm ăn tự do trong vườn rộng, thích hợp nhất là ở miền núi có nhiều đồi núi, đồng cỏ. Đặc tính của dê là hiền lành, nhanh nhẹn, nhút nhát, nhưng cũng lắm khi hung dữ đấu đá, húc lung tung. Dê cũng được chọn vào 12 con giáp trong văn hoá phương Đông gọi là "Thập nhị sinh tiêu" (hay gọi là Thuộc tướng) rất được nhiều nước trên thế giới áp dụng để ghi chép năm, tháng, ngày giờ, ứng với những người tuổi Mùi để xem tướng số. Bởi vậy, từ lâu đời nhân dân ta cũng hay mượn những đặc tính này của dê để sáng tạo, lưu truyền những tập truyện cổ dân gian mang tính giáo dục, tự rút ra bài học sâu sắc...
Hầu hết các truyện cổ dân gian về loài dê trong nước ta đều thuộc loại truyện ngụ ngôn, hoặc gần với ngụ ngôn, giai thoại, nhằm mục đích răn dạy, khuyên bảo con người. Trước hết, người ta mượn đặc tính hiền lành và nhút nhát của dê để kể những chuyện mang kết cục về cái chết tất yếu sẽ xảy ra. Người Kinh có hai truyện "Cọp không sợ Dê" lưu truyền nhiều nơi ở miền Bắc, miền Trung, đại để: Một con Dê ăn cỏ dưới chân núi. Các loài thấy Dê quát một tràng dài thì đều khiếp vía chạy trốn. Chỉ có một con cọp ngồi lại, rình trong bụi cây. Cọp quan sát thấy Dê chỉ kêu be be thôi, cọp liền gầm gừ thử một tiếng thì thấy cẳng Dê co quắp cả lại, thậm chí cả lưỡi kêu be be cũng không ra hơi nữa. Biết Dê nhát gan, cọp xông ra vồ bắt ăn thịt một cách dễ dàng. Ở truyện "Dê đánh bạn với cọp" kể: Cọp muốn ăn thịt nai bèn bàn với Dê, Dê chạy tới rủ Nai đi về phía Cọp. Cọp vồ được Nai, xé ra ăn thịt và chia cho Dê một phần nhỏ. Cọp ăn hết phần của mình nhưng vẫn thèm bèn lấy phần của Dê, ăn xong Cọp vồ luôn Dê ăn thịt. Còn ở truyện "Dê đi kiếm ăn với Cọp" cho biết: Cọp muốn ăn thịt hươu bèn đuổi bắt. Hươu đang chạy thì gặp Dê chặn đường để Cọp bắt được Hươu, ăn thịt rồi chia cho Dê một ít. Cọp ăn xong lại lấy luôn phần của Dê, còn doạ ăn thịt Dê. Dê sợ quá bỏ đi mất. Cả hai truyện trên đều kể một cách khá ngắn gọn nhằm giúp con người tự rút ra một bài học: không nên chơi với kẻ ác, chơi với kẻ ác là tự hại mình.
Tuy nhiên, không phải trong loài dê, con nào cũng sợ hãi, có con cũng biết dũng cảm chống trả quyết liệt với kẻ xấu. Truyện "Hai con Dê" là một minh chứng: có hai con Dê rủ nhau đi kiếm cỏ non, nước mát. Dê trắng đi trước, đến nửa đường thì gặp một con sói xông ra, nó doạ sẽ ăn thị Dê. Dê Trắng sợ hãi, liền bị Sói vồ ăn thịt. Một lát sau, Dê Đen cũng đi đến đó, lần này, sói cũng xông ra quát nạt. Thấy vậy, Dê Đen dũng cảm lao vào húc chết con Sói độc ác. Rõ ràng, với truyện này, tác giả dân gian muốn khuyên bảo ta rút ra bài học: Sợ thì chết, dũng cảm thì sống, bảo vệ được bản thân.
Dựa vào bản tính cố chấp của Dê, người ta còn lưu truyền "Hai con dê qua cầu", đến giữa cầu, không con nào chịu lui nên cả hai đều rơi xuống nước với ngụ ý khuyên bảo: trong cuộc sống, con người nên biết nhường nhịn nhau, không nên cố chấp.
Dê còn được đồng bào Mông mô tả là loài vật thông minh, mưu trí thông qua các truyện "Dê, Cáo và Hổ", "Hổ và Cáo". Ở truyện đầu kể về việc Dê vợ luôn phàn nàn Dê chồng lười biếng, hay đi kiếm ăn về sớm nên cả nhà dê cùng kéo nhau đi kiếm ăn, chúng mải mê gặm cỏ cho đến khi trời tối, không kịp về nhà, đành phải tìm một cái hang để ngủ qua đêm. Còn ở truyện sau thì kể một đàn dê sau khi kiếm ăn thường vào ngủ qua đêm tại một hang đá rộng thênh thang. Cả hai truyện sau đó có cùng một nội dung: Một con Cáo mò tới bị Dê doạ phải bỏ chạy, nó gặp một con Hổ đang đi kiếm mồi, bàn nhau cùng buộc đuôi vào nhau rồi đi tới cửa hang Dê. Dê đáp lại những câu hỏi của Cáo và Hổ bằng những câu trả lời thông minh, nào là sừng của nó là hai con dao nhọn để đâm lòi ruột kẻ ác, nào là râu của nó là những sợi dây dùng đan túi đựng tim kẻ ác, hay râu của nó chính là hạt tiêu, hạt dổi làm nước chấm ăn thịt cáo thịt hổ béo khoẻ, ăn thật ngon, thích thú. Hổ và Cáo nghe nói thế, hoảng sợ chạy nhanh vào rừng, làm cho Cáo (vẫn đang bị cột đuôi vào Hổ) vỡ sọ chết, bị Hổ ăn thịt.
Người Mông ở Trạm Tấu có truyện "Sự tích sừng Bò sừng Dê" (Minh Khương sưu tầm) ngoài việc giải thích vì sao sừng bò, sừng dê lại cong, cúp, còn có ngụ ý giáo dục con người chớ nóng vội, tò mò, không giữ lời hứa mà làm hỏng việc. Đó là chuyện chàng A Xang mồ côi cha mẹ từ sớm, tốt bụng, chịu khó làm ăn mà vẫn nghèo. Zừ Nhồng (Thần Trời), thương tình sai đứa trẻ nhà trời xuống trần gian giúp A Xang câu được con rùa vàng, sau một năm nuôi đậy kín trong lồng, rùa vàng đẻ ra rất nhiều vàng. A Xang mổ trâu ăn mừng, đãi đứa trẻ. Chú bé chỉ nhận một đuôi trâu, dặn A Xang để ở trên nương rồi: "Mặc em ăn thế nào tuỳ thích. Anh về nhà giữ kín đừng nói với ai". A Xang làm theo lời chú bé nhưng thấy lạ, tò mò rình xem. Thấy chú bé ăn thịt sống, anh đi nói chuyện với mọi người làm cho họ bàn tán xôn xao. Thấy A Xang không giữ lời hứa, chú bé giận liền đọc lời nguyền:
Sừng bò cong, cúp đằng trước
Sừng dê cong, cúp đằng sau
Sừng cong cúp không thay đổi
Nghèo giàu ta nguyền đổi thay
Chú bé hoá phép sừng bò sừng dê cong cúp để đánh dấu lời nguyền và bảo tại A Xang không giữ lời hứa, sẽ nghèo như xưa. Rồi chú bay về trời. Sau một thời gian, số vàng Rùa cho hoá nước. A Xang lại nghèo xơ nghèo xác. Người ta bảo đấy là bài học đời đời kiếp kiếp không quên.
Người Tày- Nùng ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cũng có "Chuyện sừng dê" trong hệ thống các bài dân ca (lượn) của Pụt (Bụt), do Địch Ngọc Lân sưu tầm. Chuyện kể rằng: Sau tết Nguyên Đán, đồng bào thường đón Slay Pụt về cúng "mát nhà" làm kỳ yên, cầu phúc, giải hạn... Trước các mâm hương, lễ vật cúng... Slay Pụt lượn suốt cả đêm, kể về những sự tích tiến hoá, phát triển của con người, kể về nguồn gốc cây trồng vật nuôi v.v... Trong đó có một đoạn khá hấp dẫn kể về việc bắt rất nhiều con vật về thử nghiệm, khoác vạy, kéo cày, lúc đầu kể chuyện bắt Dê kéo cày:
Người già đông trăm bản
Trẻ em đông vạn vạn mường
Lấy con gì cày rẫy ăn bí
Lấy con gì cày ruộng ăn cơm?
Tôi liền nhảy xuống bãi
Tôi liền sải xuống thang
Bắt con Dê khoác vạy
Dê mắc vạy không chạy
Dê kéo cày không đi...
Slay Pụt lại cho bắt tiếp các con vật khác về kéo cày thử nghiệm, nhưng chúng đều phản ứng như Dê. Mãi đến lượt con Trâu mới kéo được cày. Từ đó, Trâu trở thành con vật gần gũi một nắng hai sương lao động với người, được coi là đầu cơ nghiệp của người nông dân. Nhưng Trâu thấy bất công vì mình thì lao động vất vả mà các con vật khác thì được sống tự do ngoài rừng, nhiều khi chúng còn đến đục khoét, ăn cắp những thứ mình và con người làm ra. Trâu bèn kiện lên Slay Pụt. Thế là Slay Pụt cho săn bắt Dê và nhiều thú rừng khác như Lợn lòi, Chó sói, Bò tót, Ngựa hoang, Ngỗng trời, Gà rừng, Vịt le, Cừu... về thuần hoá chăn nuôi để thịt dần.
Có hình thể giống nhau và ăn cỏ như nhau nên Dê và Cừu được đưa vào nuôi chung đàn. Dê phát triển nhanh nhưng hay sinh sự, kèn cựa với Cừu, nhiều khi xấu chơi đấu đá, húc lung tung. Bởi ngày đó Dê cậy có cặp sừng cứng nhọn dướn về phái trước, rất ngang tàng:
Dê sừng dương phía trước
Ăn trăm rưởi thứ cây
Khi húc con đằng trước
Lúc đá con phía sau
Làm cho chuồng tan nát
Cho rào dậu tan hoang...
Slay Pụt rèn dạy mãi, Dê vẫn chứng nào tật nấy, tiếp tục húc, đá đàn cừu, ăn cả phần đồng cỏ của Cừu. Cuối cùng Slay Pụt phải dùng biện pháp mạnh: Bẻ bộ sừng các con Dê cho quặp về sau gáy, trơ cái trán ra như hiện nay và ban cho con Cừu bộ lông dày ba bốn tấc:
Bẻ sừng dê ngoặt lại phía sau
Ban cho cừu lông ba bốn tấc
Dê húc đỡ đau đàn
Cừu không xây xứt thịt...
Cách xử lý của Slay Pụt làm cho Dê bớt hung hăng đá húc lung tung, trở thành lành hiền hơn, còn Cừu có bộ lông dày không những đủ bảo vệ làn da của mình mà còn để cho con người cắt tỉa làm len dạ, mực ấm người.
Trong "Sự tích 12 con giáp" kể về việc Ngọc Hoàng thượng đế thuở trời đất mới hình thành đã bận tâm sắp xếp để tổ chức loài người được hoàn chỉnh, có việc định "tuổi", định "số mạng" cho con người, cần chọn được 12 con vật tiêu biểu, đặc trưng để loài người "ẩn" vào đó thì sẽ cố định (cầm tinh) suốt đời này sang đời khác ở thế gian. Chuột khôn ngoan nghe trộm được lệnh Ngọc Hoàng không bỏ lỡ thời cơ nên có mặt sớm nhất, được chọn làm con "đầu đàn" và được giới thiệu con thứ hai, rồi cứ thế lần lượt các con vật giới thiệu nhau cho đủ 12 con giáp, ứng với 12 con giáp theo cung Hoàng đạo của người Việt: Chuột (Tý), Trâu (Sửu), Hổ (Dần), Mèo (Mão), Rồng (Thìn), Rắn (Tỵ), Ngựa (Ngọ), Dê (Mùi), Khỉ (Thân), Gà (Dậu), Chó (Tuất), Lợn (Hợi). Do Dê là bạn của Ngựa được Ngựa giới thiệu nên Dê được Ngọc Hoàng xếp vào cung Hoàng đạo sau Ngựa, đứng vị trí thứ 8. Và Dê nhớ có một anh bạn thông minh hay ăn trái cây vẫn tự xưng là "Hầu vương" tên là Khỉ, bèn giới thiệu cho Ngọc Hoàng, nên Khỉ được chọn xếp thứ 9, ngay sau Dê. Từ đó, ta thấy con Dê trong 12 con vật trở thành "12 con giáp" của người trần gian cho đến ngày nay.
Tuổi Mùi, theo quan niệm dân gian là người có máu "dê", thích chuyện chăn gối, nên người tuổi Mùi cũng hay đi vào giai thoại. Ví dụ: Minh Mạng (1820-1840) năm Quý Mùi 1823, Minh Mạng làm bài thơ tự trào, có câu: "Nhất dạ ngũ giao tam hữu dựng", nghĩa là một đêm ngủ với năm bà, thì ba bà mang thai.
Lại có một giai thoại khác kể: xưa có một vị quan thanh liêm và nghiêm khắc. Kẻ xấu tìm cách quà cáp cầu lợi, cầu danh đều không được quan nhận. Chúng mở cuộc điều tra, phát hiện được quan sinh năm Mùi bèn bảo nhau: "Của quan chẳng màng, chắc là gái đẹp chăng? Quan sinh năm Mùi, ắt có máu dê". Nói sao làm vậy. Chúng tìm được cô gái đẹp làm mỹ nhân kế, nhân Tết năm Mùi đưa đến quan. Không ngờ, quan ra lệnh nọc đánh cho mỗi đứa 10 roi rồi tống lao 3 ngày. Người con gái cúi đầu thú tội và xin quan tha, quan nói: "Làm người có nhân cách đừng để cho kẻ xấu dùng vào việc nhơ nhuốc, tội ấy tống lao 3 ngày và 10 roi còn là nhẹ". Còn lũ xấu xa, nằm trong ngục than: "Quan tuổi Mùi nhưng không ... Dê".
Nhìn chung, các truyện dân gian của người Việt Nam về loài Dê dù ở dưới dạng nào cũng ngụ ý khuyên bảo con người nên sống hiền lành, lương thiện, không làm điều ác, điều xấu, nhưng cũng không nên sợ kẻ ác, kẻ xấu, mà phải biết dũng cảm đấu tranh với cái ác, cái xấu để bảo vệ mình, bảo vệ đồng loại. Đó là những giá trị đạo đức, nhân văn mang tính giáo dục sâu sắc mà nhân dân ta đã truyền lại.
Gợi ý :
1. Năm 1235, khi Trần Quốc Tuấn mới 5, 6 tuổi, cha ông là Trần Liễu có chuyện tị hiềm với vua Trần Thái Tông. Năm 1251, Trần Liễu lâm bệnh nặng, trước khi mất có trăng trối dặn Trần Quốc Tuấn phải vì cha mà giành lại ngôi vua. Biết cha không quên hận cũ, thương cha, Quốc Tuấn đành gật đầu để cha yên lòng, nhưng ông không cho đó là điều phải và luôn tìm cách hoà giải mốì hiềm khích trong gia tộc.
2. Cuối năm 1284, nhà Nguyên lại kéo hàng chục vạn quân sang xâm chiếm nước ta. Thế giặc mạnh như chẻ tre. Vua Trần Nhân Tông (cháu Trần Thái Tông) cho mời Trần Hưng Đạo về kinh. Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long đậu thuyền ở bến Đông, ông sai mời Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (con vua Trần Thái Tông) đến cùng bàn kế đánh giặc. Biết Quang Khải ngại tắm, ông sai nấu sẵn nước thơm và xin được tắm giùm. Ông tự tay cởi áo cho Quang Khải, dội nước thơm cho Quang Khải và thân mật đùa:
- Hôm nay, thật may mắn, tôi được tắm hầu Thái sư.
Quang Khải cũng không kìm nổi xúc động, đùa lại:
- Tôi mới thật có may mắn vì được Quốc công Tiết chế tắm cho.
Trước tấm lòng chân tình của cả hai người, mối hiềm khích cùa cả hai bên dược cởi bỏ.
3. Hôm sau, hai người vào cung. Vua đã chờ sẵn để bàn việc nước.
Nhà vua băn khoăn:
- Lần trước, giặc Nguyên đá bị ta đánh bại. Nhưng lần này chúng đông và mạnh hơn trước bội phần. Các khanh xem có kế gì để giữ yên xã tắc?
Trần Hưng Đạo trình bày kĩ mọi việc, từ trấn giữ biên thuỳ, cắt cử các tướng..., đoạn ông nhấn mạnh:
Nên triệu gấp bô lão cả nước về kinh để cùng bàn luận. Có sức mạnh nào mạnh bằng sức mạnh trăm họ! Anh em hoà thuận, trên dưới một lòng thì giặc kia dẫu mạnh mấy cũng phải tan!
Vua y lời.
Một sáng đầu xuân năm 1285, bô lão từ mọi miền đất nước tụ hội về điện Diên Hồng. Vua quan nhà trần tề tựu đông đủ. Vua ướm hỏi:
- Nhà Nguyên sai sứ giả mang thư sang, xin mượn đường để đánh Chăm-pa. Ý các khanh thế nào?
Hưng Đạo tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước!
Cả điện đồng thanh:
- Không cho giặc mượn đường!
Vua hỏi tiếp:
- Ta nên hoà hay nên đánh?
Điện Diên Hồng như rung lên bởi những tiếng hô cùa muôn người:
- Nên đánh!
- Sát Thát!
4. Nhờ trên dưới đồng lòng, vua tôi hoà thuận... quân dân ta đã đánh tan giặc Nguyên, giữ vững độc lập dân tộc.
Gợi ý:
1. Năm 1235, khi Trần Quốc Tuấn mới 5, 6 tuổi, cha ông là Trần Liễu có chuyện tị hiềm với vua Trần Thái Tông. Năm 1251, Trần Liễu lâm bệnh nặng, trước khi mất có trăng trối dặn Trần Quốc Tuấn phải vì cha mà giành lại ngôi vua. Biết cha không quên hận cũ, thương cha, Quốc Tuấn đành gật đầu để cha yên lòng, nhưng ông không cho đó là điều phải và luôn tìm cách hoà giải mốì hiềm khích trong gia tộc.
2. Cuối năm 1284, nhà Nguyên lại kéo hàng chục vạn quân sang xâm chiếm nước ta. Thế giặc mạnh như chẻ tre. Vua Trần Nhân Tông (cháu Trần Thái Tông) cho mời Trần Hưng Đạo về kinh. Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long đậu thuyền ở bến Đông, ông sai mời Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (con vua Trần Thái Tông) đến cùng bàn kế đánh giặc. Biết Quang Khải ngại tắm, ông sai nấu sẵn nước thơm và xin được tắm giùm. Ông tự tay cởi áo cho Quang Khải, dội nước thơm cho Quang Khải và thân mật đùa:
- Hôm nay, thật may mắn, tôi được tắm hầu Thái sư.
Quang Khải cũng không kìm nổi xúc động, đùa lại:
- Tôi mới thật có may mắn vì được Quốc công Tiết chế tắm cho.
Trước tấm lòng chân tình của cả hai người, mối hiềm khích cùa cả hai bên dược cởi bỏ.
3. Hôm sau, hai người vào cung. Vua đã chờ sẵn để bàn việc nước.
Nhà vua băn khoăn:
- Lần trước, giặc Nguyên đá bị ta đánh bại. Nhưng lần này chúng đông và mạnh hơn trước bội phần. Các khanh xem có kế gì để giữ yên xã tắc?
Trần Hưng Đạo trình bày kĩ mọi việc, từ trấn giữ biên thuỳ, cắt cử các tướng..., đoạn ông nhấn mạnh:
Nên triệu gấp bô lão cả nước về kinh để cùng bàn luận. Có sức mạnh nào mạnh bằng sức mạnh trăm họ! Anh em hoà thuận, trên dưới một lòng thì giặc kia dẫu mạnh mấy cũng phải tan!
Vua y lời.
Một sáng đầu xuân năm 1285, bô lão từ mọi miền đất nước tụ hội về điện Diên Hồng. Vua quan nhà trần tề tựu đông đủ. Vua ướm hỏi:
- Nhà Nguyên sai sứ giả mang thư sang, xin mượn đường để đánh Chăm-pa. Ý các khanh thế nào?
Hưng Đạo tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước!
Cả điện đồng thanh:
- Không cho giặc mượn đường!
Vua hỏi tiếp:
- Ta nên hoà hay nên đánh?
Điện Diên Hồng như rung lên bởi những tiếng hô cùa muôn người:
- Nên đánh!
- Sát Thát!
4. Nhờ trên dưới đồng lòng, vua tôi hoà thuận... quân dân ta đã đánh tan giặc Nguyên, giữ vững độc lập dân tộc.
Một hôm, trên đường tan học về nhà, lúc gần đến cổng bệnh viện Nhi Đồng 1, em thấy một cô trạc tuổi ba mươi, tay bồng con, tay xách mấy túi đồ đạc lỉnh kỉnh, nét mặt lộ rõ vẻ lo âu. Chừng như cô ấy muốn qua đường mà không được vì dòng ôtô, xe máy cứ nườm nượp chạy không ngừng. Em vội đến bên cô và bảo:
- Cô ơi, cô có cần cháu giúp không ạ?
- Ô may quá! Cháu giúp cô sang bên kia đường nhé ! Cô đưa em bé đi khám bệnh.
Em xách đỡ túi quần áo của bé rồi dẫn cô qua đường lúc đèn đỏ vừa bật lên. Nhân thể, em theo chân cô vào tận phòng nộp sổ khám bệnh. Lúc hai mẹ con cô đã ngồi yên trên ghế, em mới ra về. Cô nắm chặt tay và cảm ơn em mãi.
Về đến nhà, thấy em tủm tỉm cười, mẹ hỏi có gì mà vui thế. Em kể lại chuyện vừa rồi cho mẹ nghe, mẹ xoa đầu em khen:
- Con gái mẹ giỏi lắm! Giúp đỡ người khác là điều nên làm, con ạ!
Ý nghĩa : Gặp những người đang bị mắc phải khó khăn thì hãy giúp đỡ họ , đừng vì 1 chút gì đó mà bỏ đi lòng thương người .
Nhân vật : Người giúp đỡ và 1 có đang mắc phải khó khăn .
Đặt tên : Mk ko bt đặt tên sao cho hay .
Con đường em đi học rất đông người qua lại, vì thế hàng ngày bố hoặc mẹ thường đưa đón em đi học. Hôm ấy, bố đi công tác xa, mẹ em lại bị ốm nên em phải tự đi bộ về nhà.
Đường phố trưa hôm ấy nắng chang chang. Nắng như trải lửa xuống mặt đường. Đang đi thì em nghe thấy tiếng khóc của một em bé ở đâu đó. Quay lại, em nhìn thấy phía xa có một người phụ nữ mồ hôi nhễ nhại, một tay bế con, vai khoác túi, còn một tay xách làn quần áo. Hình như cô ở xa về thăm quê. Chắc cô đã mệt vì vừa phải bế con, lại mang xách nhiều đồ đạc.
Em bước thật nhanh lại gần rồi cất tiếng chào cô:
- Cô về đâu đấy ạ?
- Ừ, cô đang muốn về xóm 7, xã Thượng Hiền .
- Cô nhẹ nhàng trả lời em.
Nghe cô nói, em háo hức hỏi:
- Thế ạ, cháu cũng về xóm 7 đày.
Cô đưa cháu xách giùm chiếc làn này cho!
Cô nhìn em bằng ánh mắt đầy trìu mến rồi bảo:
- Cảm ơn cháu! Cháu ngoan quá!
Suốt dọc đường, em và cô nói chuyện vui vẻ.
Đến lối rẽ vào xóm 7, em giúp cô xách làn vào nhà rồi mới đi về.
Ý nghĩa của truyện Em bé thông minh
Câu chuyện cổ tích các em vừa học Em bé thông minh đề cao phẩm chất, sự thông minh và trí tuệ của con người, ở đây tác giả nói về cậu bé là đại diện cho người lao động nghèo. Trí thông minh không đơn giản mà có, điều đó được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, qua những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất của những người lao động nghèo.
Truyện Em bé thông minh còn mang lại tiếng cười hồn nhiên vui vẻ cho những người đọc. Thông qua các tình huống bất ngờ mà nhà vừa tạo ra, truyện đã mang lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị và cũng đầy bổ ích.
Truyện cổ tích này cũng thể hiện lòng yêu mến, trân trọng những con người thông minh, tài giỏi trong xã hội, đồng thời khẳng định rằng trí khôn con người và sự thông minh là vô giá ! Ai trong chúng ta cũng phải luôn luôn rèn luyện trí thông minh.
kỂ TÓM TẮT :
Để tìm kiếm người tài giỏi trong thiên hạ một nhà vua đã sai viên quan đi khắp nơi và đưa ra các câu hỏi hóc búa để thử tài nhưng vẫn chưa tìm ra người nào tài giỏi.
Đến cánh đồng thấy hai cha con đang dùng trâu cày đất, viên quan hỏi trâu cày một ngày mấy đường. Cha chưa biết trả lời thế nào thì cậu bé trả lời: nếu như quan trả lời ngựa một ngày đi được bao nhiêu bước thì sẽ cho quan biết trâu cày một ngày được mấy đường. Quan nghe vậy sửng sốt và khẳng định đây là nhân tài,chạy vội về tâu với vua.
Vua thử tài bằng cách bán 3 thùng gạo nếp và 3 con trâu đực dặn nuôi để trong 1 năm ba con trâu đẻ thành chín con. Ai nấy đều lo lắng nhưng cậu bé cứ nói lấy gạo nếp và giết trâu để ăn, còn một phần làm lộ phí cho hai cha con vào kinh. Cậu bé đã chứng minh với nhà vua rằng 3 con trâu đực không thể đẻ.
Nhà vua tiếp tục thử tài cậu bé bằng cách ra lệnh từ một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn. Cậu bé đưa cây kim và nói rằng rèn thành con dao để xẻ thịt chim.
Bây giờ thế lực ngoại bang đe dọa xâm lược, cho người sang thử tài. Cho một vỏ con ốc vặn dài và làm sao để xâu sợi chỉ xuyên qua con ốc đó. Cậu bé nghĩ ra cách lấy con kiến càng buộc chỉ ngang lưng, bên kia thì bôi mỡ để dẫn dụ kiến bò sang. Sợi chỉ được xuyên qua con ốc trong sự ngỡ ngàng, thán phục của sứ giả.
Vua ban thưởng hậu hĩnh cho cậu bé, phong làm trạng nguyên và có việc gì khó cũng đều hỏi ý kiến của cậu bé.
Ý NGHĨA
Đề cao phẩm chất, sự thông minh và trí tuệ của con người, ở đây tác giả nói về cậu bé là đại diện cho người lao động nghèo. Trí thông minh không đơn giản mà có, điều đó được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, qua những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất của những người lao động nghèo.
Trên dường từ chỗ ấy về đến nhà em làm rớt hết đồ đạc của cô ấy.
Nhưng cô ấy vẫn bình tỉnh và chỉ nói với em rằng:
" Không sao đâu em...đền cho cô ít tiền là được rồi."
Cấp hai vào siêu thị với mẹ. Mẹ bảo mặc chồng quần vô thử cho nhanh vì lúc đó mình mặc quần thun. Thấy cũng đẹp. Đến khi cởi ra ai cũng hết hồn nhìn mình. Nhìn xuống phát hiện mình cởi mẹ luôn cả cái quần thun đang mặc. Nghĩ lại gớm quá gớm !!!
KỂ CHUYỆN
1. Bên dòng sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Mai –cơ – một cựu lính Mĩ – mang theo chiếc đàn vĩ cầm với mong muốn đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai- mảnh đất mà cách đây 30 năm đã chịu nỗi đau thảm sát, hủy diệt...
2. Mỹ Lai là một vùng quê thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ ngày 16 tháng 3 năm 1968, quân Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn; giết hại gia súc; bắn chết 504 người, phần lớn là cụ gài, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình mười một người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng loạt. Có những em bé bị bắn chết khi miệng vẫn còn ngậm vú trên xác mẹ…
3. Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy, chỉ có một người may mắn sống sót nhờ ba viên phi công có lương tâm. Ba người đó là Tôm-xơ, Côn-tơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mỹ Lai, ngồi trên máy bay nhìn xuống họ kinh hoàng thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơ bèn ra lệnh hạ trực thăng xuống ngay trước mặt bạn lính, ra lệnh cho xạ thủ máy chĩa súng về phía chúng. Anh nói với chúng rằng, anh sẵn sàng cho nhả đạn nếu chúng tiếp tục tiến lên. Sau đó, anh đưa người dân về nơi an toàn.
Trên đường đi, anh còn cứu được một đứa bé vẫn còn sống trong đống xác chết nơi một con mương cạn.
4. Trong cuộc thảm sát đó, ngoài ba người lính Mĩ có lương tâm còn có anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân mình để khỏi nhúng tay vào tội ác. Ngoài ra còn có Rô-man bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ thảm sát dã man này ra ánh sáng. Những bức ảnh anh chụp và công bố là bằng chứng quan trọng buộc tội tòa án Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử.
5. Mai-cơ đã thực hiện ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh vang lên ở Mỹ Lai nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hào bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.
Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN
bn tk mk vs ,nha 1 cái tk thui bn lafmd dc mà hen.M.n giúp mk tròn 10 cái tk nhé.
Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.
Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.
Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:
- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:
- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.
Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:
- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.
- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình - Thầy thôn Thượng quát to.
Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:
- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!
Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.
Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:
- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?
Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.
Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:
- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu, người Tầu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy…
Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.