K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 6 2021
  • Ngồi thẳng lưng và nghiêng người về phía trước

Nhiều lời khuyên cho rằng khi bị chảy máu cam nên ngả người ra sau để máu không chảy xuống mặt tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Cách tốt nhất là hơi nghiêng người về phía trước để ngăn máu chảy xuống cổ họng làm nghẹt thở hoặc nôn mửa ra máu. Tập trung thở bằng miệng thay vì bằng mũi và cố gắng giữ bình tĩnh. 

  • Không cầm máu quá mạnh

Một số người sẽ dán bông hoặc dùng khăn giấy nhét mũi để cầm máu, điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu vì kích thích các mạch máu quá mạnh. Thay vào đó hãy dùng khăn giấy hoặc khăn ẩm để thấm máu một cách nhẹ nhàng khi máu chảy ra từ mũi.

  • Xịt thuốc thông mũi vào mũi

Thuốc xịt thông mũi có chứa thuốc làm thắt chặt mạch máu trong mũi. Điều này không chỉ giúp giảm viêm và giảm tắc nghẽn mà còn có thể cầm máu. 

  • Bóp mũi 

Bóp nhẹ phần thịt mềm của mũi dưới xương mũi trong khoảng 10 phút có thể giúp nén các mạch máu và cầm máu. Lưu ý không bóp mũi quá 10 phút vì có thể gây tái phát chảy máu. 

2 tháng 6 2021

Sơ cứu chảy máu cam

Ngồi ngả người về phía trước nhằm tránh máu chảy xuống họng gây nôn. Bóp cánh mũi. Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong vòng 10 đến 15 phút, thở bằng miệng. Việc này thường giúp máu ngừng chảy.Sơ cứu đúng khi bị chảy máu cam | Vinmecthằng bạn mình hay chảy máu cam cô bảo là thế này

19 tháng 4 2018

* Ví dụ 1: Em bị đứt tay, vết thương nhỏ, chảy ít máu.

  - Cách sơ cứu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch:

    + Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy.

    + Sát trùng vết thương bằng cồn.

    + Băng kín vết thương.

   Chú ý: Sau khi băng nếu thấy vẫn chảy máu, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu.

* Ví dụ 2: Em bị đứt ở động mạch cổ tay, chảy rất nhiều máu.

  - Cách sơ cứu vết thương chảy máu động mạch:

    + Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương (về phía gần tim).

    + Dùng ngón tay ấn mạnh vào để cầm máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân có thể dùng biện pháp buộc dây garô ở phía trên vết thương (cứ 15 phút lại nới dây garô).

    + Sát trùng vết thương. Băng kín vết thương.

    + Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

   Chú ý: Trên khăn buộc garô cần ghi chú thời gian bắt đầu buộc garô và những khoảng cách thời gian nới garô trên đường đến bệnh viện.

6 tháng 10 2021

ko phải em ông em mất nguyên cánh tay :'(

18 tháng 8 2017

  + Chảy máu ở tĩnh mạch: chảy chậm, ít. Có thể sơ cứu tại chỗ bằng băng dán hay gạc (nếu vết thương sâu thì nên đến bệnh viện).

    + Chảy máu ở động mạch: chảy mạnh do vẫn tốc máu trong mạch lớn, chảy thành tia gây nguy hiểm, cần sơ cứu tạm thời và đưa ngay đến bệnh viện.

18 tháng 12 2019

Chảy máu ở động mạch:

các bước tiến hành sơ cứu:

- Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch ở cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng máu chảy ở vết thương vài ba phút.

- Buộc garo: Dùng dây cao su hay vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương ( về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu.

- sát trùng vết thương ( nếu có điều kiện), đặt gạc và bông lên miệng vết thương, rồi băng lại.

- Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu

18 tháng 12 2019

+Ấn động mạch

+gấp chi tối đa

+băng ép

+băng chèn

+băng đút nút

+dùng kẹp để kẹp mạch máu

+khâu mép vết thương

+đặt garo

19 tháng 12 2021

Tham khảo

Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách. Bước 2: Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm. Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.

19 tháng 12 2021

Tham khảo

Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách. Bước 2: Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm. Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.

31 tháng 10 2016

Chảy máu động mạch thì máu chảy mạnh, nhiều và thành tia còn chảy máu tĩnh mạch thì máu chảy chậm hơn và ít hơnChảy máu ở động mạch thì máu có màu đỏ tươi, chảy ra nhiều và mạnh, thậm chí ở những động mạch lớn có có hiện tượng máu phun ra. Thế nên khi chảy máu động mạch rất nguy hiểm, chỉ có thể sơ cứu tạm thời và phải đưa ngay tới bệnh viện để cấp cứu.
Còn chảy máu ở tĩnh mạch thì máu chảy ra có màu đỏ hơi thẫm, chảy ít và chậm hơn. Vì vậy mà có thể sơ cứu để cầm máu ngay tại chỗ, nếu vết thương lớn và sau khi băng mà còn thấy chảy máu thì phải đưa ngay tới bệnh viện cấp cứu.

31 tháng 10 2016

Củm ơn bạn

8 tháng 4 2017

- Sơ cứu vết thương chảy máu dộng mạch:

+ Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương (về phía gần tim).

+ Dùng ngón tay ấn mạnh vào để cầm máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân có thể dùng biện pháp buộc dây garô ở phía trên vết thương (cứ 15 phút lại nới dây garô).

+ Sát trùng vết thương. Băng kín vết thương.

+ Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

Chú ý: Trên khăn buộc garô cần ghi chú thời gian bắt đầu buộc garô và những khoảng cách thời gian nới garô trên đường đến bệnh viện.

- Sơ cửu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch:

+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy.

+ Sát trùng vết thương bằng cồn

. + Bãng kín vết thương.

8 tháng 4 2017

Em bị đứt tay trong lúc nấu ăn. Vết thương nhỏ, chảy ít máu nên em từ dùng gạc để cầm máu. Vết thương sau khi được băng đã ngừng chảy máu.

9 tháng 8 2023

Tham khảo
 

a) Ngắt ngay nguồn điện nếu có khu vực trong nhà bị ướt, ngập nước.

b) Tránh xa, cảnh báo cho người xung quanh biết và thông báo cho cơ quan chức năng để xử lí khi thấy dây điện bị đứt rơi xuống đất.

2 tháng 5 2016

_Sơn vì quá thiếu suy nghĩ không tìm hiểu rõ ai là người lấy bút mà đã đổ lỗi cho Hải

_Hải vì quá tức giận nên khi bị đổ lỗi đã đánh Sơn chảy máu mũi

=>cách ứng xử của 2 bạn là sai

_nếu là Hải :trước tiên sẽ giải thích rõ ràng cho Sơn hiểu là mình ko lấy bút, nếu ko thể giải thích hoặc nói chuyện một cách tử tế được thì có thể trình bày với cô giáo để cô giáo giúp 2 bạn giải quyết vấn đề,

(ý kiến riêng hihi)

3 tháng 5 2016

Cau cuoi trog de ktra HKII CD cua pon mk

11 tháng 3 2021

Sơ cứu chỉ là tạm thời, ngay sau khi sơ cứu phải đưa đến bệnh viện.

 + Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương (về phía gần tim).

 + Dùng ngón tay ấn mạnh vào để cầm máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân có thể dùng biện pháp buộc dây garô ở phía trên vết thương (cứ 15 phút lại nới dây garô).

 + Sát trùng vết thương. Băng kín vết thương.

 + Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

*các bước sơ cứu khi bị chảy máu động mạch (vết thương ở cổ tay hoặc cổ chân):
-dùng ngón tay cái dò tìm và ấn động mạch làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút.
- buộc garo: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt vào vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương (về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu.
- sát trùng vết thương (nếu có điều kiện).
- đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay.