Đọc thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Việt Bắc
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
- Việt Bắc : Chiến khu của ta thời kì đấu trạnh giành độc lập và kháng chiến chống thực dân Pháp. Việt Bắc gồm các tình: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang.
- Đèo : chỗ thấp và dễ vượt qua nhất trên đường đi qua núi.
- Giang : cây thuộc loại tre nứa, thân dẻo, dùng để đan lát hoặc làm lạt buộc.
- Phách : một loại thân cây gỗ, lá ngả màu vàng vào mùa hè.
- Ân tình : có ơn nghĩa, tình cảm sâu nặng với nhau.
- Thủy chung : trước sau không thay đổi.
Con hãy nối hai cột để hoàn thành những câu thơ nói lên vẻ đẹp của cảnh vật Việt Bắc :
a. Phép nhân hóa được sử dụng qua hai câu thơ:
"Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù"
Những động từ "giăng", "che", "vây" vốn chỉ hành động của người được gán cho sự vật "núi", "rừng" nhằm nói lên tinh thần đoàn kết, sự che chở của núi rừng, góp phần làm nên chiến thắng của quân ta. Cán bộ và đồng bào miền ngược, cũng như núi rừng cùng đồng cam cộng khổ, đoàn kết đánh giặc.
b. Phép nhân hóa được sử dụng qua câu thơ cuối "Người đi rừng núi trông theo bóng người". Nỗi "nhớ" và "trông", vốn là trạng thái và hành động của người được gán cho vật, cho thấy sự quyến luyến bịn rịn của con người, thậm chí là thiên nhiên cảnh vật đối với cuộc chia tay.
cảm ơn cậu nhìu nah