K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2021

Dạ chị theo như kiến thức em được học thì vào giai đoạn giữa thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX nhờ những cãi cách về các chính sách và các đường lối phát triễn của Thiên Hoàng Minh Trị-lúc bấy giờ đã đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng là 1 nước phong kiến lạc hậu=>Phát triễn mạnh thành 1 nước công nghiệp. Sau đó mở rộng lãnh thổ và xâm lược các nước lân cận=> Vậy Nhật Bản đã từ vai vế 1 nước lạc hậu thành 1 nước đế quốc có công nghiệp phát triễn mạnh.

Đẩy chỉ là kiến thức của lớp 8 tụi e học nên nó sẽ không đc chính xác cho lắm!

Hy vọng giúp đc 1 phần nào đó cho chị ạ.!

24 tháng 10 2016

Chủ nghĩa thực dân là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên một lãnh thổ khác

24 tháng 10 2016

Giúp luôn câu dưới i

Sau khi học bài 4: Các nước Đông Nam Á ( Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ) Ta có câu hỏi: Câu hỏi 1: Tại sao Thái Lan có thể cải cách nhanh như vậy? Câu hỏi 2: Chủ nghĩa đế quốc phương Tây đã tác động như thế nào đến các dân tộc ở Đông Nam Á ? Tại sao các nước đế quốc Âu - Mĩ lại quan tâm đến các nước ở Châu Á - Thái Bình Dương ? Câu hỏi 3: Hãy viết một bài báo lý giải...
Đọc tiếp
Sau khi học bài 4: Các nước Đông Nam Á ( Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ) Ta có câu hỏi: Câu hỏi 1: Tại sao Thái Lan có thể cải cách nhanh như vậy? Câu hỏi 2: Chủ nghĩa đế quốc phương Tây đã tác động như thế nào đến các dân tộc ở Đông Nam Á ? Tại sao các nước đế quốc Âu - Mĩ lại quan tâm đến các nước ở Châu Á - Thái Bình Dương ? Câu hỏi 3: Hãy viết một bài báo lý giải vì sao trong điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được thực hiện hóa? Gợi ý: Tìm hiểu về sự hình thành triều đại Charkit ở Xiêm và triều Nguyễn ở Việt Nam. Tìm hiểu về nền kinh tế ở hai quốc gia. Tìm hiểu về cơ cấu xã hội của 2 quốc gia.
0
6 tháng 9 2021

Tham khảo:

Lưu ý: tình hình TQ và VN lúc cải cách giống nhau.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Chủ động mở cửa với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó Xiêm cũng lợi dụng vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập và vị trí vùng đệm giữa các đế quốc Anh, Pháp. Nhờ có vậy Xiêm đã giữ được nền độc lập và giúp Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

20 tháng 9 2016

vì :

+ Đông Nam á là một khu vực khá rộng, diện tích khoảng 4 triệu km2 , về địa lý hành chính, Đông Nam á có 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaixia, Xinggapo, Inđônêxia, Philippin, Brunây, Đông Timo với nhiều sự khác biệt về diện tích, dân số, mức sống, là một khu vực giàu tài nguyên, thảm động thực vật phong phú, đa dạng.

+ Là một khu vực có lịch sử văn hoá lâu đời, vẫn được coi là một khu vực có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ lịch sử thế giới từ những bước đi đầu tiên của loài người và trong từng chặng đường lịch sử.

+ Đông Nam á có vị trí chiến lược quan trọng, khu vực này từ xa xưa vẫn được coi là “Ngã tư đường”, là hành lang, cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây á và Địa Trung Hải. Vì vậy mối liên hệ giữa khu vực với thế giới được xác lập ngay từ thời cổ đại, nên khu vực chịu ảnh hưởng lớn từ bên ngoài, nhất là từ Trung Quốc - ấn Độ.

Nhiều ý kiến cho rằng Đông Nam á là khu vực “Hán hoá”, hay “ấn Độ hoá”. Nhưng thực tế, trước khi tiếp xúc với nền văn minh Trung Quốc, ấn Độ, Đông Nam á có một nền văn minh có nguồn gốc và bản sắc riêng, một nền văn hoá bản địa có nguồn gốc từ thời tiền sử. (Văn hoá đồ đá, văn hoá đồ đồng), tắm mình trong dòng văn học dân gian, những trò vui, lễ hội... Tính bản sắc của khu vực đồng thời cũng là tính thống nhất của văn hoá khu vực là cùng dựa trên nền tảng văn hoá lấy sản xuất lúa nước làm hoạt động kinh tế chính. Nông nghiệp lúa nước trở thành cội nguồn, mẫu số chung của văn minh khu vực. + Trải qua nhiều chặng đường lịch sử thế kỷ XVIII - XIX các quốc gia Phong kiến Đông Nam á đã ở vào giai đoạn suy yếu. Từ nửa sau thế kỷ XIX các nước Đông Nam á lần lượt rơi vào ách thống trị của Chủ nghĩa thực dân. 

* Nguyên nhân Đông Nam á bị xâm lược  :

+ Sau cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản phát triển mạnh, các nước tư bản cần thị trường và thuộc địa, vì vậy đẩy mạnh xâm lược, tranh giành thuộc địa. + Đông Nam á là một khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng, chế độ phong kiến đang suy yếu, trở thành đối tượng xâm lược của Thực dân Âu - Mĩ

19 tháng 11 2016

- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

- Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.

- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.

19 tháng 11 2016

- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

- Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.

- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.