K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11

Bạn tham khảo:

Phương pháp đo thể tích vật rắn không thấm nước thường được thực hiện bằng cách dùng bình chia độ (bình đo thể tích) và dựa trên nguyên lý dịch chuyển chất lỏng. Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị: Đổ nước vào bình chia độ, ghi lại thể tích nước ban đầu (v1).

Thả vật vào bình: Nhẹ nhàng thả vật rắn không thấm nước vào bình. Vật sẽ làm nước dâng lên một mức mới.

Đo thể tích nước sau khi thả vật: Ghi lại thể tích nước sau khi thả vật vào (𝑉2).

Tính toán thể tích vật rắn: Thể tích của vật rắn sẽ bằng lượng nước mà nó đẩy lên, tức là:

vvật = v2 - v1 ​

Phương pháp này dựa trên nguyên lý Archimedes, và rất hữu ích cho các vật rắn có hình dạng không đều hoặc khó đo bằng các cách thông thường.

12 tháng 11

BƯỚC 1: ĐỔ NƯỚC VÀO BÌNH CHIA ĐỘ, ĐÁNH DẤU THỂ TÍCH NƯỚC (GỌI LÀ V1)

BƯỚC 2: THẢ VẬT CHÌM HẲN VÀO BÌNH CHIA ĐỘ, ĐÁNH DẤU THỂ TÍCH NƯỚC VÀ VẬT (GỌI LÀ V2)

THỂ TÍCH VẬT LÀ : V2 - V1

CÁI NÀY CÓ TRONG ĐỀ CƯƠNG CỦA TỚ NÊN TỚ BIẾT :)))

1 tháng 12 2016

Thả vật đó vào nước lấy tay nhấn vật xuống sao cho vật xuống nuocs vừa hết. nước tràn ra bao nhiêu là thể tích

Đo thể tích chất lỏng vật răn không thấm nước: bình tràn/ bình chia độ

Đo khối lượng: Cân

Cách dùng: Bạn tham khảo SGK ý( vừa nhanh lại đúng!)

Để đo độ dài ta dùng thước.

Để đo thể tích chất lỏng thì ta sử dụng bình chia độ.

Để đo khối lượng ta sử dụng cân.

Để đo lực ta sử dụng lực kế.

23 tháng 12 2016

Bước 1 : Xác định dụng cụ đo . Mực nước lúc đầu .

Bước 2 : Thả vật rắn không thấm nước vào bình chia độ

Bước 3 : Quan sát mực nước tăng lên

Bước 4 : Lấy mực nước tăng lên trừ đi mực nước lúc đầu

Bước 5 : Xác định kết quả

23 tháng 12 2016

*Chọn dụng cụ đo:bình chia độ

B1:Tính thể tích nước lúc đầu (V1)

B2:Thả chìm vật vào bình và tính thể tích của nước và vật lúc này(V2)

B3:Thể tích vật =V2 - V1

6 tháng 5 2017
Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ Thả vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình chia độ . Thể tích của phần chất lỏng dân lên bằng thể tích của vật

Bước 1: đổ nước vào bình chia độ V1

Bước 2: thả vật cần đo thể tích vào bình chia độ thì mực nước chất lỏng trong bình là V2

Bước 3: tính thể tích vật bằng cách lấy V2 - V1

12 tháng 7 2017

AI NHANH MÌNH CHO NHA

29 tháng 11 2015

 * Vật rắn không chìm (bóng bàn) 
Đầu tiên lấy một vật kim loại nặng có khả năng làm chìm sau đó ta bỏ kim loại vào dụng cụ đo chất lỏng ( vật này có thể lọt ) hoặc dùng 1 chậu nước . Phần chất nỏng nâng lên - Phần chất lỏng ban đầu hoặc đo phần chất lỏng tràn ra ta được V kim loại . 

Lấy kim loại buộc vào cái bóng làm lại y như trên . Phần chất nỏng nâng lên - Phần chất lỏng ban đầu hoặc đo phần chất lỏng tràn ra sau đó lại trừ V kim loại 

* Vật rắn thấm nước 
Ta lấy đất sét sao cho có thể đủ bao bọc toàn bộ viên phấn . Đo thể tích của đất sét sau đó bao bọc toàn viên phấn . Ta bỏ vào nước của dụng cụ đo ta được V sau - V đầu rồi trừ V đất sét ra V phấn

tick ha pn

29 tháng 11 2015

Để đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước, có thể dùng bình chia độ, bình tràn.

Lưu ý khi đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước:

- Ước lượng thể tích cần đo; chọn bình chia độ có hình dạng, GHĐ, ĐCNN thích hợp; thả chìm vật đó vào chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật; khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần tràn ra bằng thể tích của vật.

- Cách đọc, ghi kết quả, chọn dụng cụ đo giống như khi đo thể tích của chất lỏng.

- Cách sử dụng bình tràn như sau: Thả vật vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa. Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, đó là thể tích của vật cần đo.

- Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật thì cần lưu ý: Lau khô bát trước khi đo; khi nhấc ca ra khỏi bát, không làm đổ hoặc sánh nước ra bát; đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài.

25 tháng 5 2016

Bước 1: buộc cái vật rắn đó với vật không thấm nước.

Bước 2: Cho chúng vào nước.

Bước 3: Nước tràn vào bình chia độ thì đo.

Bước 4: Đo xong lấy kết quả.

Bước 5: Đo thể tích của vật rắn.

Bước 6: Lấy kết quả lúc nãy trừ kết quả này.

Xong a~

25 tháng 5 2016

Đổ nước vào 1 bình chia độ ( khoảng nửa bình hoặc ít hơn ). Xem thể tích của nước ở vạch chia rồi viết ra giấy. Bỏ vật rắn vào, nước dâng lên, viết vào giấy mực nước nhìn thấy được ở vạch chia. Tiếp theo lấy mực nước sau cùng trừ cho mực nước ban đầu, đó chính là thể tích của vật rắn.

26 tháng 12 2016

ta lam nuoc day binh tran.sau do tha vat ran vao the tich nuoc tran ra la the tich vat ran sau do ta cho luong nuoc do vao va xem ket qua

26 tháng 11 2022

ta đổ nước đến ngang phần vòi tràn của bình tràn, để sẵn bình chia độ dưới vòi của bình tràn, rồi bỏ vật rắn không thấm nước vào, số nước tràn ra sẽ được hứng trong bình chia độ, nước trong bình chia độ chỉ bao nhiêu thì đó là thể tích của vật rắn không thấm nước đó.