K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Thân dài thượtRuột thẳng băngKhi thịt bị cắt khỏi chânThì ruột lòi dần vẫn thẳng như rươi?(Là cái gì?- )2. Đầu đuôi vuông vắn như nhauThân chia nhiều đốt rất mau rất đềuTính tình chân thức đáng yêuMuốn biết dài ngắn mọi điều có em?(Là cái gì? - )3. Cày trên đồng ruộng trắng phauKhát xuống uốmg nước giếng sâu đen ngòm?(Là cái gì? - 4. Hè về áo đỏ như sonHè đi thay lá xanh non...
Đọc tiếp


1. Thân dài thượt
Ruột thẳng băng
Khi thịt bị cắt khỏi chân
Thì ruột lòi dần vẫn thẳng như rươi?
(Là cái gì?- )
2. Đầu đuôi vuông vắn như nhau
Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều
Tính tình chân thức đáng yêu
Muốn biết dài ngắn mọi điều có em?
(Là cái gì? - )

3. Cày trên đồng ruộng trắng phau
Khát xuống uốmg nước giếng sâu đen ngòm?
(Là cái gì? - 
4. Hè về áo đỏ như son
Hè đi thay lá xanh non mượt mà
Bao nhiêu tay toả rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta đến trường?
(Là cây gì?)

5. Da trắng muốt
Ruột trắng tinh
Bạn với học sinh
Thích cọ đầu vào bảng?
(Là cái gì? -

6. Bằng cái hạt cây
Ba gian nhà đầy còn tràn ra sân?
(Là cái gì? -
7. Anh mặt đen, anh da trắng
Anh mình mỏng, anh nhọn đầu
Khác nhau mà rất thân nhau
Khi đi khi ở chẳng bao giờ rời?
(Là cái gì? - 
Câu đố về các nhân vật lịch sử:

8. Vua nào mặt sắt đen sì?
Vua nào trong thửa hàn vi ở chùa?
(Là những ai? -

9. Đông Du ai đã đưa người?
Còn ai đập đá giữa trời trơ trơ?
(Là những ai 

10. Đố ai nêu lá quốc kì
Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời
Yếm, khăn đội đá vá trời
Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân?
(Là ai? - 

11. Đố ai cũng khách thoa quần
Đạp luồng sóng dữ đuổi quân giặc thù
Cửu Chân nức tiếng ngàn thu
Vì dân quyết phá ngục tù lầm than
(Là ai? - 

12. Đố ai trên Bạch Đằng giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sanngs ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?
(Là ai? - 

13. Đố ai nổi sáng sông, rừng
Đã vui Hàm Tử lại mừng Chương Dương
Vân Đồn cướp sạch binh cường
Nồi bàng mai phục chặn đường giặc lui?
(Là ai? - )

14. Đố ai gian khó chẳng lùi
Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay
Mười năm Bình Định ra tay
Thành Đông Quan, mất vía bầy Vương Thông?
(Là ai? - Lê Lợi)

15. Đố ai giải phóng Thăng Long
Nửa đêm trừ tịch quyết lòng tiến binh
Đống Đa, sông Nhị vươn mình
Giặc Thanh vỡ mộng cường chinh toi bời?
(Là ai? - 

16. Muốn cho nước mạnh dân giàu
Tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân
Mũ cao áo rộng không cần
Lui về ẩn chốn lâm sơn một mình?
(Là ai? - 

17. Từng phen khóc lóc theo cha
Rồi đem nợ nước thù nhà ra cân
Núi Lam tìm giúp minh quân
Bình Ngô Đại Cáo, bút thầm ra tay?
(Là ai? -

18. Một phen quét sạch quân Đường
Nổi danh Bố Cái Đại vương thuở nào
Tiếc thay mệnh bạc tài cao
Giang sơn đàng phải rơi vào ngoại bang?
(Là ai? - Phùng Hưng)

19. Vua nào thưở bé chăn trâu
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành
Sứ quân dẹp loạn phân tranh
Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?
(Là ai? – 


20. Ai vì nước bỏ thù nhà?
Ai từng thắng trận Đống Đa vang lừng? 
(Là những ai? 

3
7 tháng 2 2018

1. bút chì

2. thước kẻ

3. bút mực

4. phấn

5. viên phấn

6.ngọn lửa đèn dầu

7.bảng đen, phấn trắng, giấy, bút

8.mai hắc đế( mai thúc loan) và lý công uẩn ( lý thái tổ)

9.phan bội châu và phan châu trinh

10.hai bà trưng( trưng trắc và trưng nhị)

11.bà triệu

12.ngô quyền

13.hưng đạo vương trần quốc tuấn

14.lê lợi

15.quang trung(nguyễn huệ)

16.chu văn an

17.nguyễn trãi

18.phùng hưng

19.đinh bộ lĩnh

20.trần quốc tuấn và quang trung (nguyễn huệ)

7 tháng 2 2018

từ câu 8 hãy ôn lại lịch sủ Việt Nam nào ai nhanh mik sẽ k

TRUYỆN THẠCH TƯỚNG QUÂN Đời Hùng Vương, ở làng Yên Việt có hai vợ chồng hiếm hoi. Một hôm, người chồng lên núi, được thần Núi (Sơn thần nhạc phủ) báo mộng cho đá đất làm con(do mẹ đá thụ thai đã ba năm). Một hôm bỗng có tiếng sét ầm ầm nổ, phiến đá trong ao nhà họ tự nhiên nứt ra, xuất hiện một em bé bụ bẫm, kháu khỉnh. Hai vợ chồng đưa về nuôi. Đứa bé lên bảy vẫn chưa biết nói. Bấy giờ...
Đọc tiếp

TRUYỆN THẠCH TƯỚNG QUÂN Đời Hùng Vương, ở làng Yên Việt có hai vợ chồng hiếm hoi. Một hôm, người chồng lên núi, được thần Núi (Sơn thần nhạc phủ) báo mộng cho đá đất làm con(do mẹ đá thụ thai đã ba năm). Một hôm bỗng có tiếng sét ầm ầm nổ, phiến đá trong ao nhà họ tự nhiên nứt ra, xuất hiện một em bé bụ bẫm, kháu khỉnh. Hai vợ chồng đưa về nuôi. Đứa bé lên bảy vẫn chưa biết nói. Bấy giờ có năm mươi vạn quân Man cầm đầu là lục Đinh thần tướng sang chiếm nước ta, thế rất dữ dội. Vua Hùng được thần mách, sai “xá nhân” đến Yên Việt cầu tài. Lúc đó, em bé đang nằm trên giường. Người bố vỗ vào em nói: “Nước nhà có giặc vua sai xá nhân đi tìm, sao không dậy giúp nước còn ngủ mãi ư?”. Thạch tướng (đứa bé) nghe nói, bèn đứng dậy mời xá nhân vào, rồi bảo về nói với vua làm cho một voi đá cao mười trượng cùng lá cờ thiên đế, sẽ dẹp xong giặc. Vua cũng sai thợ đá tạc như lời yêu cầu. Được voi và cờ, em bé vươn cao mười trượng, mặt đỏ như mặt trời mọc, nhảy lên voi cầm cờ có quân sĩ theo sau. Quân Man hồn kinh phách tán, xô nhau chạy trốn, tướng của chúng bị giết tại trận. Thắng trận, Thạch Tướng Quân trở về làng rồi cưỡi voi lên trời. (Theo Cao Huy Đỉnh, Người anh hùng làng Dóng) 1.truyện được viết theo thể loại nào?chỉ ra đặc điểm của thể loại được thể hiện qua truyện. 2.tìm 1 thành ngữ có trong văn bản và giải nghĩa thành ngữ đó trong truyện em ấn tượng nhất chi tiết kì ảo nào?hãy trình bày chi tiết đó bằng đoạn văn từ 3-5 câu

0
Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng....
Đọc tiếp

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

Văn bản' Thánh Gióng ' kể lại bằng lời của em nhé

0
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi...
Đọc tiếp

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.

Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.

Một lần đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh. Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sông của nghĩa quân khá hơn. Thê chủ động tấn công ngày một cao, chảng mấy chôc đất nước ta quân thù sạch bóng. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng tiên ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuât hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lận xuống nước.

Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm.

 

Đọc bài sau, cho biết :

1.Truyện kể về nhân vật và sự kiện liên quan đến Lịch sử nào?

2.Lưỡi gươm có trong tay ai? Chuôi gươm có trong tay ai? Vì sao lại chia thanh kiếm thành 2 phần như thế?

 

2
8 tháng 8 2018

đéo hiểu

23 tháng 9 2018

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

1.vua nào mặt sắt đen sìvua nào trong thửa hàn vi ở chùa2.đông du ai đã đưa ngườicòn ai đập đá giữa trời trơ trơ3.mê linh đất cũ còn ghi muôn đờiyếm khăn đội vá trờigiặc tô mất vía rụng rời thoát thân4.đố ai trên bạch đằng gianglàm cho cọc nhọn dọc ngang sang ngời phá quân nam hán tơi bờigươm thần độc lập giữa trời vang lên5.đố ai cũng khách thoa quầncửu chân nức tiếng ngàn...
Đọc tiếp

1.vua nào mặt sắt đen sì

vua nào trong thửa hàn vi ở chùa

2.đông du ai đã đưa người

còn ai đập đá giữa trời trơ trơ

3.mê linh đất cũ còn ghi muôn đời

yếm khăn đội vá trời

giặc tô mất vía rụng rời thoát thân

4.đố ai trên bạch đằng giang

làm cho cọc nhọn dọc ngang sang ngời 

phá quân nam hán tơi bời

gươm thần độc lập giữa trời vang lên

5.đố ai cũng khách thoa quần

cửu chân nức tiếng ngàn thu

vì dân quyết phá ngục tù lầm than

6.đã vui hàm tử lại mừng chương dương

vân đồn cướp sạch binh cường

nồi bàng mai phục chặn đường giặc lui

7.chí linh mấy lượt nếm mùi đắng cay 

mười năm bình định ra tay

thành đông quan, mất vía bày vương thông

8.đố ai giải phóng thăng long

nửa dêm trừ tịch quyết lòng tiến binh

đống đa sông nhị vươn mình

giặc thanh vỡ mộng cường chinh toi đời

9.muốn cho nước mạnh dân giầu

tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân

mũ cao áo rộng ko cần

lui về ẩn chốn lâm sơn một mình

10.từng phen khóc lóc theo cha 

núi lam tìm giúp minh quân

bình ngô đại cáo bút thầm ra tay

11.một phen quét sạch quân đường

 nổ danh bố cáo đại vương thuở nào

tiếc thay mệnh bạc tài cao

giang sơn đành phải rơi vào ngoại bang

12.vua nào thuở bé chăn trâu

trường yêu một ngọn cờ lau tập tành

sứ quân dẹp loạn phân tranh

dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền

 

 

 

 

 

 

2
19 tháng 8 2020

mai hắc đế và lý thái tổ

phan bội châu và phan chu chinh

hai bà trưng

ngô quyền

bà triệu

hưng đạo vưng trần quốc tuấn

lê lợi 

nguyễn huệ

chu văn an

nguyễn trãi

phùng hưng 

đinh tiên hoàng hoặc đinh bộ lĩnh

1, Mai Hắc Đế & Lý Thái Tổ .

2 , Phan Bội Châu và Phan Chân Trinh

3, Hai Bà Trưng .

4,Bà Triệu

5,Ngô Quyền

6.Trần quốc Tuấn

7. Lê Lợi

8.Quang Trung 

9. Chu Văn An

10.Nguyễn Trãi

11.Phùng Hưng

12. Đinh Bộ Lĩnh

13.Trần Quốc Tuấn và Quang Trung

28 tháng 4 2019

Ngô Quyền (898 - 944), người Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.

Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch - Quảng Tây - Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.

Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.

Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.

Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

28 tháng 4 2019

Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch - Quảng Tây - Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.

Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.

Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.

Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

27 tháng 10 2016

C. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước

 

Chúc bạn học tốt ^^

3 tháng 3 2017

C. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước

Mk vừa mới lập nick, mong bn ủng hộ nha

16 tháng 8 2023

chị ơi 

loading...

16 tháng 8 2023

loading...