Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự khác biệt giữa tư cách đức hạnh của Xi-ta với những loại phụ nữ tầm thường, thấp kém
- Tùy thuộc vào số mệnh của nàng, quyền lực của kẻ khác trong kiểm soát của nàng
+ Điều nằm trong tầm kiểm soát của Xi-ta: để thần lửa chứng minh cho tấm lòng thủy chung, sự dũng cảm, và tấm lòng trinh bạch của nàng.
+ Phụ thuộc vào kẻ khác: cái thân thiếp đây
- Vai trò của thần A-nhi trong văn hóa Ấn Độ:
+ Thần tượng trưng cho sự bất tử, sự hiện sinh, cai quản cõi người trong văn hóa Ấn Độ
+ Lời cầu khấn của Xi-ta chứng tỏ nàng tin tưởng vị thần Lửa, tin vào sự che chở, minh chứng
+ Thần lửa quan trọng trong tâm thức, tín ngưỡng của người Ấn Độ, vị thần tối cao, mang lại sức mạnh siêu nhiên
Theo anh/chị, cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống?
- Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng
- Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
- Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực
- Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.
– Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính: Văn hóa của Thăng Long – Hà Nội.
– “Hằng số văn hóa”: Trong vật lý và toán học, một hằng số là đại lượng có giá trị không đổi. Hằng số văn hóa là những nét văn hóa tiêu biểu, lâu đời, mang tính truyền thống không thể thay đổi ở một địa phương, cụ thể ở đây là Hà Nội.
Em hiểu ý kiến: “Những vấn đề của tác phẩm nêu lên biến thành những vấn đề của chính người đọc tự đặt ra với mình mà suy nghĩ." là một khi văn học có sức hấp dẫn làm cho người đọc hòa nhập vào cái thế giới do nhà văn sáng tạo, cùng sống với những nhân vật tưởng tượng như người thực thì những vấn đề của tác phẩm, vấn đề của nhân vật trong tác phẩm khiến người đọc tưởng như đó là vấn đề của chính mình ngoài đời.
“Những vấn đề của tác phẩm nêu lên biến thành những vấn đề của chính người đọc tự đặt ra với mình mà suy nghĩ”. Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, người đọc đóng vai trò đồng sáng tạo để tìm ra những vấn đề được gửi gắm trong tác phẩm. Bạn đọc cùng sống cuộc đời nhân vật, cùng thấu hiểu sẻ chia và rút ra những bài học nhận thức quý báu. Khi tìm được tiếng nói chung với nhân vật, những vấn đề trong tác phẩm cũng sẻ trở thành vấn đề mà chính người đọc tự đặt ra với mình.
a, Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa
- Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí
- Một loại những từ ngữ khắc họa phẩm chất, ý chí của lãnh tụ: căm thù giặc, có hoài bão, có ý chí tiêu diệt kẻ thù cứu nước
- Khó khăn buổi đầu:
+ Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài
+ Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ
- Sử dụng chiến thuật quân sự:
+ Nhân dân bốn cõi một nhà
+ Tướng và quân sĩ đồng lòng
+ Đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn
→ Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc
b, Giai đoạn phản công- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động
- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang
* Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao
- Hình ảnh quân thù:
- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...
→ Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập
Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Cách mạng tháng Hai (tiếng Nga: Февра́льская револю́ция, IPA: [fʲɪvˈralʲskəjə rʲɪvɐˈlʲutsɨjə], tr. Fevrálʹskaya revolyútsiya), được biết tới trong nền sử học Xô viết như là Các mạng tư sản tháng Hai ( February Bourgeois Democra Revolution) và thỉnh thoảng được gọi là Cách mạng tháng Ba, là một trong hai cuộc cách mạng đã diễn ra trong nước Nga trong năm 1917.
Những sự kiện của cuộc cách mạng đã diễn ra trong và gần Petrograd (hiện nay -Saint Petersburg), sau là thủ đô của Nga, nơi tồn tại lâu đời sự bất mãn với nền quân chủ đã bùng nổ thành những cuộc biểu tình rộng lớn chống lại chế độ phân phối lương thực vào ngày 23 tháng 2 Lịch Julian (tức ngày 8 tháng 3). Những hoạt động cách mạng đã kéo dài khoảng 8 ngày, bao gồm những đám đông biểu tình và bạo lực vũ trang đã đụng độ với cảnh sát và hiến binh, những lực lượng trung thành cuối cùng của nền quân chủ Nga. Vào ngày 12 tháng 3 lực lượng quân đội phản loạn Nga đã đứng về phe những nhà cách mạng. Ba ngày sau Sa hoàng Nicholas II thoái vị, kết thúc sự thống trị triều Romanov và Đế chế Nga. Chính phủ lâm thời của Vương công Geogry Lvov đã thay thế Hội đồng bộ trưởng Nga.
Cuộc cách mạng dường như nổ ra mà không có lãnh đạo thực sự hoặc kế hoạch chính thức. Một số vấn đề xã hội và kinh tế của Nga đã trở nên tệ hơn, những thứ đã trở nên trầm trọng hơn sau khi bắt đầu Thế chiến I trong năm 1914. Đơn vị đồn trú của thành phố gồm những binh lính bất mãn đã gia nhập những người chống chính phủ vì bánh mì, chủ yếu là phụ nữ xếp hàng chờ lấy bánh mí miễn phí, và công nhân công nghiệp đình công biểu tình trên đường. Nhiều binh lính đào ngũ, thành phố rơi vào tình trạng hỗn loạn dẫn tới sự lật đổ Sa hoàng. Trên 1300 người đã bị chết trong suốt những cuộc biểu tình tháng 3 năm 1917. Chế độ Sa hoàng đã sụp đổ dưới gánh nặng của Chiến tranh thế giới thứ I. Điều này mở đường cho những người Bolshevik chiếm chính quyền bằng cuộc Cách mạng Tháng Mười.