suy nghĩ của em về lòng tự trọng trong cuộc sống
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo !
Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,... Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
Tham khảo:
1. Phân tích đề
– Yêu cầu đề bài: Trình bày quan niệm, suy nghĩ của em về lòng tự trọng
– Phạm vi tư liệu dẫn chứng: những sự việc, hành động biểu hiện cho lòng tự trọng trong cuộc sống.
– Phương pháp lập luận chính: giải thích, bình luận
2. Hệ thống luận điểm
– Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng
– Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng
– Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng
– Luận điểm 4:Bài học nhận thức và hành động
3. Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng
Mở bài nghị luận về lòng tự trọng
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Thân bài nghị luận về lòng tự trọng
* Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng
– Lòng tự trọng là ý thức coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân, coi trọng giá trị của bản thân.
– Tại sao cần phải có lòng tự trọng?
+ Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện
+ Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình
+ Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích -> Xã hội lành mạnh hơn
+ Lòng tự trọng khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác
+ Có tự trọng chúng ta mới có thể học được cách tôn trọng người khác
* Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng
– Có suy nghĩ, hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và đạo lí.
– Nói đi đôi với làm
– Cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận
– Khi có khuyết điểm chân thành sửa sai và nhận lỗi.
– Nhìn thẳng vào hạn chế của mình khi không đủ khả năng đảm đương một công việc.
– Luôn có ý thức tự giác vươn lên để khẳng định mình ngay cả khi gặp khó khăn, trắc trở.
– Chú ý cả đến lời nói khi giao tiếp.
– Biết giữ lời hứa, tôn trọng mọi người.
– Luôn làm tốt nhiệm vụ không để ai nhắc nhở hoặc chê trách.
– Có thái độ sống hòa nhã với mọi người, tôn trọng người già, nhường nhịn trẻ em
* Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng
– Luôn giúp ta tự tin vào việc mình làm, luôn chủ động vững vàng trong mọi công việc, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách.
– Luôn giúp ta lạc quan, yêu đời
– Luôn giúp ta được mọi người tôn trọng
– Góp phần xây dựng xã hội văn minh.
– Dẫn chứng:
+ Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.
+ Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…
+ Hồi World Cup năm 2002, tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều người hâm mộ từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân vận động, sau khi trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ hộp, chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài. Nhiều người hâm mộ Tây thấy xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại, mang ra thùng rác.
+ Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
* Luận điểm 4: Bài học nhận thức và hành động
– Để xây dựng lòng tự trọng bản thân mỗi con người phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện, nói phải đi đôi với làm.
– Rèn luyện lòng tự trọng là đấu tranh với chính bản thân mình để có suy nghĩ và hành động đúng đắn.
– Luôn sống một cách chan hòa, làm những điều tốt đẹp tránh xa cái xấu
– Nhận thức những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy và sửa chữa
– Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức, lời nói và hành động.
– Lòng tự trọng có lợi không chỉ cho bản thân mình mà còn tạo nên một cộng đồng, xã hội văn minh hơn.
– Gia đình, nhà trường cần giáo dục cho con em mình lòng tự trọng để có thái độ sống tốt.
* Bàn luận mở rộng
– Cần phân biệt tự trọng với tự cao, tự đại
– Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người thiếu tự trọng, đánh mất lòng tự trọng của bản thân:
+ Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm, đánh mất nhân cách của bản thân.
+ Nói năng ứng xử thiếu văn hóa
+ Học sinh vô lễ với thầy cô
+ Lười lao động, học tập
+ Sống lợi dụng, dựa dẫm, gặp khó khăn thì nản chí, nản lòng…
-> Tất cả những hành động việc làm đó cần bị phê phán.
Kết bài nghị luận về lòng tự trọng
– Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình.
– Mỗi người chúng ta hãy luôn sống giàu lòng tự trọng để xã hội trở nên tốt đẹp.
THAM KHẢO
Người ta thường nói, đối với mỗi người bản thân mình là quan trọng nhất. Nhưng để hiểu về bản thân một cách rõ ràng, cụ thể và đặc biệt biết cách khẳng định giá trị bản thân trong cuộc sống thì đó lại là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Những người làm được điều đó là những người nhận thức rất rõ “lòng tự trọng”.
Theo từ điển Tiếng Việt, “tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Người có lòng “tự trọng” là người luôn biết bản thân mình là ai, mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì?. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, bạn biết bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào từ đó bạn biết cách phát huy điểm mạnh và luôn cố gắng tìm cách khắc phục điểm yếu. Đối với lứa tuổi học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, tâm lý luôn muốn được làm người lớn, muốn khẳng định bản thân mình thì việc tu dưỡng lòng “tự trọng” là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần cố gắng giữ gìn các phẩm chất đạo đức, luôn tôn trọng thầy cô và giữ mối quan hệ hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt, bạn luôn phải trung thực với chính bản thân mình và những người xung quanh. Tuyệt đối không được quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra, bởi nếu bị thầy cô phát hiện bạn đã tự mình đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình.
Trong học tập, bạn cần nỗ lực cố gắng tìm tòi, học hỏi để bổ sung và hoàn thiện kiến thức, hơn nữa bạn cần đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, dù khó khăn cũng không được nản chí. Đó chính là cách bạn khẳng định bản thân. Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè, bạn cần giữ thái độ lễ phép và từ tốn. Dù người khác có nói sai thì bạn cũng không được cắt ngang lời hoặc có những lời lẽ xúc phạm, nếu bạn nghĩ mình làm điều đó để thể hiện cái tôi của mình thì bạn đã sai rồi, ngược lại những người xung quanh bạn sẽ nghĩ bạn thiếu tôn trọng họ và bạn sẽ làm mất hình ảnh của chính mình.
Người có lòng tự trọng luôn biết cách nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sai lầm. Nếu bạn làm điều gì đó có lỗi với bố mẹ, bạn bè hoặc những người xung quanh, hãy nói lời xin lỗi họ và hứa lần sau sẽ không tái phạm. Đó cũng là cách bạn khẳng định giá trị bản thân. Nếu bạn né tránh hoặc đổ lỗi cho người khác, mọi người sẽ không coi trọng bạn bởi vì bạn dám làm nhưng không dám nhận, đó là hành vi hèn nhát. Bên cạnh việc cố gắng trong học tập, bạn cần biết cách hài hòa các mối quan hệ xung quanh bằng việc nói được, làm được và giúp đỡ người khác trong khả năng có thể bằng những hành động đơn giản như chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi làm người khác phải suy nghĩ. Bởi nếu bạn làm được điều đó, mọi người sẽ luôn nhìn nhận bạn là một người tốt, họ sẽ tôn trọng và quý mến bạn. Điều đó có nghĩa là bạn đã xây dựng được hình ảnh bản thân trong mắt của những người xung quanh.
Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Có tôn trọng bản thân bạn mới tôn trọng người khác, ý thức được lòng tự trọng của bản thân, bạn mới biết cách để bảo vệ nó. Nhưng chỉ bảo vệ lòng tự trọng thôi thì chưa đủ, bạn cần phải làm cho nó ngày càng có giá trị hơn. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Làm sai mà không nhận ra còn khăng khăng cho là mình đúng thì quả là không tốt chút nào. Tâm lí ấy bạn có thì hãy nên gạt bỏ ngay từ bây giờ. Thái độ tích cực sẽ đem tới cho bạn nhiều niềm vui hơn là cố chấp bảo vệ bản thân trong tình huống không phù hợp. Cái cách mà bạn nhận lỗi và xin lỗi cũng là cách để khẳng định giá trị bản thân mình. Xin lỗi không có nghĩa là lòng tự trọng của bạn sẽ bị mất đi. Bạn đừng hiểu lầm nói lời xin lỗi là khuất phục trước người khác mà không thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Đó là sai lầm. Lời xin lỗi lúc cần không những là sự tôn trọng của bạn đối với người khác mà còn thể hiện bản thân là người có học thức, có nhân cách. Như tôi đã nói ở trên chỉ vài hành động nhỏ cũng đủ để bạn đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác. Cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về. Bạn đối xử với họ ra sao họ cũng sẽ đối xử với bạn như vậy. Bạn tôn trọng họ, họ tôn trọng bạn, bạn hòa nhã với họ họ cũng sẽ như vậy. Có như vậy bạn sẽ được mọi người yêu mến. Xây dựng được hình tượng tốt trong mắt mọi người không hề dễ dàng. Nhưng làm được điều đó không phải là không thể. Bạn tự làm đẹp cho tâm hồn mình thì bạn sẽ nhân được những điều tốt đẹp ấy mà thôi. Nhân đây tôi cũng kể cho bạn nghe một câu chuyện sâu sắc. Một cậu bé bán vé số trên đường. Đi qua một quán nước mời mua mà không ai chịu. Đi được một quãng, hai chàng thanh niên uống nước ở vỉa hè ném vỏ lon ra lòng đường. Cậu bé nhặt lên mà ai cũng nghĩ cậu lượm về đem bán. Nhưng không, cậu mang chúng vào thùng rác trước ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người. Thấy thế một anh gọi cậu đến hỏi: "Tại sao em không đem về bán". Cậu trả lời: "Cô giáo em dạy không được xả rác bừa bãi" - "Em còn đi học hả?" - "Dạ không em nghỉ rồi ạ". "Lại đây anh mua vé số cho". "Sao vừa nãy em mời anh không mua". "Bây giờ anh tội nghiệp em". "Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp". Lòng tự trọng của cậu bé thật khiến anh thanh niên phải suy ngẫm. Một bài học quí giá về cách cư xử giữa con người với nhau. Lòng tự trọng của cậu bé bán vé số thực sự khiến tôi nhận ra được nhiều điều.
Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Không ai muốn mình bị người khác coi thường. Nhưng người khác chỉ coi thường bạn khi bạn để họ có được cơ hội ấy. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình. Chính lòng tự trọng đã giúp họ có được những điều ấy.
Con người luôn được nhìn nhận và đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ vẻ bề ngoài, đến học thức địa vị, cách cư xử trong giao tiếp. Nhưng giá trị của con người thực sự xuất phát từ những giá trị tốt đẹp tiềm ẩn bên trong tâm hồn và một trong những giá trị ấy là lòng tự trọng. Người ý thức được ý nghĩa và giá trị của lòng tự trọng cũng chính là người định đoạt được giá trị của bản thân mình, từ đó luôn cố gắng giữ gìn và hoàn thiện, ngày một nâng cao phẩm giá của mình.
Tự trọng vốn là một từ Hán Việt, dịch nghĩa là tự biết để ý, giữ gìn, đặt nặng những vấn đề của bản thân. Suy rộng ra tự trọng có nghĩa là luôn tự biết chú ý, giữ gìn những phẩm giá tốt đẹp của bản thân, luôn coi trọng bảo nhân cách của mình, không cho phép bản thân sống lệch lạc, hoặc tác động của môi trường làm ảnh hưởng đến chúng, dù có là ở trong hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo nhất. Người có lòng tự trọng là người trước hết có tư cách đạo đức, nhân phẩm cao đẹp, sống nhân hậu, vì người cũng là vì mình, tôn trọng bản thân cũng đồng thời tôn trọng mọi người xung quanh, không tùy tiện đánh giá, hay đối xử bất công với người khác bởi tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình. Người có lòng tự trọng là người rộng lượng, không hay tính toán thiệt hơn, sẽ không vì cái lợi nhỏ mà bị cám dỗ, ảnh hưởng đến nhân phẩm danh dự, để bị chê cười. Ở một khía cạnh nào đó, trong quá khứ, người ta thường quy cho tự trọng chính là lối sống thanh cao, thoát tục không vướng vào những chuyện thị phi, đó là điều không sai, nhưng cho đến nay thế giới có nhiều biến đổi, người có lòng tự trọng không còn là việc sống tách biệt với thế giới để bảo vệ cái tôi cá nhân nữa mà là sống hòa nhập, chan hòa nhưng vẫn bảo vệ được phẩm giá và danh dự của mình, được người người yêu quý kính trọng.
Tự trọng biểu hiện ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống của mỗi con người. Đầu tiên, tự trọng thể hiện ở việc sống trung thực với bản thân, gia đình và xã hội, luôn nỗ lực làm hết mình trong công việc, không gian dối, sống ngay thẳng, luôn cố gắng khẳng định tài năng và nhiệt huyết của mình. Không làm những việc khuất tất, không rõ ràng minh bạch để người khác hiểu lầm, luôn chí công vô tư, tấm lòng trong sáng, đối xử chân thành với mọi người, không dựng chuyện đặt điều về người khác, không tham gia bình luận hay phán xét một cách chủ quan. Thấy cái sai phải lên tiếng chỉ ra một cách khéo léo, tuyệt đối đừng quá gay gắt khiến đối phương mất mặt, cần đặt cả lòng tự trọng của đối phương lên để cân nhắc trước khi hành động. Khi chúng ta vô tình mắc lỗi, không nên trốn tránh vì không dễ gì trốn được, bởi ai cũng có đôi mắt đủ tinh tường để nhận ra, đôi khi họ im lặng không có nghĩa là họ không biết mà chỉ đơn giản là họ chờ ta tự nói ra mà thôi. Khi chúng ta thẳng thắn nhận lỗi và chấp nhận sửa sai với một thái độ nhiệt tâm, chân thành, thì hơn tất cả chúng ta vừa bảo vệ được phẩm giá của bản thân, vừa khiến người khác có cái nhìn thiện cảm hơn, lỗi lầm của chúng ta vì thế mà cũng dễ dàng được bỏ qua. Tự trọng còn thể hiện ở nếp sống và sinh hoạt cá nhân, một người có lòng tự trọng sẽ biết sắp xếp cuộc sống của mình thật gọn gàng ngăn nắp, biết lên kế hoạch, biết quý trọng thời gian và sức khỏe của bản thân. Có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của tập thể dù đôi khi phải hy sinh lợi ích cá nhân.
Lòng tự trọng không chỉ đơn giản là việc giữ gìn nhân cách và phẩm giá của bản thân mà còn thể hiện ở lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn. Luôn tỉnh táo và đấu tranh chống lại mọi hành vi làm ảnh hưởng đến đất nước, luôn tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Có tinh thần học hỏi, tiếp thu những cái mới, tốt đẹp của nhân loại nhưng không được có tư tưởng sính ngoại, Tây hóa, bỏ rơi nền văn hóa 4000 năm của dân tộc, mà thay vào đó phải cố sức phát triển, trên tất cả hãy nhớ chúng ta là con dân Việt Nam là dòng giống Lạc Hồng.
Lòng tự trọng có thể xem là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm cách của con người, người có lòng tự trọng thường là người có một tâm hồn đẹp, được tiếp thu một sự giáo dục rất tốt từ gia đình, nhà trường và xã hội. Người có lòng tự trọng luôn có một lối sống cao đẹp khiến người khác phải nể phục và kính trọng, không dám tùy tiện mà nhận xét đánh giá. Lòng tự trọng giúp con người ta hoạch định bản thân tốt hơn, biết việc nên và không nên làm, bởi vậy, cuộc sống và công việc của họ cũng trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn hẳn. Còn ngược lại người không có lòng tự trọng, không biết giữ gìn phẩm giá, chỉ biết ghen ăn tức ở, ích kỷ, xấu xa, nhỏ nhen chính là tự hạ thấp bản thân mình, đa phần xã hội chẳng mấy ai ưa thích kiểu người như vậy. Người không biết tôn trọng chính bản thân và tôn trọng người khác thì rất khó nhận được sự ủng hộ, đồng tình, dễ bị đào thải trong môi trường công việc, học tập và trong bất kỳ một tập thể nào khác. Nếu trong một xã hội, mọi người đều ý thức được giá trị của lòng tự trọng, thì có một điều tất yếu rằng xã hội chắc chắn sẽ trở nên văn minh hơn hẳn, đẹp đẽ hơn nhờ lối sống và cách cư xử có văn hóa mà mỗi người dành cho nhau. Bớt đi được những ganh đua ích kỷ làm trì trệ sự phát triển, bớt đi được những tệ nạn làm xã hội rối ren, phức tạp.
Một điều quan trọng chúng ta cần nhớ, chớ có lầm tưởng hai khái niệm tự trọng và tự ái, tự cao, tự đại là một, bởi so với tự trọng là tôn trọng giữ gìn phẩm giá, nâng cao giá trị bản thân thì tự ái lại là lòng nhỏ nhen, ích kỷ, thậm chí là yếu đuối, luôn muốn khư khư bảo vệ lấy cái tôi cá nhân, không muốn hi sinh lợi ích cá nhân. Dễ dàng bị tác động bởi những tác nhân bên ngoài, dù đó là đúng hay sai, biểu hiện rõ nhất đó là việc người hay tự ái thì không bao giờ chấp nhận và sửa chữa sai lầm của mình, thay vào đó họ sẽ trưng ra bộ mặt giận dỗi, yếu đuối để người khác phải thương cảm, e dè. Đây rõ ràng không phải là biểu hiện của lòng tự trọng.
Lòng tự trọng là một trong những nhân tố quan trọng nhất làm nên giá trị của mỗi con người, hướng con người đi theo những suy nghĩ và hành động tích cực để bảo vệ, nâng cao phẩm giá của bản thân, làm đẹp cho chính tâm hồn của mình đồng thời cũng là làm đẹp cho xã hội, góp phần phát triển xã hội ngày một văn minh giàu mạnh hơn. Con người cần mỗi ngày tự rèn luyện cho bản thân tính tự trọng từ những điều vụn vặt nhất trong cuộc sống, làm sao cho dẫu là một mẩu rác chúng ta bỏ đi cũng vẫn lưu lại hương thơm từ đức tính tốt đẹp tỏa ra trong chính bàn tay của chúng ta.
ĐỦ DÀI CHƯA :))?
Tham khảo:
Tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức của con người, mỗi chúng ta đều có những phẩm chất đó và cần phải có cách nhìn mới mẻ về lòng tự trọng và mối quan hệ đối nhân xử thế với mọi người xung quanh trong cuộc sống này.
Tự trọng là một trong những phẩm chất đáng quý, đó là sự xấu hổ, và là một chuẩn mực mà nằm trong giới hạn con người của họ, mỗi chúng ta đều có lòng tự trọng đó nhưng mức độ của mỗi người là khác nhau và điều đó biểu hiện được những phẩm chất trong một con người. Lòng tự trọng đôi khi được đánh giá cao, nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không chịu nghe người khác nói, như dân tộc ta đã có câu nhân hậu thì cần có lòng đồng cảm và sẻ chia đó cũng đã nhắc nhở những con người có lòng tự trọng quá cao cần xem xét và suy nghĩ lại những điều đó để có cách nhìn tốt và ý nghĩa hơn, cuộc sống của mỗi người đều được.
Quan hệ giữa con người với con người đó được xem như cách đối nhân xử thế, cách ứng xử thái độ của con người được đánh giá vô cùng mạnh mẽ và nó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta nên hiểu và có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, bởi nó vô cùng nhạy cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi chúng ta, những điều mà xã hội này cần và những điều đúng với chuẩn mực đạo đức mà xã hội này ban tặng cho chính mình. Cách ứng xử đó cần phải dựa trên một chuẩn mực đó được gọi là những chuẩn mực nằm trong giới hạn mà xã hội này cho phép, mỗi chúng ta nên rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
Lòng tự trọng cũng được coi là một giá trị phẩm chất của chính bản thân mình, nó được đánh giá mạnh mẽ và có ý nghĩa to lớn cho cá nhân đó, khi nó được coi là một thước đo cho danh dự và phẩm chất của chính họ. Nhiều người cũng có quan điểm sai lầm về lòng tự trọng chính vì vậy họ có những hành động sai lầm và điều đó không tốt cho chính cuộc sống của mình, nên hiểu tự trọng đó là danh dự của bản thân, để làm sao mỗi người chúng ta nên làm những điều có giá trị có ý nghĩa để nó không làm tổn hại đến danh dự và phẩm chất của chính họ đây mới chính là những điều quan trọng. Không nên coi mình là cao nhất, và lòng tự trọng quá cao đôi khi giết chết đi nhưng lòng nhân hậu và sự thấu hiểu cảm thông cho người khác, như chúng ta đều biết những hành động mang lại những giá trị có ý nghĩa đều để con người biết và làm những điều mang những ý nghĩa sâu sắc và có ý nghĩa lớn lao hơn khi con người hiểu rõ về lòng tự trọng và có thái độ đúng đắn với nó để có cách ứng xử và sự đối nhân xử thế với con người xung quanh một cách hợp tình và có những điều mang lại ý nghĩa quan trọng nhất.
Những điều có ý nghĩa và để lại tầm ảnh hưởng lớn đến mỗi con người, chúng ta cần phải hiểu được nó và tạo cho nó những thói quen và tiền đề để sống tốt, cuộc sống của chúng ta do chúng ta lựa chọn nhưng làm thế nào để cuộc sống này có ý nghĩa hơn thì chính bản thân của mỗi chúng ta đều phải được rèn luyện và phát triển mạnh mẽ những thói quen tốt và nó là tiền đề vô cùng quan trọng tạo nên những phẩm chất quan trọng cho cuộc sống của con người.
Lòng tự trọng được những con người hiểu rõ về nó luôn suy nghĩ một cách có giá trị họ hiểu được ý nghĩa mà cuộc sống này ban tặng cho con người, để có được những điều đó mỗi người chúng ta cần phải hiểu rõ hơn và có những ý nghĩa mạnh mẽ và sâu sắc về vấn đề này, luôn phải có tinh thần phê và tự phê cho bản thân, sửa chữa những sai lầm và những điều không tốt cho bản thân, luôn luôn lắng nghe những lời người khác nói và họ có thể học tập và tiếp thu nó một cách có ý nghĩa.
Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Có tôn trọng bản thân bạn mới tôn trọng người khác, ý thức được lòng tự trọng của bản thân, bạn mới biết cách để bảo vệ nó. Nhưng chỉ bảo vệ lòng tự trọng thôi thì chưa đủ, bạn cần phải làm cho nó ngày càng có giá trị hơn. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Làm sai mà không nhận ra còn khăng khăng cho là mình đúng thì quả là không tốt chút nào. Tâm lí ấy bạn có thì hãy nên gạt bỏ ngay từ bây giờ. Thái độ tích cực sẽ đem tới cho bạn nhiều niềm vui hơn là cố chấp bảo vệ bản thân trong tình huống không phù hợp. Cái cách mà bạn nhận lỗi và xin lỗi cũng là cách để khẳng định giá trị bản thân mình. Xin lỗi không có nghĩa là lòng tự trọng của bạn sẽ bị mất đi. Bạn đừng hiểu lầm nói lời xin lỗi là khuất phục trước người khác mà không thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Đó là sai lầm. Lời xin lỗi lúc cần không những là sự tôn trọng của bạn đối với người khác mà còn thể hiện bản thân là người có học thức, có nhân cách. Như tôi đã nói ở trên chỉ vài hành động nhỏ cũng đủ để bạn đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác. Cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về. Bạn đối xử với họ ra sao họ cũng sẽ đối xử với bạn như vậy. Bạn tôn trọng họ, họ tôn trọng bạn, bạn hòa nhã với họ họ cũng sẽ như vậy. Có như vậy bạn sẽ được mọi người yêu mến. Xây dựng được hình tượng tốt trong mắt mọi người không hề dễ dàng. Nhưng làm được điều đó không phải là không thể. Bạn tự làm đẹp cho tâm hồn mình thì bạn sẽ nhân được những điều tốt đẹp ấy mà thôi. Nhân đây tôi cũng kể cho bạn nghe một câu chuyện sâu sắc. Một cậu bé bán vé số trên đường. Đi qua một quán nước mời mua mà không ai chịu. Đi được một quãng, hai chàng thanh niên uống nước ở vỉa hè ném vỏ lon ra lòng đường. Cậu bé nhặt lên mà ai cũng nghĩ cậu lượm về đem bán. Nhưng không, cậu mang chúng vào thùng rác trước ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người. Thấy thế một anh gọi cậu đến hỏi: "Tại sao em không đem về bán". Cậu trả lời: "Cô giáo em dạy không được xả rác bừa bãi" - "Em còn đi học hả?" - "Dạ không em nghỉ rồi ạ". "Lại đây anh mua vé số cho". "Sao vừa nãy em mời anh không mua". "Bây giờ anh tội nghiệp em". "Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp". Lòng tự trọng của cậu bé thật khiến anh thanh niên phải suy ngẫm. Một bài học quí giá về cách cư xử giữa con người với nhau. Lòng tự trọng của cậu bé bán vé số thực sự khiến tôi nhận ra được nhiều điều.
Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Không ai muốn mình bị người khác coi thường. Nhưng người khác chỉ coi thường bạn khi bạn để họ có được cơ hội ấy. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình. Chính lòng tự trọng đã giúp họ có được những điều ấy.
Tham khảo:
Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,... Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Giải thích: Thấu cảm là khả năng nhìn nhận thế giới bằng con mắt của người khác, là sự thấu hiểu, cảm thông trọn vẹn.
- Bàn luận: Sự thấu cảm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.
+ Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn.
+ Có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn; giúp ta biết cảm thông và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn; vị tha với lỗi lầm của người khác.
+Như chúng ta thấy sự thấu cảm là khả năng đồng cảm, thẩu hiểu, cảm thông đối với người khác, đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó.
+ Khi có được sự thấu cảm, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn. Đó chính là lòng trắc ẩn.
+ Có được sự thấu cảm, mỗi người sẽ biết cảm thông, yêu thương và cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự trắc ẩn.
+ Sự thấu cảm có thể mang lại sức mạnh kỳ diệu làm thay đổi con người, hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách.
+ Phê phán những người sống thờ ơ, dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm.
- Bài học:
+ Ý thức được ý nghĩa và sức mạnh của tình yêu thương và sự cảm thông.
+ Biết sẻ chia ngay từ những điều nhỏ bé của cuộc sống với mọi người xung quanh. "Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau".
+ Muốn rèn luyện lòng thấu cảm, phải luôn sống chân thành, cởi mở, bao dung và vị tha.
=> Tóm lại, mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp, từ đó có sự thấu cảm trong cuộc sống.
Giải thích: Thấu cảm là khả năng nhìn nhận thế giới bằng con mắt của người khác, là sự thấu hiểu, cảm thông trọn vẹn.
- Bàn luận: Sự thấu cảm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.
+ Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn.
+ Có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn; giúp ta biết cảm thông và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn; vị tha với lỗi lầm của người khác.
+Như chúng ta thấy sự thấu cảm là khả năng đồng cảm, thẩu hiểu, cảm thông đối với người khác, đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó.
+ Khi có được sự thấu cảm, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn. Đó chính là lòng trắc ẩn.
+ Có được sự thấu cảm, mỗi người sẽ biết cảm thông, yêu thương và cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự trắc ẩn.
+ Sự thấu cảm có thể mang lại sức mạnh kỳ diệu làm thay đổi con người, hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách.
+ Phê phán những người sống thờ ơ, dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm.
- Bài học:
+ Ý thức được ý nghĩa và sức mạnh của tình yêu thương và sự cảm thông.
+ Biết sẻ chia ngay từ những điều nhỏ bé của cuộc sống với mọi người xung quanh. "Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau".
+ Muốn rèn luyện lòng thấu cảm, phải luôn sống chân thành, cởi mở, bao dung và vị tha.
=> Tóm lại, mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp, từ đó có sự thấu cảm trong cuộc sống.
Mỗi chúng ta khi được sinh ra trong thế giới này đã là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên chúng ta không tồn tại như những cá thể độc lập mà hạnh phúc đích thực chỉ nảy sinh khi chúng ta được tắm trong suối nguồn của tình yêu thương.Vì vậy lòng yêu thương con người là một trong những tố chất làm nên ý nghĩa cuộc sống cuả mỗi chúng ta.
Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó, thấu hiểu ... giữa con người với con người. Đó là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người. Lòng yêu thương có sự biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong cuộc sống. Chẳng hạn như đó có thể là sự cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; hoặc yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp; ...
Trong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cũng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với nguồi trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ví dụ như trong một gia đình, nếu mọi thành viên thật sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau mọi khó khăn trong cuộc sống thì chắc chắn sẽ tạo dựng được một không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Lòng yêu thương không phân biệt màu da, ngôn ngữ, khoảng cách giàu nghèo sẽ tạo điều kiện làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong xã hội hiện nay, những hoạt động vì tình thương luôn nhận được nhiều sự đồng tình và ủng hộ như Chương trình vì người nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng ... Điều đó tuổi trẻ tuổi trẻ hôm nay không thiếu những con người có trái tim giàu lòng nhân hậu. Đó là những trường hợp như chàng trai Nguyễn Hữu An nghèo khó, không chỉ hết lòng chăm sóc mẹ mà còn nhận một người phụ nữ khác làm mẹ nuôi và chăm sóc bà cũng rất tận tình, chu đáo khi bà cũng mắc bệnh ung thư như mẹ mình nhưng lại không có người thân cận lè chăm sóc. Hay như đóa hoa hướng dương Lê Thanh Thúy, tuy mắc bệnh ung thư xương khi mới 16 tuổi nhưng Thúy lại là một tấm gương về nghị lực sống phi thường. Từ nỗi đau cũng mình, Thúy dễ dàng đồng cảm với sự đau đớn của các bệnh nhi bị bệnh ung thư và đã có ý tưởng được cùng với mọi người chăm sóc các bé, giúp các em xoa dịu bớt những nỗi đau về thể xác. Ý tưởng ấy đã được mọi người hưởng ứng và chương trình “Ước mơ của Thúy” đã ra đời với mục đích chăm sóc, hỗ trợ cho các bệnh nhi ung thư và được duy trì tốt đẹp cho đến ngày nay do báo Tuổi trẻ thực hiện. Giờ đây, tuy Thúy đã mất nhưng mọi người ở Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM vẫn luôn nhớ mãi hình ảnh một cô bé nhỏ nhắn chống gậy đi khắp các giường bệnh để động viên các bé đáng bị bệnh giống mình.
Lòng yêu thương còn là động lực thúc đẩy ta hoàn công việc tốt hơn, có hiệu quả cao hơn. Đó là kết quả có được khi chúng ta biết sống vì người khác. Ngoài ra, nhờ lòng yêu thương, mọi người sẽ cùng nhau đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để động viên nhau cùng nhau vượt qua gian khổ, thử thách, xóa tan những hận thù và cảm hóa được cả những con người lầm lỗi. Nhờ có lòng yêu thương, sự trợ giúp lẫn nhau mà những tai họa do con người hay thiên nhiên gây ra mau chóng được khắc phục, những mảnh đời bất hạnh tìm thấy niềm vui sống, những con người có ước mơ, hoài bão lớn nhưng không có điều kiện thực hiện đã nhanh chóng đạt được điều mình ao ước ...
Bên cạnh đó, khi chúng ta biết sống yêu thương người khác và nhận được tình yêu thương thì tâm hồn chúng ta sẽ được bồi đắp trở nên trong sáng, cao đẹp hơn. Niềm tin vào con người và cuộc sống vì thế mà sẽ được củng cố, vun vén.
Với những ý nghĩa trên, lòng yêu thương cần phải được nhân rộng và trân quý, ca ngợi trong cuộc sống hôm nay. Mỗi chúng ta cần phải sống có lòng yêu thương với tất cả mọi người, sẵn sàng chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ người khác. Song song đó, chúng ta cũng cần phải lên án lối sống thiếu tình yêu thương, ích kỉ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, và thẳng thắn phê phán những kẻ lợi dụng tình thương để thể hiện những ý đồ đen tối, để tự đánh bóng tên tuổi mình
Nhân hậu là lòng tốt của con người đối với nhau. Đó là biểu hiện của những đức tính tốt đẹp, thương yêu giúp đỡ nhau giữa người với người trong cuộc sống. Lòng nhân hậu là một phẩm chất cần thiết ở một con người chân chính. Trong cuộc sống, cần có tấm lòng nhân hậu của con người với con người. Đó là lối sống có trước có sau, biết làm việc thiện, giàu lòng vị tha. Chính điều ấy sẽ tạo nên một cuộc sống xã hội ,gia đình tràn ngập hạnh phúc, tình thương yêu, nhân ái. Mọi người sống hiền hòa, vui vẻ, bao dung, hiểu nhau. Người có tấm lòng nhân hậu là người sẵn lòng giúp đỡ , sẵn lòng chia sẻ với người khốn khó, tha thứ lỗi lầm của người khác, kể cả những người không thân thuộc.Người có lòng nhân hậu biết chấp nhận con người không hoàn hảo, cái riêng của người khác như chấp nhận chính bản thân mình,biết dùng tình thương yêu, chia sẻ để cảm hóa. Lòng nhân hậu khiến ta nghĩ đến điều thiện, có sự giúp đỡ, làm vơi nhẹ gánh nặng của nhiều người. Nếu cuộc sống thiếu tấm lòng nhân hậu thì trong xã hội sẽ chỉ còn những mưu toan, tính toán, những hằn học, bon chen và sự vô cảm thiếu tình người. Tuy nhiên lòng nhân hậu cũng cần đặt đúng chỗ. Có như thế mới phân biệt được thiện ác trong cuộc đời. Mỗi người cần rút ra cho bản thân một bài học:cần có tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống..Mọi người trong gia đình, xã hội cần biêt quan tâm, đõi xử tốt với nhau, giúp đỡ nhau trong những tình huống cuộc sống. Chúng ta cũng cần tìm hiểu những người xung quanh mình và có những hành động thiết thực của mình từ chính gia đình, nhà trường, xã hội.
Em tham khảo:
Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Khoan dung là một đức tính tốt cần thiết trong cuộc sống. Cuộc sống không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm không thiện ý. Con người nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có hành vi ứng xử thân thiện. Hay như trong cuộc sống gia đình vợ chồng, con cái cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, sự bất đồng. Khi đó rất cần sự khoan dung của những người thân trong gia đình. Cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi. Qua đó, chúng ta thấy niềm vui mà khoan dung mang lại là niềm vui lớn, đích thực, khoan dung là biểu hiện của lối sống đẹp, thể hiện nhân cách con người. Ta tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hoá người. Bản thân người cảm động bởi lòng khoan dung của ta mà ăn năn, hối lỗi, biết ơn ta, không tiếp tục mắc lỗi lầm. Bản thân ta thấy nhẹ lòng, tránh được những ý nghĩ, hành động hẹp hòi, thiển cận, trái đạo. Trong mỗi con người đều có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, con người luôn phải đấu tranh để chống lại nó, để chiến thắng nó, chính là lòng khoan dung, độ lượng. Bên cạnh đó, cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Khoan dung - là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sửa chữa - không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Khoan dung cần phải tỉnh táo: dành cho những cá nhân biết hướng thiện, tránh tạo cơ hội cho cái ác, cái xấu. Đồng thời, cần phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, lòng ích kỷ, thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Thông qua đây, chúng ta thấy được vai trò to lớn của lòng khoan dung trong cuộc sống. Nếu xã hội thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,... tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm. Khoan dung là một đức tính tốt của con người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, vì vậy, mỗi thanh niên cần phải rèn luyện cho mình đức tính khoan dung ngay từ khi ngồi trong ghế nhà trường. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng. Để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn, mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.
Tham khảo nha em:
Lòng khoan dung trong cuộc sống là lòng nhân từ, sự tha thứ. Ai cũng muốn mình được lòng khoan dung từ người khác. Nhưng không phải muốn cái gì được cái đấy, vì lòng khoan dung không phải ở trong tất cả mỗi chúng ta; lòng khoan dung chỉ ở trong một số người nhân hậu và chỉ trao đi khi thực sự cần thiết.Lòng bao dung và vị tha luôn cần thiết trong mọi xã hội chứ không riêng xã hội hiện đại này. Người Việt Nam đã có tinh thần ấy từ lâu đời, thể hiện rõ sau khi kết thúc các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, chúng ta luôn bày tỏ lòng hòa hiếu. Những thế trẻ ngày nay không hề không hề có lòng khoan dung, sự vị tha; nhưng chỉ khi rơi vào tình cảnh khó khăn, tạo ra tội lỗi thì họ mới nhận thức được lòng khoan dung và mong muốn nhận được sự vị tha.Vị tha và khoan dung là món quà, lễ vật lớn nhất cho mình và người khác. Những người nhận được sự vị tha và khoan dung có thể sẽ làm được điều kỳ diệu. Chúng ta nên nâng niu và giữ trọn vẹn nó ở trong tâm hồn trong sáng của chúng ta
Tham khảo:
Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy, Phật – người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác (thường là người dưới) đã phạm phải. Như vậy cả câu này có ý nghĩa là: lòng khoan dung là phẩm chất cao quý của con người là thứ tài sản có giá trị cao nhất của con người. Từ cách giải thích này ta thấy lòng khoan dung của con người trong cuộc đời mang lại nhiều ý nghĩa cao đẹp. Trong con người ta, có phần tốt và phần xấu, phần thiện và phần ác, phần người và phần con. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Còn nữa, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. (Nhờ chính sách khoan hồng của nhà nước, nhiều tướng cướp đã hoàn lương trở thành con người có ích cho xã hội; Nguyễn Trãi và Lê lợi sau khi đại thắng quân Minh, đã cấp thuyền, ngựa, lương thực cho bại quân trở về chính quốc). Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai. Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận thù. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản th
Lòng tự trọng hình thành và phát triền trong suốt cuộc đời chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất bại, cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô…đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi người.
- Vai trò của lòng tự trọng:
+ Lòng tự trọng là nhân tố tất yếu trong cuộc sống của bạn. một khi biết tôn trọng bản thân bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế , đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là 1 nhân tố quan trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống.
+ Những trải nghiệm trong thời thơ ấu có thể dẫn dến sự thiếu lòng tự trọng của trẻ như: bị chỉ trích gay gắt thậm tệ, bị la mắng, đánh đập; hoặc ko được quan tâm chăm sóc; bị người khác nhạo báng, chế giễu, đàu cợt…gia đình đòi hỏi trẻ phải luôn tốt về mọi mặt. Sự thất bại trong học tập , thể thao… cũng là những yếu tố dẫn đến thái độ tiêu cực của trẻ đến bản thân. Những người thiếu tự trọng , một khi đã gặp những thất bại trọng cuộc sống sẽ rất dễ bi quan, chán nản, bất cần… những hậu quả này khiến họ trở nên mặc cảm với bản thân mình, tinh thần ngày càng
Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. Mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Người có lòng tự trọng biết được giá trị của bản thân mình. Bàn về lòng tự trọng có rất nhiều điều để nói đến.
Trước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.
Bảo vệ lòng tự trọng thì khó chứ đánh mất nó thì dễ dàng. Chỉ cần một hành động thiếu suy nghĩ cũng khiến bạn đánh mất lòng tự trọng bấy lâu nay mà mình gìn giữ. Chẳng hạn đi gây hấn, đánh cãi chửi nhau nơi công cộng cũng quá đủ để đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ tới nhân vật thị trong "Vợ nhặt" của Kim Lân. Cái đói đã đẩy Thị đến bước đường đánh mất lòng tự trọng. Thị gạ ăn với anh Tràng rồi chỉ tin những câu nói bông đùa theo không Tràng về làm vợ. Lòng tự trọng của Thị đã bị mất hoàn toàn chỉ trong vài phút ngắn ngủi. Nhưng không thể trách Thị. Thị chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, bạn không làm gì khác ngoài rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Bạn phải học tập hàng ngày để hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình. Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Có tôn trọng bản thân bạn mới tôn trọng người khác, ý thức được lòng tự trọng của bản thân, bạn mới biết cách để bảo vệ nó. Nhưng chỉ bảo vệ lòng tự trọng thôi thì chưa đủ, bạn cần phải làm cho nó ngày càng có giá trị hơn. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Làm sai mà không nhận ra còn khăng khăng cho là mình đúng thì quả là không tốt chút nào. Tâm lí ấy bạn có thì hãy nên gạt bỏ ngay từ bây giờ. Thái độ tích cực sẽ đem tới cho bạn nhiều niềm vui hơn là cố chấp bảo vệ bản thân trong tình huống không phù hợp. Cái cách mà bạn nhận lỗi và xin lỗi cũng là cách để khẳng định giá trị bản thân mình. Xin lỗi không có nghĩa là lòng tự trọng của bạn sẽ bị mất đi. Bạn đừng hiểu lầm nói lời xin lỗi là khuất phục trước người khác mà không thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Đó là sai lầm. Lời xin lỗi lúc cần không những là sự tôn trọng của bạn đối với người khác mà còn thể hiện bản thân là người có học thức, có nhân cách. Như tôi đã nói ở trên chỉ vài hành động nhỏ cũng đủ để bạn đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác. Cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về. Bạn đối xử với họ ra sao họ cũng sẽ đối xử với bạn như vậy. Bạn tôn trọng họ, họ tôn trọng bạn, bạn hòa nhã với họ họ cũng sẽ như vậy. Có như vậy bạn sẽ được mọi người yêu mến. Xây dựng được hình tượng tốt trong mắt mọi người không hề dễ dàng. Nhưng làm được điều đó không phải là không thể. Bạn tự làm đẹp cho tâm hồn mình thì bạn sẽ nhân được những điều tốt đẹp ấy mà thôi. Nhân đây tôi cũng kể cho bạn nghe một câu chuyện sâu sắc. Một cậu bé bán vé số trên đường. Đi qua một quán nước mời mua mà không ai chịu. Đi được một quãng, hai chàng thanh niên uống nước ở vỉa hè ném vỏ lon ra lòng đường. Cậu bé nhặt lên mà ai cũng nghĩ cậu lượm về đem bán. Nhưng không, cậu mang chúng vào thùng rác trước ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người. Thấy thế một anh gọi cậu đến hỏi: "Tại sao em không đem về bán". Cậu trả lời: "Cô giáo em dạy không được xả rác bừa bãi" - "Em còn đi học hả?" - "Dạ không em nghỉ rồi ạ". "Lại đây anh mua vé số cho". "Sao vừa nãy em mời anh không mua". "Bây giờ anh tội nghiệp em". "Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp". Lòng tự trọng của cậu bé thật khiến anh thanh niên phải suy ngẫm. Một bài học quí giá về cách cư xử giữa con người với nhau. Lòng tự trọng của cậu bé bán vé số thực sự khiến tôi nhận ra được nhiều điều.
Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Không ai muốn mình bị người khác coi thường. Nhưng người khác chỉ coi thường bạn khi bạn để họ có được cơ hội ấy. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình. Chính lòng tự trọng đã giúp họ có được những điều ấy.
K NHA BN!!!