Kết bài cho bài văn tả người bằng cách mở rông như thế nào
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Bài văn tả cái cối.
b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?
Phần | Từ...đến... | Nói điều gì? | Giống cách mở bài, kết bài nào đã học |
Mở bài | từ Cái cối xinh xinh đến nhà trống. | Nói lên sự xuất hiện của cái cối. | Giống cách mở bài trực tiếp. |
Kết bài | từ Cái cối xay cũng như đến từng bước anh đi.... | Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà. | Giống như cách kết bài mở rộng |
c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?
- Tả hình dáng:
+ Vành cối, áo cối
+ Hai tai cối
+ Hàm răng cối
+ dăm cối, cần cối
+ cái chốt
+ cái dây thừng
⇒ Tả hình dáng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến phần phụ.
- Tả công dụng:
+ Đổ thóc vào cối
+ xung quanh cối.
+ vành cối
+ tiếng cối phát ra khi xay
⇒ Tả công dụng là dùng để xay lúa, sau đó là nói lên niềm vui của tiếng xay lúa.
1. Từ đầu đến "Đẹp quá".
- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng.
2. Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
3. Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cần cù, say mê lao động...
4. - Câu văn cuối là phần kết bài.
- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
5. Bài văn tả người thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu người định tả.
- Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...)
+ Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cơ xử với người khác,...)
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
1. - Đoạn mở bài trong bài văn Hạng A Chảng: Từ đầu đến đẹp quá!
- Giới thiệu người định tả là Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời nhận xét của các cụ già làng trong về thân hình khỏe, đẹp của Hạng A Cháng.
2. - Những điếm nối bật về ngoại hình cùa Hạng A Cháng là:
- Ngực nở vòng cung.
- Da đỏ như lim.
- Bắp tay. bắp chán rắn như trắc, gụ.
- Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
- Khi đeo cày trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
3. - Qua đoạn văn miêu tả hoạt động cùa A Cháng, em thấy A Cháng là một người lao động cần cù, khỏe mạnh, làm việc không biết mệt mòi, say sưa công việc, tập trung cao độ vào việc làm.
4. - Đoạn kết bài là câu văn cuối cùng của bài: Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ H'mông đang định cư ở chân núi Tơ Ro.
- Ý chính cua phần kết bài: Ca ngợi sức lực tràn trề cúa A Cháng và đó cũng chính là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
5. Nhận xét: cấu tạo bài văn tả người thường có ba phần:
a) Mô bài: Giới thiệu người định tả (tên, tuổi...)
b) Thân bài:
- Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt. hàm răng, nước da, tay chân).
- Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác...)
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
Trong tâm khảm mỗi người thì có lẽ ngoài hình ảnh những người thân yêu trong gia đình thì hình ảnh ngôi nhà là khó phai mờ hơn cả. Bởi lẽ nhà là nơi gắn bó, chứng kiến ta được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với riêng em, ngôi nhà cũng giống như một người thân ruột thịt vậy.
kết bài
Không quá rộng rãi hay bề thế, ngôi nhà của em tuy khá nhỏ bé so với những ngôi nhà khác nhưng trong nhà lúc nào cũng ấm áp và tràn ngập tiếng cười. Em rất yêu ngôi nhà của em và chắc chắn sau này, dù có đi đâu xa đi chăng nữa, thì em vẫn luôn móng ngóng để được trở về ngôi nhà thân yêu ấy.
1) Mở bài kiểu gián tiếp
Thời thơ ấu của tôi gắn liền với nhiều kỉ niệm. Con đường thơ mộng ngày hai buổi đưa tôi đến trường. Bãi cỏ ven làng, nơi tôi cùng các bạn nô đùa. Nhưng thân thiết nhất với tôi vẫn là con sông quê đã tắm mát những năm tháng tuổi thơ của tôi.
2) Kết bài kiểu mở rộng
Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước. Sông làm cho phong cảnh hữu tình. Sông ôm ấp làng quê. Sông làm xanh bãi mía, nương dâu. Sông gắn bó với cả thời thơ ấu của tôi. Tôi yêu tha thiết con sông, yêu bằng tình yêu muôn thuở, tình yêu quê hương.
XONG RÙI ĐÓ EASY!!!!!!!
Mở bài: Khi lớn lên con người ta luôn ước muốn để quay về tuổi thơ của mình, quay về những ngày tháng hồn nhiên vô lo vô nghĩ bởi vì càng lớn, con người ta càng đối diện với nhiều thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Trong một lần ngồi ngẫm lại những gì mà mình đã trải qua trong quá khứ, tôi đột nhiên nghĩ về thời học sinh của mình. Đặc biệt hơn đó là những giờ kiểm tra đầy căng thẳng, áp lực và tôi nhớ nhất đó là trong giờ viết bài làm văn.
Kết bài: Chẳng hiểu sao khi nhìn lại kí ức ấy, tôi lại nghĩ nó như vừa xảy ra vậy, thân quen một cách lạ thường. Quang cảnh của lớp học trong giờ viết làm văn có lẽ sẽ theo tôi trong suốt chặng đường của mình, nó hiện hữu trong tôi một cách đặc biệt, khó có thể diễn tả bằng lời. Tôi còn nhớ trong bài Văn ấy tôi được cô giáo cho 7 điểm và nhận xét rằng tôi có tiến bộ. Thật sự quang cảnh lớp học hôm đấy làm tôi nhớ mãi, sẽ không bao giờ quên.
Em có một người bạn thân. Bạn ấy tên là Phương. Em và Phương đã chơi cùng nhau từ hồi còn học mẫu giáo, bây giờ chúng em là bạn cùng bàn, em và Phương luôn chia sẻ với nhau những vui buồn và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Em rất quý Phương, bạn ấy không chỉ hiền lành, xinh đẹp mà còn học rất giỏi, tốt bụng, bạn ấy luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong lớp mỗi khi các bạn gặp khó khăn. Nhà em và Phương rất gần nhau nên dù đi học hay đi chơi thì chúng em cũng dính với em như hình với bóng. Đến nỗi thấy em đi chơi mà Phương ở nhà thì bố em sẽ hỏi rất cặn kẽ, còn lúc hai đứa cùng đi với nhau thì bố mẹ chúng em rất yên tâm.
Em còn nhớ mãi kỉ niệm ngày hôm ấy. Hôm ấy trên đường đi học về thì xe đạp của em bị hỏng do em đâm vào cục đá, vành xe của em bị gãy gập lại. Do vậy mà em không thể đi về nhà, cũng không thể dong xe một cách bình thường được. Lúc ấy em rất sợ hãi nên đã ngồi ven đường khóc òa lên.Đúng lúc ấy thì Phương đi xe đến, thấy em để xe ngã chỏng chơ bên vệ cỏ, ngồi khóc thì bạn ấy đã dừng lại hỏi han tình hình. Sau khi em đã kể hết đầu đuôi của câu chuyện thì Phương bảo đợi bạn ấy rồi phóng xe đi đâu mất. Lúc ấy em còn tưởng Phương về trước rồi gọi bố em đến để giúp em mang xe về nhà.
Nhưng không, chỉ tầm năm phút sau Phương đã quay lại. Lúc này bạn ấy đi bộ đến và nói gửi nhờ xe ở nhà cô bạn ấy. Em bất ngờ đến quên cả khóc, chưa kịp nói gì thì Phương đã giục đi thôi. Em khó hiểu đứng dậy thì Phương đã dựng xe dậy giúp em, bạn ấy bê bánh xe bị gãy vành đằng sau lên để em dong xe về. Lúc ấy em đã rất cảm động.Em và Phương cùng nhau dong chiếc xe bị hỏng về nhà, quãng đường tuy chỉ gần một ki lô mét thôi nhưng đối với những cô bé lớp ba khi ấy thì vẫn là rất khó khăn. Trời còn nắng nóng vô cùng, chúng em vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ.
Vì phải bê bánh xe cho em nên Phương thở rất nhanh, có vẻ bạn ấy cũng mệt lắm. Khi ấy em cảm thấy rất có lỗi nhưng cũng rất cảm động vì lòng tốt của bạn ấy.Dù rất mệt nhưng bạn ấy không hề than phiền hay trách móc vì em bất cẩn.Bạn ấy chỉ cười rất hiền lành và liên tục nói những câu chuyện vui để cả em và bạn ấy không còn thấy mệt nữa.Khi dong được xe về nhà, em và Phương đã được bố em khen rất nhiều, bố còn cho chúng em tiền để ăn kem. Chúng em đã hò reo vang trời rồi vác nguyên cái mặt đỏ au vì nắng để ra bác Dung ăn kem.
Cũng kể từ hôm ấy em và Phương trở nên vô cùng thân thiết, dù có bất cứ chuyện gì, dù vui hay buồn thì chúng em cũng kể cho nhau nghe.Em rất vui vì có Phương làm bạn, em sẽ mãi trân trọng tình bạn đáng quý này.
Bài này cx hay nek
Bài làm:
Gợi ý:
a) Những hình ảnh tiêu biểu cho quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:
Cô giáo (Thầy giáo): xóa bảng, ghi lên bảng, phát giấy viết, nhắc nhở học sinh, đi quanh lớp, ngồi trên bục giảng…
Học sinh: đọc đề, chuẩn bị bút thước, suy nghĩ, viết bài văn…
Không khí: mát mẻ, căng thẳng, thoải mái, yên lặng,…
b) Có thể miêu tả quang cảnh theo trình tự thời gian: Đọc đề, làm bài, thu bài.
c) Tham khảo:
Mở bài: Dường như sau tiếng trống báo kết thúc giờ ra chơi, cả lớp em vội vàng đi vào lớp. Bạn nào cũng ngồi ngay ngắn trên ghế của mình bởi tiết tiếp theo đây là tiết làm bài văn đầu tiên từ khi chúng em bước vào lớp 6. Bạn thì căng thẳng, bạn lại hồi hộp nhưng hơn hết là phất kích chờ cô giáo bước vào lớp.
Kết bài: Tiếng báo hết gì của cô giáo vang lên nhưng gần như mọi người đang chần chừ để có thể tô vẽ thêm cho tác phẩm đầu tiên của mình. Phải đế năm phút sau cả lớp mới nộp hết bài tập cho cô . Đa số bạn nào cũng làm tốt bởi trên gương mặt các bạn lại nở nụ cười vui vẻ. Chúng em chào cô giáo rồi cùng nhau tan học sau một tiết kiểm tra đầu “khó khăn” này.
tức là bạn đang tả người bạn của bạn . rồi chuyển sang cái khác ý VD nhé :
Sau 10 năm chơi với nhau . đến tân bây giờ em mới biết thằng bạn thân của em ngu như 1 con chó. em đéo chơi với no nữa :)
ví dụ như bạn tả đến phần kết bài có thể bạn nói người đó đã làm gì [ ví dụ như bác nông dân đã làm ra hạt gạo ...]ta phải nói công ơn của người đó.