K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9

Xuân tóc đỏ-)))

Bạn có thể tham khảo cách sau đây nhé: 

Đại văn hào Nga Maxim Gorky đã từng quan niệm: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Tình thương chính là cái quý giá của con người; “nó làm cho người gần người hơn”. Nhưng có một mặt trái đáng buồn trong xã hội chúng ta hiện nay là con người đang dần mất đi tình thương và chọn lối sống vô cảm với mọi thứ.

18 tháng 8 2023

cái này là văn mẫu lớp 11 hay 12 ý tui vừa cha chiều nay

25 tháng 3 2020

Nước ta có truyền thống "Tôn sư trọng đạo", coi trọng giáo dục, quý trọng người làm thầy. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân của hiện tượng "thừa thầy thiếu thợ" hiện nay. Người ta thích làm "thầy" và cũng thích con mình làm "thầy" hơn là làm thợ.


- Thầy ở đây nghĩa là gì? Là người có kiến thức, có kinh nghiệm, làm công tác truyền dạy kiến thức chuyên môn cho lớp người sau. HIểu theo nghĩa hẹp, chỉ người giáo viên, giảng viên đứng trên bục giảng dạy các em học sinh, sinh viên. Rộng hơn là người tri thức, làm việc trí óc, văn phòng...
Thợ: người lao động chân tay.
- Vì sao có vấn nạn "thừa thầy"?
+ Do truyền thống, suy nghĩ đã đi vào nếp nghĩ của người dân ta: làm thầy hơn làm thợ. Làm thầy sẽ được tôn trọng hơn, cao quý hơn.
+ Suy nghĩ : làm thầy nhẹ nhàng hơn làm thợ. Dù công việc kiếm ra ít tiền thu nhập hơn nhưng nhàn hơn.
+ Thích sự ổn định (vì làm thầy được biên chế, nhà nước trả lương lúc về hưu)
+ Làm thợ, làm công nhân ở nước ta vẫn chưa có chế độ phúc lợi xã hội hợp lý. Tiền lương và chế độ phúc lợi cơ bản của người công nhân còn thấp. Khi không đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, người công nhân có thu nhập ít hơn hẳn so với ngành nghề khác thì mấy ai muốn làm. Người ta vẫn coi "dốt mới làm thợ", mà chưa hiểu được làm thợ bây giờ cũng cần có kiến thức, tay nghề cao. Do vậy càng khiến cho người ta thích được làm thầy hơn.
+ Các trường đại học mọc lên như nấm, quá nhiều trường đại học nhưng chất lượng chưa được kiểm nghiệm hết. Học sinh vào được đại học dễ dàng hơn cả vào cấp 3. Cao đẳng cũng rất dễ để liên thông lên đại học. Định hướng cho phù hợp với năng lực của các em còn chưa rõ ràng. Chính ngay các trường phổ thông còn trọng thành tích, tính thành tích dựa trên số học sinh đỗ đại học. Người ta còn quá coi trọng tấm bằng mà nhiều khi không cần biết chất lượng và trình độ người giữ tấm bằng ấy như thế nào. Chưa đào tạo gắn với nhu cầu thực tế của xã hội.
...


- Hiện trạng thiếu thợ ở nước ta:
+ SInh viên ra trường thất nghiệp, làm không đúng chuyên ngành mình đã được học ở đại học, cao đẳng. Sinh viên đại học ra trường về bán rau không phải là quá hiếm thấy. Thầy thừa, thiếu việc nhưng lại không chịu chuyển hướng sang lĩnh vực còn thiếu nhân lực.
+ Đất nước thiếu công nhân lành nghề, thiếu lực lượng công nhân kỹ thuật cao. Tỉ lệ người lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắn hạn còn nhiều.
+ Các cơ sở đào tạo nghề một cách bài bản, có chất lượng còn thiếu.
+ Hiện nay nước ta đang có những giải pháp khắc phục hiện trạng này nhưng chưa có hiệu quả nhiều.


- Có đúng là "thừa thầy thiếu thợ"? Theo tôi, đất nước ta phải đang ở tình trạng thiếu thầy, thiếu cả thợ . Vì sao? Người làm thầy có năng lực giỏi chưa cao. Số người có trình độ đại học trên bình quân dân số cũng chưa nhiều. Công nhân có tay nghề trong các công xưởng nhà máy có thể nói là khan hiếm. Đa phần số lượng công nhân hiện thời không qua trường lớp đào tạo mà chủ yếu dạy việc cho nhau.
- Tác hại:
Tiến độ CNH - HĐH đất nước ở nước ta sẽ chậm lại, tăng trưởng kinh tế ở nước ta sơ với thế giời không cao.
Nguồn nhân lực nước ta dồi dào nhưng không thể tận dụng. Giá trị sử dụng nguồn nhân lực còn thấp. Nhân lực sẵn có thì nhiều nhưng vẫn phải nhập khẩu nhân lực trình độ cao từ nước ngoài -> Lãng phí.
- Giải pháp:
+ Phải khắc phục việc đào tạo không phù hợp với nhu cầu xã hội, cơ cấu không hợp lý dẫn đến “thừa thầy, thiếu thợ”...
+ mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo. Hoàn thiện mạng lưới giáo dục, đào tạo, dạy nghề trên toàn quốc, chú trọng đầu tư phát triển vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng quy mô giáo dục trung học phổ thông và phát triển mạnh mẽ dạy nghề, nhất là các tỉnh đồng bằng và miền núi. Tăng nhanh tốc độ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao, đội ngũ những nhà quản lý, các chủ DN... Xây dựng được hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động giữa các cấp và các ngành đào tạo trong nước và quốc tế, phân bố rộng khắp trên cả nước.
+ xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên cả về số lượng và chất lượng, có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục.
+ Giới thiệu việc làm ngay khi ra trường , liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các công ty, doanh nghiệp.
...


KL: Tất cả mọi nghề đều cao quý. Chỉ có con người mới tạo nên sự cao quý cho nghề nghiệp. Chúng ta nên nhìn nhận lại quan niệm về thầy - thợ đã tồn tại bấy lâu trong suy nghĩ của nhân dân ta. Là thanh niên , chúng ta càng cần có suy nghĩ tiên tiến hơn, và dám dấn thân, làm việc có ích cho đất nước.

8 tháng 12 2017

Cuộc sống là những chuỗi chuyển biến và đổi thay mà con người không thể nào lường được. Đôi khi chúng ta bị cuốn theo dòng chảy bất tận của nó mà vội vã bỏ quên những giá trị những nghĩa tình thuỷ chung cũng chưa xa trong quá khứ. Sau cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ vĩ đại của dân tộc - cuộc chiến mà biết bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ xuống cho sự thống nhất của dân tộc, cuộc chiến mà hiển hiện trong đó bao nhiêu chiến công lẫy lừng, bao nhiêu tấm gương hi sinh anh dũng. Chúng ta thật xót xa khi phải chứng kiến sự thờ ơ lạnh nhạt của con người trước những năm tháng không thể nào quên ấy. Nhiều tác phẩm lúc bấy giờ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đầy ngỡ ngàng và chua xót với cái xã hội đang quẩn quanh trong nỗi lo cơm áo gạo tiền. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một trong số đó.

Tác giả đặt nhan đề cho bài thơ là Ánh trăng. Quả thật xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh ánh trăng - vầng trăng của đồng quê, của rừng vàng biển bạc. vầng trăng ấy đã theo tác giả từ thủa còn thơ cho đến những năm tháng nhọc nhằn của tâm hồn con người với vẻ đẹp tuy hoang sơ mà kì diệu. Cao hơn nữa con người và vầng trăng đã trở thành tri kỉ. Sợi dây gắn bó mối quan hệ bền chặt, với bao nhiêu chuyển biến của thời gian đến mức nhà thơ phải thốt lên:

Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa

Nhưng cuộc đời không phải là sự kéo dài thẳng tắp của ngày hôm nay không phải bao giờ cũng đi theo dự tính của con người. Cái mà hôm qua chúng ta nâng niu trân trọng bao nhiêu thì hôm nay rất có thể trở nên thừa thãi vô nghĩa bấy nhiêu. Quá khứ dù đẹp đẽ đến đâu vẫn cũng là quá khứ, vần có thể bị che khuất bởi những lo toan dự định với bao khát vọng ước mơ của đời sống thường ngày. Ở đây tác giả kể lại câu chuyện đầy cay đắng của một vầng trăng bị lãng quên, bị lấn át bởi “ánh điện cửa gương”. Trong tâm trí con người vầng trăng tri kỉ của những ngày chưa xa ấy, chua xót thay đã bị trở thành “người dưng qua đường”. Cái ngỡ thân quen xưa nay trở thành âm thầm xa lạ. Rồi ngay sau đó, nhà thơ tạo nên bước ngoặt của tác phẩm khi để tình huống bất ngờ ‘ đèn tắt” xảy ra. Lúc đó con người đối diện với vầng trăng tròn trịa ân tình trong quá khứ chợt họ nhận ra được vẻ đẹp và giá trị đích thực của ngày xưa ẩn sau sự dịu dàng và bao dung của ánh trăng.

Trên cơ sở đó, tác giả viết khổ cuối, khổ thơ chứa đầy ý nghĩa triết lí sâu sắc của toàn bài thơ.
 
Trăng cứ tròn vành vạnh 
Kể chi người vô tình 
Ánh trăng im phăng phắc 
Đủ cho ta giật mình.

Vầng trăng vẫn còn đó, trọn vẹn cao thượng đến lạ lùng mặc cho con người có thờ ơ lạnh nhạt, nó vẫn toả sáng với bao vẻ đẹp tự nhiên thanh bạch. Vầng trăng đó biểu tượng cho những ngày tháng gian khổ thiếu thôn mà nghĩa tình, cho tấm lòng của nhân dân yêu thương che chở đùm bọc cách mạng:

Trăng cứ tròn vành vạnh. Những giá trị đích thực của quá khứ, những ân nghĩa thuỷ chung của một thời oanh liệt - dù đã lùi xa mờ vào dĩ vãng nhưng vẫn trường tồn cùng thời gian. Sự tròn đầy viên mãn của vầng trăng đặt cạnh sự vô tình của con người làm tác giả thêm day dứt, hối hận trước toà án lương tâm. Quả thật chẳng có toà án nào xét sự lãng quên của con người, chỉ có lương tri sâu thẳm mới đánh thức trong chúng ta trách nhiệm đối với quá khứ. Sự cao thượng vị tha của vầng trăng - bất chấp vô tình xa lạ - buộc con người phải suy nghĩ lại chính mình. Bài thơ được sáng tác năm 1978, chỉ ba năm sau ngày toàn thắng của dân tộc. Tại sao chỉ có ba năm với cuộc sông thị thành, với bộn bề lo toan thường nhật có thể làm cho người ta lãng quên hơn mười ngàn ngày trong lửa đạn thiếu thôn và sự ấm áp tình đồng đội, vòng tay che chở của nhân dân? vẫn biết không có gì là mãi mãi trước sức mạnh xói mòn của dòng chảy thời gian nhưng điều đang xảy ra vẫn khiến nhà thơ phải ngỡ ngàng nhìn lại.

Con người ta lãng quên nhanh quá! Còn vầng trăng nặng lòng toả sáng đêm đêm:

Ánh trăng im phăng phắc 

Cho ta thấy được sự bao dung cao cả của vầng trăng quá khứ. Nó lặng im trước sự bội bạc của con người, cái lặng im dịu dàng tha thứ nhưng lại như một lời trách cứ nghiêm khắc xoáy vào tâm hồn nhà thơ. Thật lạ chính sự im lặng ấy có sức mạnh khiến cho con người phải giật mình nghĩ lại. Họ nhận ra giá trị những điều mình đã bỏ quên — quá khứ của chính mình một thời hào hùng oanh liệt của dân tộc: Đủ cho ta giật mình Giọng thơ như một lời tâm tình, thủ thỉ đầy trải nghiệm, từ “giật mình” được tác giả sử dụng rất khéo léo, kết hợp với nhịp thơ liền mạch giàu sức biểu cảm làm toát lên ý nghĩa của toàn bài thơ. Nó không chỉ thể hiện sự ân hận của con người mà còn gửi gắm bên trong nhiều điều mà nhà thơ muôn nói với cái xã hội đang quay cuồng trong vòng xoáy lo toan và mưu tính.

Không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại và lại càng không có tương lai. Tất cả những gì chúng ta đang có đều dựa trên thành quả của những ngày đã qua. Tất cả những gì chúng ta đang làm đều là nối tiếp những điều cha ông chúng ta và chính chúng ta đã làm trong quá khứ. Phải trân trọng và giữ gìn quá khứ để có thể hướng tới tương lai. Phải chăng đó chính là triết lí mà tác giả Nguyễn Duy muôn gởi gắm đến người đọc qua những vần thơ?

Mục đích của nghệ thuật là tác động đến tâm hồn con người và xã hội theo hướng tốt đẹp hơn. Bài thơ Ánh trăng, với những đặc sắc riêng về nghệ thuật và nội dung, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đó. Khổ cuối bài thơ là sự “giật mình” của con người, hàm chứa trong đó bao nhiêu triết lí về cuộc sống và cả sự thức tỉnh đến toàn xã hội chúng ta.

6 tháng 4 2021

Thế kỉ XXI chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với sự xuất hiện của hàng loạt các thiết bị thông minh phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, thì chúng cũng mang lại không ít những thách thức đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong những năm gần đây là hiện tượng nghiện game ở học sinh.

Game là một phần của trò chơi điện tử. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa game và trò chơi điện tử bởi trò chơi điện tử là sự kết hợp giữa trò chơi và thiết bị giúp bạn tương tác và chơi được trò chơi đấy. Một số các game phổ biến hiện nay có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, DOTA , Clash of Clans, Haft-life,… được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Và “nghiện game” đã chính thức được tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận như một dạng  rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những "con nghiện" thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Nghiện game có thể một số biểu hiện như không thể kiểm soát được thời gian, tần suất, địa điểm chơi game, luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng game hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống đến mức quên ăn, quên ngủ, không còn nghĩ gì đến học hành, công việc.Việc nghiện game ở học sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống không chỉ của cá nhân học sinh đó mà còn lên toàn xã hội. Trước hết, nghiện game gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh. Việc tiếp xúc hàng giờ, thậm chí hàng ngày với máy tính có thể gây ra mỏi mắt, dần dần suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, việc chơi các trò chơi chiến đấu thường xuyên đặt bộ não trong một trạng thái căng thẳng liên tục, đó là nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ. Không những thế, sức khỏe học sinh cũng bị tàn phá khi các “con nghiện game” thường xuyên ăn uống qua loa, tạm bợ, bỏ bữa để có thời gian chơi game, trong khi đó, cột sống cũng rất dễ bị tổn thương khi ngồi trong một tư thế, thậm chí là sai tư thế quá lâu…

Cùng với những tác động tiêu cực lên sức khỏe thế chất, nghiện game cũng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh. Coi game là “thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”, thành tích học tập dễ sa sút, học sinh không còn tâm trí học hành, làm việc, đắm chìm vào thế giới ảo và xa lánh với đời sống thật, họ dễ rơi vào trạng thái u uất, chán nản, lâu dần sinh ra trầm cảm, thậm chí có những hoang tưởng từ cuộc sống trong trò chơi ra ngoài đời thật.Đồng thời, hiện tượng nghiện game đang diễn ra cũng gây ảnh hưởng to lớn tới gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh nghiện game sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền vào các game online. Ở lứa tuổi học sinh, chưa làm ra tiền, các em dễ nảy sinh tính trộm cắp, nói dối bố mẹ để có tiền chơi game. Ở mức độ nặng hơn, tâm trí học sinh còn có thể bị kiểm soat bởi những hành động trong game, gây ra những hành động trái pháp luật, gây tổn thương cho bản thân và cho người khác, trở thành gánh nặng cho cả xã hội.

24 tháng 3 2023

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số hóa nên các trò chơi điện tử, game online hiện nay cũng rất phát triển với sự đa dạng về thể loại phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận lớn thanh thiếu niên cũng như học sinh đang sa đà quá vào trò chơi điện tử khiến công việc học hàng sa sút kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Như chúng ta đã biết, trước đây việc ra đời của các trò chơi điện tử mang tính chất giải trí giúp con người giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ làm  việc. Thì ngày nay, với sự phát triển của xã hội đã ra đời game online.

Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.

Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.

Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.

Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.

 

Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.

Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?

Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị. Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.

Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.

19 tháng 4 2019
Đáp án: D

Trong thời đại công nghệ ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của giới trẻ. Tuy nhiên, hiện tượng nghiện mạng xã hội đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng và đe dọa tâm hồn, tinh thần của thế hệ trẻ.

Mạng xã hội, với sự thuận tiện và tốc độ truyền thông, đã thu hút hàng triệu người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội không kiểm soát đã dẫn đến hiện tượng nghiện mạng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người sử dụng.

Một trong những vấn đề lớn nhất là sự so sánh và áp đặt về hình ảnh trên mạng xã hội. Giới trẻ thường xuyên tiếp xúc với những hình ảnh "hoàn hảo", tạo nên áp lực về ngoại hình và cuộc sống mà họ cảm thấy phải đạt được. Điều này dẫn đến tình trạng tự ti, thiếu tự tin và sự không hài lòng với bản thân.

Nghiện mạng cũng ảnh hưởng đến quan hệ xã hội thực tế của giới trẻ. Việc dành nhiều thời gian trên mạng xã hội hơn là giao tiếp trực tiếp đã làm suy giảm khả năng giao tiếp trực tiếp và xây dựng mối quan hệ trong thế giới thực. Điều này tạo ra cảm giác cô độc và cô lập, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề tâm thần như trầm cảm và lo lắng.

Ngoài ra, nghiện mạng còn tác động tiêu cực đến hiệu suất học tập và sự phát triển cá nhân của giới trẻ. Thời gian dành cho mạng xã hội thường xuyên lẫn vào thời gian học tập, làm giảm chất lượng công việc và tập trung. Điều này có thể ảnh hưởng lâu dài đến tương lai của họ.

Để giải quyết vấn đề nghiện mạng, cần có sự hỗ trợ từ cộng đồng, gia đình và giáo dục. Giới trẻ cần được tạo ra nhận thức về tác động của mạng xã hội và học cách sử dụng mạng xã hội một cách tích cực và kiểm soát. Gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường hỗ trợ và an ninh cho con em mình.