ĐẠI TỪ,TÍNH TỪ ,LƯỢNG TỪ ,TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG LÀ GÌ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.
- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.
Em tham khảo:
Ý 1:
* Từ ngữ địa phương
- Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.
- Ví dụ
+ Mẹ: bầm, u, má,
+ tô- bát, ghe - thuyền, cây viết - cây bút, …
* Biệt ngữ xã hội
- Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu.
- Ví dụ
+ Trong xã hội phong kiến: hoàng đề, long nhan, trẫm, hoàng tử, băng hà,...
+ Nghề dệt: xa, ống, sợi hồ, sợi mộc, thoi, go…
Ý 2:
a, + Bắc Bộ: thúng (đơn vị để đong thóc, gạo); nia; dần; sàng (đồ dùng để sẩy gạo, thóc); bò (đơn vị để đong gạo)…
+ Trung Bộ: nhút; chẻo – nước mắm…
+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm…
b,
+ Biệt ngữ xã hội của triều đình phong kiến xưa có thể kể đến: Hoàng đế, Quả nhân, Trẫm, Khanh, long thể, long nhan, dung nhan, băng hà…
+ Biệt ngữ hội của những người bên Thiên Chú giáo: nữ tu, ơn ích, cứu rỗi, lỗi, ông quản…
+ Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ: chém gió, ngỗng, g9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ…
Tác dụng: Để phân biệt từ ngữ giữa các vùng miền
-Đại từ là những từ để trỏ người, sự vật, hành động, tính chất...đã được nhắc đến trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi.
-Đài từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp trong câu như Chủ ngữ, Vị ngữ hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ.
Tôi:tui
Mày:mi
Tao:tau
Nó:hắn
Chúng mày:tụi bây
Chúng tao:choa
Cái:ci
Anh ấy:ảnh
.............
Mậm:con trai(Minh Tân)
Cún:con gái(Minh Tân)
Giai:bạn(Trúc Động)
Con cẫu:con cua(Thủy Nguyên)
Đeo dép:đi dép(Cát Hải)
Chúng mày:choa(miền Nam)
Ví:với(miền Nam)
Hiện chừ:bây giờ(miền Nam)
...................................
Chúc bạn học tốt nhớ tick cho mk nha.
Từ địa phương là những từ được sử dụng hạn chế ở một hoặc vài địa phương nào đó. Từ địa phương là một bộ phận của phương ngữ. Phương ngữ là ngôn ngữ của một địa phương bao gồm cả mặt ngữ âm, từ vựng lẫn ngữ pháp.
+ Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.
Ví dụ:
+ Từ địa phương Bắc Bộ: U (mẹ), giời (trời)…
+ Từ địa phương Trung Bộ: mô (nào, chỗ nào), tê (kìa), răng (thế nào, sao), rứa (thế) , ..
+ Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn), thơm (dứa), ghe (thuyền), …
+ Con về tiền tuyến xa xôi
Nhớ bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.
(Tố Hữu)
b. Các kiểu từ ngữ địa phương
+ Từ ngữ địa phương tương ứng nghĩa với từ ngữ toàn dân:
Ví dụ:
+ Nam Bộ: tô- bát, ghe - thuyền, cây viết - cây bút, …
+ Nghệ Tĩnh: bọ - cha, mô - đâu, tê -kìa, trốc - đầu, khau - gầu, tru - trâu, …
- Từ địa phương chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở một hoặc một số địa phương (khi được sử dụng phổ biến sẽ gia nhập vốn từ toàn dân).
Ví dụ:
+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng vịt, mù u
+ Trung Bộ: nhút, chẻo - nước mắm
+ Bắc Bộ: thủng (đơn vị để đong thóc, gạo), …
(Sưu tầm trên mạng,ai thấy hay thì ủng hộ cho mình nhé!)
Từ xưng hô thuộc hệ thống nào? |
Thứ năm, 07 Tháng 6 2007 05:38 | ||||||||||||||||
Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 3 năm 2007 có bài Cần phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô của TS. Nguyễn Thị Trung Thành. Trong bài báo này, TS. Nguyễn Thị Trung Thành khẳng định : “Khái niệm từ xưng hô có nội hàm rộng hơn khái niệm đại từ xưng hô. Từ xưng hô trong tiếng Việt gồm có các loại sau : đại từ dùng để xưng hô, danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô, danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp. Như vậy, đại từ xưng hô chỉ là một bộ phận nhỏ nằm trong từ xưng hô” (tr.2)... Từ nhận thức đó, tác giả cho rằng SGK Tiếng Việt 5, tập 1 nhầm lẫn từ xưng hô với đại từ xưng hô khi viết :“Bên cạnh các từ nói trên (tôi, chúng tôi ; mày, chúng mày ; nó, chúng nó,... NTLK chú), người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,...” (tr.3) – phần gạch chân nhấn mạnh là của TS. Nguyễn Thị Trung Thành. Qua bài viết này, chúng tôi muốn được trao đổi cùng TS. Thành và bạn đọc về hai ý kiến trong bài báo trên. 1. Trong hệ thống từ loại tiếng Việt liệu có “từ xưng hô" với ba tiểu loại như tác giả bài báo khẳng định không ? Khi giao tiếp, để “xưng” (tự chỉ mình) người Việt dùng nhiều phương tiện : đại từ xưng hô (tôi, chúng tôi, vd a), tên riêng (vd b), danh từ (DT) chỉ quan hệ thân tộc (vd c), DT chỉ chức danh (vd d), danh ngữ xác định (vd e) ; để “hô gọi” người Việt dùng : đại từ xưng hô (mày, chúng mày, vd a’), tên riêng (b’), DT chỉ quan hệ thân tộc (vd c’), DT chỉ chức danh (vd d’), danh ngữ xác định (vd e’),... a. Khi nào tôi hô thì kéo nhá ! (NGUYỄN ĐÌNH TÚ, Chuông ngân cửa Phủ, VNQĐ [1], tháng 2-2007, tr. 93) b. Bỗng thằng Sặt ngủ giường bên khóc thét lên : – Bắt đền bu đấy nào (...) Chúng nó cứ chế Sặt đấy nào ! (KIM LÂN, Thượng tướng Trần Quang Khải – Trạng Vật, TTVHVN, tr. 430) c. Em lớn bằng anh, em cũng tự đi được như anh mà. (SƠN TÙNG, Búp sen xanh, Nxb Kim Đồng 2005, tr.91) d. Cô rất buồn khi thấy một số em chưa tự mình làm lấy bài kiểm tra. (PHẠM THỊ THANH TÚ, Tập đoàn san hô, Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, Nxb GD 1999, tr. 325). e. Kẻ nhà quê này không bao giờ bán bạn cả. Ông anh cứ yên tâm đi ![2] a’. Kiên, tao hạ lệnh cho mày giết tao mau. (BẢO NINH, Thân phận của tình yêu, Nxb Hội Nhà văn 2005, tr.104) b’. Hồng, lại đây cậu bảo. (NGUYÊN HỒNG, Những ngày thơ ấu, TTVHVN, tr. 81) c’. Cháu là con nhà ai ? (SƠN TÙNG, Búp sen xanh, Nxb Kim Đồng 2002, tr. 46) d’. May quá thầy giáo ạ. Mưa bất ngờ làm chúng tôi không kịp trở tay. (BÙI NGUYÊN KHIẾT, Chuyện một con bê, Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, Nxb GD 1999, tr.191). e’. Cậu thằng Hồng vẫn còn thức đấy ư ? (NGUYÊN HỒNG, Những ngày thơ ấu, TTVHVN, tr.78) (Cũng cần nói thêm là các DT chỉ chức danh chỉ dùng để hô gọi (chỉ ngôi thứ 2), không dùng để xưng (không dùng để chỉ ngôi thứ nhất). Chẳng hạn, nói : Chào bác sĩ, thưa bác sĩ ; nhưng không thể có ông/bà bác sĩ nào lại nói : Bác sĩ cám ơn, Bác sĩ về nhé)[3] . Như vậy, ta có thể nói rằng, xưng hô là một chức năng chứ không phải là một từ loại[4] . Mặt khác, trong các tài liệu ngữ pháp tiếng Việt từ trước tới nay, tuy mỗi tác giả có thể nêu một danh sách từ loại khác nhau về tên gọi, về sự phân loại, nhưng tuyệt nhiên không có một lớp từ loại nào được gọi tên là “từ xưng hô”. 2. Danh từ chỉ quan hệ thân tộc, danh từ chỉ chức danh có dùng như đại từ xưng hô ? Số lượng danh từ chỉ quan hệ thân tộc (DTT) trong tiếng Việt không nhiều, và đều là từ đơn tiết. Song có thể nói đây là tiểu nhóm danh từ đặc sắc nhất về ngữ nghĩa, ngữ pháp và dụng pháp. Ngữ nghĩa của DTT không chỉ chủng loại như các tiểu nhóm danh từ sự vật mà chỉ quan hệ (huyết thống). Chính lượng nghĩa này mang đến cho DTT những đặc sắc về ngữ pháp và ngữ dụng. Bài viết này chỉ bàn đến sự sử dụng DTT trong đời sống tiếng Việt của người bản ngữ. Ngoài việc dùng DTT để chỉ quan hệ thân tộc, người Việt còn dùng DTT làm từ xưng hô (thay cho đại từ xưng hô ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, trừ vợ, chồng, dâu, rể, can, kị, chắt, chút) trong gia đình và cả ngoài xã hội. Bằng trực giác, bất cứ người Việt nào cũng có thể thấy trong xưng hô, người Việt thường dùng DTT[5] , ít khi dùng đại từ xưng hô chính danh (tao, chúng tao, mày, chúng mày, nó, chúng nó)[6] . Chẳng hạn, so sánh :
Khảo sát ở các từ điển thống kê[8], hoặc mở những trang truyện có hội thoại, hoặc nghe những đoạn băng, xem những thước phim có hội thoại, ta cũng gặp hiện tượng vừa nêu (DTT dùng thay cho đại từ xưng hô ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai xuất hiện với tần suất vượt trội so với đại từ xưng hô chính danh). Các đại từ xưng hô chính danh chỉ dùng trong những tình huống giao tiếp hạn hẹp, mang tính chất suồng sã, trong phạm vi gia đình (của vai trên với vai dưới), hoặc trong phạm vi bạn bè. Hiện tượng dùng DTT làm từ xưng hô không chỉ gặp ở tiếng Việt mà còn gặp ở nhiều ngôn ngữ khác[9]. Tuy nhiên, cái đặc biệt của tiếng Việt là hầu hết DTT được dùng thay cho đại từ xưng hô ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai nhiều tới mức lấn lướt đại từ xưng hô chính danh, làm cho tiếng Việt không có một đại từ xưng hô nào hoàn toàn trung hoà về sắc thái biểu cảm [10]. Thêm vào đó, ở nhiều ngôn ngữ, theo các nhà ngôn ngữ học, chỉ có một vài DTT (cha, mẹ, anh, chị, em) dùng để “hô gọi” không dùng để xưng và cũng chỉ dùng trong phạm vi gia đình mà thôi. Chính hiện tượng vừa nêu khiến người nước ngoài học tiếng Việt thường gặp khó khăn khi phải lựa chọn đại từ xưng hô thích hợp. Wardhaugh nhận xét rằng : “Trong thực tế, một số ngôn ngữ đã sử dụng cái mà chúng ta vốn nhìn nhận như các danh từ thân tộc làm hình thức xưng hô. […]. Một ví dụ (nữa) về trường hợp này là tiếng Việt, trong đó, một người gọi những người khác bằng những từ tương đương với các từ tiếng Anh uncle ‘chú / bác’, older sister ‘chị’, younger brother ‘em trai’, v.v.. Thậm chí cái tương đương với đại từ I ‘tôi’ của tiếng Anh cũng là danh từ thân tộc. Do vậy, trong mọi quan hệ xã hội, những người nhập cuộc phải gắng tự định vị người khác, và sử dụng những yếu tố như họ hàng, vị trí xã hội và tuổi tác để chọn lựa đại từ xưng hô thích hợp.” [11] Ta biết rằng khi chuyển loại ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của từ cũng thay đổi theo. Có thể nói rằng chuyển loại từ là một phương thức cấu tạo từ. Từ mới được tạo ra theo phương thức chuyển loại có các đặc điểm : – Giữ nguyên vỏ âm thanh của từ xuất phát ; – Mang nghĩa mới, nghĩa mới này có quan hệ nhất định với nghĩa của từ xuất phát ; – Mang đặc trưng ngữ pháp mới (khả năng kết hợp thay đổi, chức năng cú pháp thay đổi). So với từ xuất phát, từ đã chuyển loại mang nghĩa mới, đặc trưng ngữ pháp mới nhưng vẫn nằm trong hệ thống với từ xuất phát, nghĩa là chúng có mối quan hệ với nhau chứ không hoàn toàn tách biệt như từ đồng âm. Chẳng hạn, xét các vd :
ta thấy ở vd a, khó khăn mang đặc điểm của tính từ (chỉ đặc trưng, có khả năng kết hợp với phụ từ chỉ mức độ, làm thành tố chính trong cụm tính từ làm vị ngữ) nhưng ở vd a’ nó đã chuyển loại thành danh từ (chỉ hiện tượng, kết hợp với phụ từ chỉ lượng ở trước và đại từ trực chỉ ở sau, làm thành tố chính trong cụm danh từ làm chủ ngữ). Hoặc từ cuốc, khi dùng với tư cách là một danh từ thì mang đặc điểm của từ loại danh từ (vd b) (chỉ sự vật, không kết hợp với phụ từ, làm bổ ngữ) ; khi chuyển loại (vd b’), cuốc mang các đặc điểm của từ loại động từ (chỉ hành động, kết hợp với phụ từ chỉ thời gian đang, làm thành tố chính trong cụm động từ làm vị ngữ). Ở vd c, d và c’, d’ hay vd e và e’ tình hình cũng tương tự, khi dùng với tư cách danh từ (vd c, d), thì ông, cháu mang đặc điểm của từ loại danh từ (chỉ người có quan hệ thân tộc, làm thành tố chính trong cụm danh từ làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ) ; khi dùng với tư cách đại từ (vd c’. d’), thì chúng mang đặc điểm của đại từ xưng hô (để xưng hô, không thể mang thành tố phụ, độc lập làm bổ ngữ…). Chuyển loại là một hiện tượng ngữ pháp có tính phổ biến. Nếu đã xem cày, cuốc trong đang cày, đang cuốc… là hiện tượng chuyển loại của từ thì không thể gạt nhóm ông, cháu... trong ông ơi, cám ơn cháu... ra khỏi danh sách các trường hợp chuyển loại. Đặc biệt, một thực trạng không thể phủ nhận (như chúng tôi đã nêu ở trên), và không thể không lưu ý là trong thực tế giao tiếp, người Việt xưng - hô bằng DTT (và hô gọi bằng một số danh từ chỉ chức danh) là chủ yếu ; rất ít trường hợp sử dụng đại từ xưng hô chính danh. Có thể nói rằng không phải ngẫu nhiên mà các tác giả của các giáo trình, sách nghiên cứu, như Giáo trình Việt ngữ, tập 1 (1962) của Hoàng Tuệ, Ngữ pháp tiếng Việt (1983) của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam ; Ngữ pháp tiếng Việt (1975, bằng tiếng Nga) của I.X. Bystrov, Nguyễn Tài Cẩn, N.V. Xtankevich ; Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại (1975) của Nguyễn Tài Cẩn ; Từ loại tiếng Việt (1993) của Lê Biên ; Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa (1998), Tiếng Việt, văn Việt, người Việt (2001)của Cao Xuân Hạo, v.v. đều coi những danh từ chỉ quan hệ thân tộc và chỉ chức vụ, nghề nghiệp được dùng như đại từ xưng hô là “đại từ xưng hô”. Vậy thì, phải chăng khi cho rằng SGK Tiếng Việt 5, tập 1 nhầm lẫn từ xưng hô với đại từ xưng hô, tác giả bài viết Cần phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô chỉ căn cứ vào một hai cuốn từ điển mà chưa quan tâm đến ý kiến của các nhà ngữ pháp đã trình bày trong các cuốn giáo trình và sách nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt ? Là từ loại được dùng để xưng hô, để hỏi, để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ [12]; đại từ giữ vai trò quan trọng trong việc tạo lập các phát ngôn và rèn luyện tư duy. SGK Tiếng Việt hiện hành bổ sung đại từ vào nội dung dạy học lớp 5 là để thực hiện các mục tiêu “hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi” và “thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy”. Nội dung dạy học về đại từ trong sách Tiếng Việt 5 là những điều rất cơ bản và đơn giản, có tác dụng bồi dưỡng năng lực tư duy và giao tiếp. Có thể thấy điều này qua mục ghi nhớ của bài học, vd : (1) “Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy”. (Tiếng Việt 5, tập một, tr. 92). Định nghĩa này dựa vào hai chức năng của đại từ mà HS dễ quan sát là “dùng để xưng hô” và “thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy”. Chú trọng việc hình thành cho HS kĩ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp, SGK Tiếng Việt 5 ưu tiên chọn nội dung đại từ xưng hô (không chọn đại từ phiếm chỉ, đại từ nghi vấn). 1. Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp : tôi, chúng tôi ; mày, chúng mày ; nó, chúng nó,... 2. Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,... 3. Khi xưng hô, cần chú ý? chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới. (Tiếng Việt 5, tập một, tr. 105) Mục đích nâng cao năng lực giao tiếp và tư duy càng rõ hơn qua các bài tập thực hành, vd : 1. Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi từ trong đoạn văn sau : (...). 2. Chọn các từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi ô trống (...). (Tiếng Việt 5, tập một, tr.106) Nội dung kiến thức trên không chỉ phù hợp với đối tượng mà còn không có gì trái ngược với quan niệm của các nhà ngữ pháp về hiện tượng chuyển loại. Hơn nữa, nếu dạy sử dụng phương tiện xưng hô tiếng Việt mà không dạy trường hợp danh từ thân tộc chuyển loại thì khó có thể gọi là dạy sử dụng tiếng Việt. TS. Nguyễn Thị Ly Kha còn phần địa phương bạn thì bạn phải hỏi người thân, gia đình của bạn nha. |
từ ngữ chỉ QH thân huộc:mẹ,ba,dì,dượng,chú,bác
đại từ nhân xưng:tôi ,tao,chúng nó,chúng mày,nó....
chỉ chức vụ nghề nghiệp:quản lí ,phục vụ,giám đốc....
CHÚC BẠN HỌC TỐT CHO MIK 1 LIKE
– Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
Từ địa phương là những từ được sử dụng hạn chế ở một hoặc vài địa phương nào đó. Từ địa phương là một bộ phận của phương ngữ. Phương ngữ là ngôn ngữ của một địa phương bao gồm cả mặt ngữ âm, từ vựng lẫn ngữ pháp.
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Ví dụ: Xinh, vàng, thơm, to, nhỏ, giỏi,...
Đại từ là một từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
Ví dụ: Tôi, anh, chị, em, ông, bác, ấy, chúng em, chúng ta, chúng tôi, họ,..... v.v.
Lượng từ là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật một cách khái quát.
Ví dụ: Những, cả mấy, các,...
Từ địa phương là những từ được sử dụng hạn chế ở một hoặc vài địa phương nào đó. Từ địa phương là một bộ phận của phương ngữ. Phương ngữ là ngôn ngữ của một địa phương bao gồm cả mặt ngữ âm, từ vựng lẫn ngữ pháp.
hok tốt