Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bà ý đang ăn cơm hả nghe khá là giống bà cầm hai cây đũa xúc cơm vào miệng
Tâm trạng bà cụ Tứ:
+ mừng, vui, xót, tủi “ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”
+ Đối với con dâu: “lòng bà đầy xót thương” nén vào trong tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình
+ Mang hi vọng, lạc quan trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới “tao tính khi nào có tiền mua lấy con gà về nuôi”
→ Bà cụ Tứ hiện thân của con người nghèo khổ: bà nhìn thấu đau khổ của cuộc đời bà, bà lo cho thực tại bế tắc nhưng bà cũng vui trước hạnh phúc của con
Từ ngạc nhiên tới xót xa, trên hết là tình yêu thương. Cũng chính bà cụ là người nói nhiều nhất về tương lai, để các con có thêm động lực sống
Phân tích tâm rạng buồn vui xen lẫn của bà cụ Tứ.
Việc Tràng lấy vợ mang lại nhiều cảm xúc cho bà cụ Tứ. Bà vừa mừng vừa lo, lại vừa tủi. Vì người ta lấy vợ lúc trong nhà ăn nên làm ra, còn đằng này thì… chỉ có nồi cháo cám đắng xít. Bà tủi thân. Tuy nhiên, bà vẫn vui vì một người vừa xấu xí vừa nghèo như Tràng lại lấy được vợ. Niềm vui chẳng được bao lâu thì nỗi buồn cũng ập đến. Bà nghĩ về những ngày cơ cực phía trước. Cái đói, cái khổ, cái rét sẽ bao vây con mình. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không? …
Và rồi, từ trong khóe mắt của người mẹ già nua rỉ xuống hai dòng nước mắt. Dòng nước mắt tủi hờn và xót ca cho thân phận mình, và cả đứa con của mình.
Qua những tình tiết trên, tác giả đã xây dựng rất thành công hình ảnh một người mẹ thương con hết lòng, cam chịu và hi sinh.
Phân tích tâm rạng buồn vui xen lẫn của bà cụ Tứ.
Việc Tràng lấy vợ mang lại nhiều cảm xúc cho bà cụ Tứ. Bà vừa mừng vừa lo, lại vừa tủi. Vì người ta lấy vợ lúc trong nhà ăn nên làm ra, còn đằng này thì… chỉ có nồi cháo cám đắng xít. Bà tủi thân. Tuy nhiên, bà vẫn vui vì một người vừa xấu xí vừa nghèo như Tràng lại lấy được vợ. Niềm vui chẳng được bao lâu thì nỗi buồn cũng ập đến. Bà nghĩ về những ngày cơ cực phía trước. Cái đói, cái khổ, cái rét sẽ bao vây con mình. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không? …
Và rồi, từ trong khóe mắt của người mẹ già nua rỉ xuống hai dòng nước mắt. Dòng nước mắt tủi hờn và xót ca cho thân phận mình, và cả đứa con của mình.
Qua những tình tiết trên, tác giả đã xây dựng rất thành công hình ảnh một người mẹ thương con hết lòng, cam chịu và hi sinh.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Gợi ý :
1. Giới thiệu hoàn cảnh nạn đói và sự kiện Tràng có vợ:
- Giữa cảnh tối sầm lại vì nạn đói ( người chết như ngã rạ, những đám người đói như những bóng ma,... ) thì Tràng lại nhặt được người đàn bà về làm vợ. Sự việc này này gây ngạc nhiên cho nhiều người dân xóm ngụ cư và trong đó có cả bà cụ Tứ - mẹ Tràng.
2. Khi chưa biết người đàn bà là con dâu:
- Bà cụ Rất ngạc nhiên, bà không hiểu vì sao lại có người dàn bà ngồi ngay ở giường con mình, không phải là cái Đục, mà lại chào mình bằng u...
3. Khi biết thị là con dâu:
- Sau khi Tràng giới thiệu với bà, bà hiểu ra bao nhiêu cơ sự, hàng loạt tâm trạng ngổn ngang xuất hiện:
+ Bà mừng: vì con bà ( xấu trai, nhà nghèo ) mà cũng có được vợ.
+ Cảm thông cho người đàn bà: “Người ta có gặp bước đói khổ này mới lấy đến con nình...”
+ Tủi thân: Vì bà không làm tròn bổn phận dựng vợ gả chồng cho con.
+ Xót xa cho số kiếp của đứa con: lấy vợ ngay khi khốn khó bởi cái đói , cái chết.
+ Lo: Không biết chúng nó có qua khỏi được tao đoạn này không.
4. Từ tâm trạng của bà, ta nhận ra tình cảm sâu sắc của người mẹ: Điều đó lại càng được tô đậm thêm qua những cử chỉ, lời nói của bà:
- Bữa cơm ngày đói bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau.
- Bà vun đắp hạnh phức cho đôi vợi chồng trẻ: “Khi nào rảnh, kiếm ít nứa, dan cái phên mà ngăn ra mày ạ”
- Bày biểu con cách làm ăn: chuyện nuôi gà
- Đặt vào lòng con một niềm tin vào cuộc sống, tương lai: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. May ra ông trời cho khá...
- Khi khóc, bà vội quay ,mặt đi, bà không để con dâu nhìn thấy bà khóc...
5. Thông qua những biểu hiện về tâm trạng, nhà văn thể hiện vẻ đẹp trong tấm lòng của người mẹ. Đó là tình thương con rất mực, tinh thần cưu mang đùm bọc. Đó chính là nét đẹp thuần hậu nguyên thủy của người mẹ Việt Nam.
báo 0 cong là bóng không cao= bóng lùn= bún lòng
Vậy bà ăn bún lòng
Có một bà già cầm tờ báo không cong đi vào quán ăn, hỏi bà ăn gì trong quán? Báo thẳng=báo ko cong=bóng ko cao=bóng lùn=bún lòng món bún lòng.