K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2018

Các chủ ngữ trong đoạn văn trên là:Cây sấu Hà Nội,tôi,mâm cơm mỗi gia đình ở thành phố chúng ta

9 tháng 4 2018

nhớ k mình nha

Giống như hoa sữa mùa thu , cành đào ngày tết , cây sấu Hà Nội gợi nhớ gợi thương trong  tấm lòng những người xa xứ . Tôi có chị bạn đã theo chồng vào miền Nam ngót hai chục năm , mỗi lần có dịp vẫn không quên nhắn bạn gửi cho ít trái sấu xanh Hà Nội . Ngày hè , mâm cơm mỗi gia đình ở mỗi ở thành phố chúng ta không ít khi thiếu trái sấu xanh Hà Nội .

Ko chắc

10 tháng 12 2018

ai tl nhanh mk k cho

11 tháng 12 2021

Chủ ngữ câu 1: Cây sấu Hà Nội, câu 2: Tôi, câu 3: Mâm cơm mỗi gia đình ở thành phố chúng ta.

1/  Từ bài “ Cây sấu Hà Nội” của tác giả Tạ Việt Anh , hãy làm thành một dàn ý hoàn chỉnh.                                                                                             Cây sấu Hà NộiHàng năm, cứ vào hạ sớm này, người Hà Nội lại được hưởng những cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu, thơm thơm.Hương lá dịu dàng ướp cả bầu ko khí tinh khôi khiến ta như muốn hít...
Đọc tiếp

1/  Từ bài “ Cây sấu Hà Nội” của tác giả Tạ Việt Anh , hãy làm thành một dàn ý hoàn chỉnh.

                                                                                             Cây sấu Hà Nội

Hàng năm, cứ vào hạ sớm này, người Hà Nội lại được hưởng những cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu, thơm thơm.

Hương lá dịu dàng ướp cả bầu ko khí tinh khôi khiến ta như muốn hít thật sâu cho căng tràn lồng ngực. Sau lúc lá rụng là cữ sấu ra hoa. Những mảng hoa hình sao màu trắng sữa chao nghiêng trong gió, đậu xuống tóc các cô gái, lấm tấm khắp cả mặt đường. 

Giống như hoa sữa mùa thu, cành đào ngày tết,cây sấu Hà Nội gợi nhớ, gợi thương trong tấm lòng của những người xa xứ. Tôi có chị bạn đã theo chồng về Nam ngót hai chục năm,mỗi lần có dịp vẫn ko quên nhắn bạn gửi cho ít sấu xanh Hà Nội. Ngày hè mâm cơm mỗi gia đình thành phố chúng ta ít khi thiếu bát nước rau muống luộc dầm sấu, ăn kèm với cà pháo ròn tan. Thức ăn giản dị ấy đã là nỗi khát khao của chi bạn tôi (và cả nhiều người khác) mỗi bữa cơm trong thành phố phương Nam nóng ngột mà cái mát lạnh của những cốc trà đá ko làm dịu nổi. Từ những quả sấu xanh,bàn tay khéo léo và sự tinh tế của các bà nội trợ đất Tràng An đã tạo nên món sấu đá,một thứ đồ giải khát dân dã mà đậm đà chất Hà Nội. Hãy tưởng tượng cái nóng như nung của trưa hè,bạn sà vào một quán hàng rong nơi góc phố. Cô hàng tươi tắn chào mời, thoăn thoắt đôi tay. Thoáng một cái bạn đã có một cốc sấu đá mát lạnh. Đừng ngần ngại trước vẻ mộc mạc của nó. Những trái sấu xanh vừa độ,gọt vỏ bỏ hột,trần qua bớt vị chua,đc thấm đẫm trong cốc nước đường hoa mai ngọt đậm. Chỉ nhấp một ngụm nước, nhai kỹ miếng sấu,cái khát trưa hè đã dần lui. Ấy là chưa kể sự mát mẻ và những nhát quạt phây phẩy của cô hàng chiều khách…

Từng qua thời thơ ấu Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm trước cổng trường.

Lúc sấu chín, cũng là lúc Hà Nội sắp vào thu với mang mác heo may, vàng tươi hoa cúc. Mùa nào, tiết nào Hà Nội cũng có cái để mà nhớ, mà thương. Đó chíng là cái duyên của thành phố trong mắt, trong lòng những người yêu Hà Nội.

0
5 tháng 3 2018

Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, mùa xuân đất trời:

     + Màu sắc đặc trưng: màu sông xanh, núi tím say mộng ước

 

     + Đường nét, hình khối: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào

     + Âm thanh đặc trưng: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát của những cô gái huê tình

     + Hình ảnh con người:

     + Nghi lễ đón xuân: thắp nến trên bàn thờ Phật Thánh, bàn thờ tổ tiên

     + Gia đình: sum họp, đoàn viên, trên kính dưới nhường

 + Lòng người trong ngày xuân: thấy ấm áp, vui như mở hội

→ Những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, đó là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội

b, Tác giả nêu bật sức sống của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh gợi cảm, với những hình ảnh so sánh cụ thể: “ Ngồi yên không chịu được… nhựa sống của con người căng lên như máu, những cặp uyên ương đứng cạnh”

     + Cảm nhận rõ rệt về cái rét: “cái rét ngọt ngào, không tê buốt căm căm nữa”

c, Ngôn ngữ của đoạn văn được chắt lọc tinh tế, kĩ càng. Hình ảnh so sánh cụ thể, mới lạ, cũng cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, kết hợp với giọng điệu vừa sôi nổi, thiết tha gợi nhiều ấn tượng.

21 tháng 10 2016

+) Hằng năm, cứ vào mùa thu , người Hà Nội được ngắm những con mưa lá sấu vàng rơi xuống vai trong hương thơm dìu dịu.

+) Những cánh hoa hình sao vàng màu trắng sữa chao nghiêng trong gió.

+) Sấu dầm vừa ngọt vừa thơm, hương vị khi ăn vào đỡ khát trong những trưa

Thiếu từ và sử dụng từ ngữ sai.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Bài viết mẫu tham khảo: 

Bài thơ Đất nước được hình thành trong một quãng thời gian dài (1948-1955); lần đầu tiên được đưa vào tập Chiến sĩ (1956). Bài thơ được tổ hợp từ một số bài thơ khác như Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949).

Chủ đề bao trùm của Đất nước là lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha, ý thức độc lập tự chủ, là lòng tự hào về đất nước và nhân dân anh hùng, từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên chiến thắng huy hoàng. Đoạn mở đầu bài thơ là một bức tranh thu Hà Nội trong những ngày tác giả rời thủ đô đi chiến đấu và hình ảnh người ra đi:

                                                                                      Sáng mát trong như sáng năm xưa

                                                                                      …

                                                                                      Sau lưng thềm lá… đầy

Bài thơ Đất nước không viết về mùa thu nhưng khởi nguồn cảm hứng cho nhà thơ nghĩ về đất nước là một buổi sáng mùa thu ở chiến khu Việt Bắc mang đậm đặc trưng thu của Việt Nam với bầu trời trong xanh, làn gió mát thổi nhẹ hoà lẫn với hương cốm ngạt ngào. Là một nghệ sĩ – chiến sĩ của thời đại cách mạng, Nguyễn Đình Thi cảm nhận mùa thu bằng hương cốm mới. Các nghệ sĩ đặc biệt yêu món ăn Việt Nam đều ca ngợi vẻ đặc sắc, độc đáo của cốm. Chỉ với hình ảnh “hương cốm mới”, Nguyễn Đình Thi vừa gợi được thời gian, không gian thu, vừa bộc lộ được tấm lòng yêu nước thật bình dị mà không kém phần sâu lắng thiết tha của mình.

Từ buổi sáng mùa thu ấy, nhà thơ bồi hồi nhớ lại “mùa thu đã xa”. Đó là mùa thu phải từ biệt quê hương ra đi vì nghĩa lớn. “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội”, câu thơ đã đưa lại cho bức tranh thu một nét vẽ thật cụ thể. Từ “chớm” và cụm từ “chớm lạnh” đã gợi rất đúng một ngày mới chớm vào thu của Hà Nội.

Dường như trong cái buổi sáng chớm lạnh ấy, chỉ có gió thổi trong những phố dài, làm cho phố như dài thêm ra vì vắng lặng. Từ nhạc điệu đến từ ngữ, câu thơ gợi cho ta cảm giác chưa thật phải là gió. Vì không phải là “heo may” mà là “hơi may”. Từ “xao xác” là một từ láy vừa gợi hình vừa gợi cảm. Ở đây tác giả sử dụng thủ pháp đảo ngữ đã tạo nên một hiệu quả biểu đạt khá cao. Hình như nghe “xao xác” rồi mới nhận ra “hơi may”. Một câu thơ chứa đầy tâm trạng: tâm trạng của những người thiết tha gắn bó với quê hương Hà Nội mà phải rời quê hương ra đi vì nghĩa lớn, lòng không thể thanh thản dửng dưng, trái lại luôn luôn trĩu nặng một nỗi yêu thương, bâng khuâng lưu luyến, mong nhớ lặng buồn:

                                                                                      Người ra đi đầu không ngoảnh lại

                                                                                      Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Đã có nhiều ý kiến khác nhau về hình ảnh người ra đi trong hai câu thơ trên. Câu thơ này cũng có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau. Nguyễn Đình Thi đã có lần phát biểu về ý thơ này. Ông cho rằng vẻ đẹp của mùa thu là vẻ đẹp giản dị sâu lắng. Câu thơ gợi lên một khung cảnh rất đẹp nhưng có cái gì đó tĩnh lặng, hoang vắng, man mác buồn. Đó là tâm trạng buồn rất thực của những người rời Hà Nội vì mục đích, lẽ sống cao cả.

Nổi lên trên bức tranh thu Hà Nội với những hình khối, màu sắc và ánh sáng đầy ấn tượng vẫn là hình ảnh người chiến sĩ vừa hiên ngang kiên nghị, vừa có nét hào hoa tinh tế, gắn bó thiết tha với quê hương. Hình ảnh này làm ta nhớ đến hình ảnh tráng sĩ một thuở kiên quyết lên đường vì đại nghĩa với tâm hồn lãng mạn mộng mơ có sức hấp dẫn mạnh mẽ được diễn tả khá sinh động và đẹp đẽ trong những vần thơ của Thâm Tâm, Quang Dũng.

Nhịp điệu của câu thơ cuối nói riêng, đoạn thơ nói chung cũng đã góp phần diễn tả cái tâm trạng rất thực của người ra đi nói trên: chậm rãi đều đều trầm lắng như nhịp bước của người ra đi, quả quyết và lưu luyến, lặng lẽ, mà xao động.

Đoạn thơ chỉ có bảy câu thơ nhưng vừa có hình, có tình, có nhạc, có ánh sáng, màu sắc. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất viết về mùa thu. Đằng sau bức tranh thu nên thơ nên họa là tấm lòng gắn bó tha thiết với quê hương đất nước và niềm ngưỡng vọng của thi nhân đối với vẻ đẹp của những con người lên đường theo tiếng gọi của non sông.

Liệt kê lại các câu văn biểu cảm trong đoạn sau: "Từ khi theo gia đình vào Nam, tôi nhớ không nguôi sắc hoa màu đỏ hồng, nở trên những cành cây trông tuy khẳng khiu nhưng chứa đựng một sức sống mãnh liệt. Càng đi xa, tôi càng nhớ, mỗi độ Tết đến lại mong được một lần về Hà Nội sum họp cùng ông bà, cùng loài hoa tôi yêu quý để có một mùa xuân trọn vẹn thường khi. Tôi thấy mình đâu đó khi đọc “Thương...
Đọc tiếp

Liệt kê lại các câu văn biểu cảm trong đoạn sau: 
"Từ khi theo gia đình vào Nam, tôi nhớ không nguôi sắc hoa màu đỏ hồng, nở trên những cành cây trông tuy khẳng khiu nhưng chứa đựng một sức sống mãnh liệt. Càng đi xa, tôi càng nhớ, mỗi độ Tết đến lại mong được một lần về Hà Nội sum họp cùng ông bà, cùng loài hoa tôi yêu quý để có một mùa xuân trọn vẹn thường khi. Tôi thấy mình đâu đó khi đọc “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng, có một chương với nhan đề rất hay: “Tháng hai, tương tư hoa đào”. Có lẽ với hoàn cảnh tôi lúc này thật đúng. Tôi cũng tương tư, nhớ thương hoa đào và cái se se lạnh của mùa xuân Hà Nội. Mặc dù tôi biết, tình yêu thương của miền Nam đang choàng lên vai tôi màu vàng óng của hoa mai…"

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha! Trời xanh đây là...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha!

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Từ những năm đau thương chiến đấu

Ðã ngời lên nét mặt quê hương

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Ðã bật lên những tiếng căm hờn.

( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi, Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 124)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích?

Câu 2: Thông qua đoạn trích, anh/chị có cảm nhận gì về tinh thần đấu tranh của nhân dân ta?

Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật tu từ và hiệu quả nghệ thuật trong hai câu thơ: “ Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều”

Câu 4: Trình bày cảm nhận của anh/chị về tình cảm được thể hiện trong hai câu thơ: “Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

 

0