Học sinh có trách nhiệm như thế nào với vấn đề trật tự an toàn giao thông văn nghị luận xã hội tự làm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trách nhiệm của học sinh: - Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu và các qui định về an toàn giao thông. - Đi về bên phải theo chiều đi của mình. - Tuân thủ nguyên tắc về nhường, tránh và vượt nhau.
TK
Từ thực trạng trên cho thấy An toàn giao thông hiện nay đang là một vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, mỗi quốc gia đều có một chương trình hành động cụ thể, có thể thấy thiệt hại về an toàn giao thông do mô tô, xe máy luôn chiếm tỷ lệ cao. Đối với trường học thì việc được học an toàn giao thông đã được phổ biến nhưng việc thực hiện thì chưa được cao. Tai nạn do giao thông gây ra là rất lớn, làm thiệt hại đến tiền, của của gia đình, xã hội gây cho con người cuộc sống khó khăn, vất vả cơ cực. Đứng trước tình hình nghiêm trọng và đang vượt ngoài tầm kiểm soát như hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước.
Và chúng tôi mong rằng qua buổi tuyên truyền ngày hôm nay, cùng với sự tuyên truyền của các em HS tới PHHS sau buổi ngoại khoá này sự hiểu biết và ý thức văn hóa giao thông của các bậc PHHS sẽ được nâng lên rất nhiều, và tai nạn giao thông giảm rõ rệt.
Từ thực trạng trên cho thấy An toàn giao thông hiện nay đang là một vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, mỗi quốc gia đều có một chương trình hành động cụ thể, có thể thấy thiệt hại về an toàn giao thông do mô tô, xe máy luôn chiếm tỷ lệ cao. Đối với trường học thì việc được học an toàn giao thông đã được phổ biến nhưng việc thực hiện thì chưa được cao. Tai nạn do giao thông gây ra là rất lớn, làm thiệt hại đến tiền, của của gia đình, xã hội gây cho con người cuộc sống khó khăn, vất vả cơ cực. Đứng trước tình hình nghiêm trọng và đang vượt ngoài tầm kiểm soát như hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước.
Và chúng tôi mong rằng qua buổi tuyên truyền ngày hôm nay, cùng với sự tuyên truyền của các em HS tới PHHS sau buổi ngoại khoá này sự hiểu biết và ý thức văn hóa giao thông của các bậc PHHS sẽ được nâng lên rất nhiều, và tai nạn giao thông giảm rõ rệt.
Mặc dù công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông tại các trường học đã được chú trọng đẩy mạnh trong nhiều năm qua, nhưng những vi phạm, gây tai nạn giao thông ở đối tượng học sinh, sinh viên vẫn không thuyên giảm. Đây thực sự là vấn nạn khiến dư luận xã hội quan ngại.
Mấy năm gần đây, số học sinh bậc THPT, thậm chí cả THCS từ thành thị đến nông thôn đi xe đạp điện, xe máy điện, mô tô, xe gắn máy đến trường gia tăng đáng kể. Không ít học sinh đi xe gắn máy không đúng độ tuổi, không đúng phân khối theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, trong khi các cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát. Đến giờ tan trường, tại cổng trường hoặc các dịch vụ gửi xe gần trường, dòng xe gắn máy, xe đạp điện của học sinh nối đuôi nhau, tranh đua nhau chạy khiến những người lớn tham gia giao thông nhiều khi phát hoảng, phải tạt vào sát vỉa hè vừa để bảo đảm an toàn cho mình, vừa để nhường đường các cô, cậu học sinh. Chính vì vậy, số vụ tai nạn giao thông xảy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ các học sinh, sinh viên vẫn không hề thuyên giảm, khiến dư luận xã hội quan ngại.
Ví dụ, vụ tai nạn giao thông tại đường bờ kè phía bắc sông Trà, thuộc xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, khiến một phụ nữ 56 tuổi đi xe đạp tử vong tại chỗ. Đối tượng gây ra vụ tai nạn đau lòng trên chính là một số thanh-thiếu niên và học sinh ở TP Quảng Ngãi điều khiển xe gắn máy chạy với tốc độ cao rồi va chạm với người phụ nữ. Hay vụ ba học sinh nữ lớp 8 Trường THCS Võ Thị Sáu, phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái chở nhau trên chiếc mô tô mang BKS 21V-69712 không đội mũ bảo hiểm, khi đâm vào trụ cổng nhà dân ven đường, cả ba đã thiệt mạng… Các vụ tai nạn trên như những hồi chuông cảnh báo với xã hội.
Bốn học sinh đèo nhau trên xe gắn máy, không đội mũ bảo hiểm ở TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Thầy giáo Nguyễn Văn Luận, Trưởng ban Quản sinh, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Quảng Ngãi) cho biết: “Những năm qua, Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi đã làm khá tốt công tác giáo dục, tuyên truyền về ý thức và văn hóa giao thông cho học sinh khi tham gia giao thông. Đầu năm, nhà trường mời công an thành phố về báo cáo, cho học sinh và phụ huynh ký cam kết về thực hiện an toàn giao thông. Hằng tuần, nhà trường, thầy, cô giáo trong tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần nhắc nhở các em liên tục về vấn đề trên. Khi tuyên truyền, học sinh nghe rất chăm chú, nhưng khi bước ra đường lại bất chấp tất cả, vẫn không đội mũ bảo hiểm, vẫn lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu”.
Thầy giáo Trần Kim Hảo, Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Khoa Huân (quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Chương trình sách giáo khoa hiện có nhiều nội dung, bài lồng ghép, tích hợp giáo dục về ý thức, văn hóa giao thông-một vấn nạn lâu nay của cả nước. Công tác tuyên truyền, tác động bằng nhiều hình thức phong phú, khác nhau được duy trì thường xuyên trong hệ thống trường học, nhất là nơi có tình hình trật tự giao thông phức tạp như TP Hồ Chí Minh. Để giáo dục, tuyên truyền, tác động đến nhận thức, chuyển hóa thành hành động, thói quen ở giới trẻ là cả một câu chuyện dài. Bước ra đường, tham gia giao thông, các em chứng kiến vô vàn những điều lệch lạc, tiêu cực của xã hội, chẳng hạn như ngay cả người lớn cũng thiếu gương mẫu chấp hành, hoặc khi sai phạm thì nhờ người xin xỏ hoặc bỏ tiền ra “hối lộ” cảnh sát giao thông. Những cách hành xử "không đẹp" như vậy thường thấy ở ta, thật khó để con trẻ, học sinh thực thi pháp luật tốt được".
Chúng tôi cho rằng, công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông tại các nhà trường cần tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa bằng nhiều hình thức phong phú, trực quan. Bên cạnh đó là sự quan tâm sâu sát của các bậc phụ huynh đến việc đi lại của con em mình, nhất là đừng nên giao xe gắn máy cho con em mình điều khiển.
Điều quan trọng hơn, có tác dụng lớn hơn là công tác tuần tra, xử lý vi phạm an toàn giao thông của lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông cần phải thường xuyên, đồng bộ, đúng quy định pháp luật và kịp thời gửi thông báo về nhà trường để thầy, cô giáo có biện pháp giáo dục, xử lý tiếp theo đối với những học sinh vi phạm giao thông. Mặt khác, lực lượng cảnh sát giao thông nên mạnh tay hơn với những đối tượng cố tình vi phạm.
-Nâng cao ý thức
-Tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm
-Đi đúng làn đường
-Không lấn đường làm ảnh hưởng đên người khác....
-Không đi dàn hàng ngang
Chúng ta phải thực hiện trật tự, an toàn giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông thời gian vừa mỗi ngày mỗi tăng cao, nhất là xe tải xe buýt gây tai nạn rất nhiều do đó phải thực hiện trật tự an toàn giai thông để giảm thiểu tai nạn giao thông.
+ Đi sai đường, lấn chiếm vỉa hè
+ Chở quá nhiều người trên một phương tiện
+ Đi dàn hàng ngang dễ gây tai nạn
+ Đánh võng, bốc đầu trên đường đi
Do đó, học sinh cần tôn trọng luật pháp, chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn giao thông, không điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, không chạy quá tốc độ, không lạng lách, đánh võng, không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện, không chở quá số người quy định, không dàn hàng ...1 thg 11, 2023
Do đó, học sinh cần tôn trọng luật pháp, chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn giao thông, không điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, không chạy quá tốc độ, không lạng lách, đánh võng, không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện, không chở quá số người quy định, không dàn hàng ...1 thg 11, 2023
Học sinh có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì trật tự và an toàn giao thông. Dưới đây là một số ý tưởng để bạn phát triển một bài văn nghị luận xã hội về trách nhiệm của học sinh đối với vấn đề này:
Trách Nhiệm Của Học Sinh Đối Với Vấn Đề Trật Tự An Toàn Giao Thông1. Nhận thức và ý thức chấp hành luật giao thông:
Học sinh cần nắm vững và tuân thủ các quy định về an toàn giao thông như đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy; dừng đèn đỏ; đi đúng phần đường quy định.
Nắm vững kiến thức cơ bản về giao thông như tín hiệu đèn giao thông, biển báo giao thông.
2. Gương mẫu và lan tỏa:
Học sinh nên làm gương trong việc chấp hành luật giao thông, từ đó lan tỏa hành vi tốt đến các bạn cùng trang lứa và cộng đồng.
Tham gia các chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông do nhà trường, địa phương tổ chức.
3. Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục về giao thông:
Tham gia các buổi học, hội thảo, hoạt động ngoại khóa liên quan đến an toàn giao thông để nâng cao kiến thức và kỹ năng.
Tham gia các câu lạc bộ hoặc đội tuyên truyền về giao thông trong trường học.
4. Phát huy vai trò của gia đình và nhà trường:
Học sinh cần cùng gia đình và nhà trường xây dựng ý thức tự giác chấp hành luật giao thông ngay từ nhỏ.
Phản ánh và đề xuất với nhà trường, chính quyền địa phương về các vấn đề liên quan đến an toàn giao thông tại khu vực mình sinh sống.
5. Trách nhiệm cá nhân và cộng đồng:
Nhận thức rõ ràng rằng việc chấp hành luật giao thông không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn góp phần xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh cho cộng đồng.
Có trách nhiệm nhắc nhở, giúp đỡ người khác tuân thủ luật giao thông, đặc biệt là những người có hành vi sai trái hoặc chưa hiểu rõ.
Việc đảm bảo trật tự và an toàn giao thông không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân, trong đó có học sinh. Học sinh không chỉ cần học hỏi, tiếp thu kiến thức mà còn cần trở thành những công dân có trách nhiệm và tích cực tham gia vào việc xây dựng một xã hội an toàn và văn minh.
Hy vọng những ý tưởng này sẽ giúp bạn phát triển bài văn nghị luận của mình một cách mạch lạc và thuyết phục.
Học sinh có trách nhiệm như thế nào với vấn đề trật tự an toàn giao thông văn nghị luận xã hội tự làm
Học sinh có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì trật tự và an toàn giao thông. Dưới đây là một số ý tưởng để bạn phát triển một bài văn nghị luận xã hội về trách nhiệm của học sinh đối với vấn đề này:
Trách Nhiệm Của Học Sinh Đối Với Vấn Đề Trật Tự An Toàn Giao Thông
1. Nhận thức và ý thức chấp hành luật giao thông:
Học sinh cần nắm vững và tuân thủ các quy định về an toàn giao thông như đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy; dừng đèn đỏ; đi đúng phần đường quy định.
Nắm vững kiến thức cơ bản về giao thông như tín hiệu đèn giao thông, biển báo giao thông.
2. Gương mẫu và lan tỏa:
Học sinh nên làm gương trong việc chấp hành luật giao thông, từ đó lan tỏa hành vi tốt đến các bạn cùng trang lứa và cộng đồng.
Tham gia các chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông do nhà trường, địa phương tổ chức.
3. Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục về giao thông:
Tham gia các buổi học, hội thảo, hoạt động ngoại khóa liên quan đến an toàn giao thông để nâng cao kiến thức và kỹ năng.
Tham gia các câu lạc bộ hoặc đội tuyên truyền về giao thông trong trường học.
4. Phát huy vai trò của gia đình và nhà trường:
Học sinh cần cùng gia đình và nhà trường xây dựng ý thức tự giác chấp hành luật giao thông ngay từ nhỏ.
Phản ánh và đề xuất với nhà trường, chính quyền địa phương về các vấn đề liên quan đến an toàn giao thông tại khu vực mình sinh sống.
5. Trách nhiệm cá nhân và cộng đồng:
Nhận thức rõ ràng rằng việc chấp hành luật giao thông không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn góp phần xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh cho cộng đồng.
Có trách nhiệm nhắc nhở, giúp đỡ người khác tuân thủ luật giao thông, đặc biệt là những người có hành vi sai trái hoặc chưa hiểu rõ.
Việc đảm bảo trật tự và an toàn giao thông không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân, trong đó có học sinh. Học sinh không chỉ cần học hỏi, tiếp thu kiến thức mà còn cần trở thành những công dân có trách nhiệm và tích cực tham gia vào việc xây dựng một xã hội an toàn và văn minh.
Hy vọng những ý tưởng này sẽ giúp bạn phát triển bài văn nghị luận của mình một cách mạch lạc và thuyết phục.
Mình xin hết nha!