K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Câu 1. Dòng nào dưới đây viết đúng quy tắc chính tả ?

(1 Point)

A. Công ty thương mại và dịch vụ Đất Việt

B. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

C. Tập đoàn dầu khí Việt Nam

D. Quỹ bảo trợ xã hội

2.   Câu 2. Kết hợp nào không phải là một từ?

(1 Point)

A. nước biển

B. xe đạp

C. học hát

D. xe cộ

3.   Câu 3. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ ghép tổng hợp?

(1 Point)

A. tốt tươi, đi đứng, mặt mày, rung rinh;

B. đàn bầu, lạnh lùng, nhỏ nhặt, nấu nướng;

C. hư hỏng, bó buộc, mơ mộng, tóc tai;

D. xanh xao, bọt bèo, yêu thương, đáo để

4.   Câu 4. Câu nào sau đây là câu cầu khiến?

(1 Point)

A. Lan làm bài tập này thế nào nhỉ?

B. Cậu đứng xa chỗ đó ra!

C. Bông hoa này đẹp thật!

D. Thôi, mình làm vỡ mất lọ hoa này rồi!

5.  Câu 5. Câu nào dưới đây đặt dấu gạch chéo  (/) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ và vị ngữ?

(1 Point)

A. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như / tấm kính lau hết mây, hết bụi.

B. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch / như tấm kính lau hết mây ,hết bụi.

C. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính / lau hết mây, hết bụi.

D. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể / sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi.

6.Vị ngữ của câu “Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian.” là:

(1 Point)

A. chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian.

B. cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian.

C. vượt qua bao sóng nước, thời gian.

D. qua bao sóng nước, thời gian.

7.Các vế câu trong câu ghép “Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.” có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào?

(1 Point)

A. Quan hệ tăng tiến.

B. Quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.

C. Quan hệ nguyên nhân - kết quả .

D. Quan hệ tương phản.

8. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với “thanh bình”?

(1 Point)

A. thanh thản, thanh tịnh, hòa bình, thái bình;

B. thanh bình, thái bình, hòa bình, yên bình;

C. bình dị, bình thường, bình yên, bình ổn;

D. thái bình, thanh bình, thanh thản, thanh cao.

9.Câu ghép nào dưới đây có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện (giả thiết) - kết quả?

(1 Point)

A. Không những Nam học giỏi mà bạn còn đàn rất hay.

B. Giá như Khăn Đỏ nhớ lời mẹ dặn thì cô bé sẽ không bị chó sói ăn thịt.

C. Mặc dù các chú lùn đã dặn Bạch Tuyết trước khi rời đi nhưng cô vẫn mở cửa cho người lạ.

D. Nhờ bà tiên và những người bạn nhỏ giúp đỡ mà nàng Lọ Lem đã có một bộ lễ phục rất đẹp để dự hội.

10.Tiếng nào dưới đây có âm đệm?

(1 Point)

A. hoa

B. hân

C. học

D. hướng

11. Nhóm nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “nhân hậu”?

(1 Point)

A. bạc ác, tàn bạo, tàn nhẫn;

B. bất nhân, hung bạo, thô bạo;

C. nhân ái, nhân nghĩa, nhân từ;

D. hung hăng, hung bạo, độc ác.

12.Từ “ngọt” trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc?

(1 Point)

A. Giọng của cô ấy mới ngọt làm sao!

B. Nó dỗ ngon dỗ ngọt tôi.

C. Cốc nước cam này thật ngọt.

D. Tháng ba, trời rét ngọt.

13.  Đại từ trong đoạn văn sau thay thế cho từ ngữ nào: “Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp.”?

(1 Point)

A. Lăng của các vua Hùng

B. đền Thượng

C. rừng cây xanh xanh

D. phong cảnh

14.Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

(1 Point)

A. tươi tốt, mỏng mảnh, ngọc ngà, mơ mộng;

B. lấp lánh, phấp phỏng, mê mệt, mong muốn;

C. lướt thướt, lựng khựng, lúp xúp, lúng liếng;

D. hiếm hoi, học hành, hồn hậu, hỗn độn.

15.Vị ngữ của câu “Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.” là:

(1 Point)

A. chùm lông đuôi to đẹp;

B. chùm lông đuôi to đẹp vút qua;

C. vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo;

D. chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.

16. Các vế trong câu ghép “Không những nó vụng về mà nó còn vô tâm nữa.” có mối quan hệ về nghĩa như thế nào?

(1 Point)

A. Quan hệ tăng tiến;

B. Quan hệ điều kiện (giả thiết) – kết quả;

C. Quan hệ nguyên nhân – kết quả;

D. Quan hệ tương phản.

17.Câu sau mắc lỗi sai nào về ngữ pháp: “ Những học sinh chăm ngoan, học giỏi trong học kì vừa qua”?

(1 Point)

A. Câu thiếu trạng ngữ

B. Câu thiếu chủ ngữ

C. Câu thiếu vị ngữ

D. Câu sai chính tả

18.Từ nào thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu “Con mèo nhà tôi rất lười ăn nên ____ đã bị ốm.”?

(1 Point)

A. chúng

B. họ

C. nó

D. chúng nó

19.Vần “uyên” trong tiếng “huyện” gồm những bộ phận nào?

(1 Point)

A. Chỉ có âm chính

B. Chỉ có âm chính và âm cuối

C. Chỉ có âm đệm và âm chính

D. Có âm đệm, âm chính và âm cuối

20.Âm “cờ”; “ngờ”; “gờ” đứng trước những âm nào để viết là “k;ngh;gh”?

(1 Point)

A. Đứng trước các âm: i; a; o; e; ê; ô; ă

B. Đứng trước các âm: ê; e; â; ơ; ư; u

C. Đứng trước các âm: i; e; ê

D. Đứng trước các âm: i; e; ê; o; a

 

1

nhiều point gkê:)))

20 tháng 12 2021

;)

28 tháng 6 2023

Dòng đều là các từ ghép tổng hợp : C

Dòng gồm các từ viết đúng chính tả: B

16 tháng 1 2022

Chọn C

Câu hỏi 17: Câu nào có từ “chân” mang nghĩa gốc?          a/ Lòng vững như kiềng ba chân.                b/ Bé đau chân.          c/ Chân trời xanh thẳm.                              d/ Chân mây mặt đất.Câu hỏi 18: Từ nào không dùng để chỉ dòng sông?          a/ kinh (tiếng nam bộ)    b/ kênh                 c/ rạch         d/biểnCâu hỏi 19: Từ nào có thể ghép với tiếng “công” để tạo thành từ có nghĩa?          a/ tạo                   ...
Đọc tiếp

Câu hỏi 17: Câu nào có từ “chân” mang nghĩa gốc?

          a/ Lòng vững như kiềng ba chân.                b/ Bé đau chân.

          c/ Chân trời xanh thẳm.                              d/ Chân mây mặt đất.

Câu hỏi 18: Từ nào không dùng để chỉ dòng sông?

          a/ kinh (tiếng nam bộ)    b/ kênh                 c/ rạch         d/biển

Câu hỏi 19: Từ nào có thể ghép với tiếng “công” để tạo thành từ có nghĩa?

          a/ tạo                    b/ bằng                 c/ xuất                  d/ vườn

Câu hỏi 20: Từ nào khác với các từ còn lại?

          a/ sa thải               b/ phế thải            c/ khí thải             d/ rác thải

Câu hỏi 21: Từ nào chứa tiếng hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn)?

          a/ phù hợp            b/ thích hợp          c/ hợp pháp          d/ hợp lực

Câu hỏi 22: Từ nào viết sai chính tả?

          a/ rong chơi          b/ dặn dò              c/ da về                 d/ reo hò

3
20 tháng 8 2021

B

D

B

A

D

C

 

20 tháng 8 2021

17B

18D

19B

20A

21D

22C

5 tháng 10 2023

Đáp án:

C. Câu số 1 sử dụng đúng dấu câu, câu số 2 và 3 sử dụng sai dấu câu.
Giải thích:

Câu số 1: "Thời tiết hôm nay đẹp quá!" sử dụng dấu chấm than (!) để biểu thị sự phấn khích hoặc cảm xúc tích cực. Dấu câu này được sử dụng đúng.

Câu số 2: "Trời thế này mà cậu bảo là đẹp à." thiếu dấu chấm câu ở cuối câu, nên sử dụng sai dấu câu.

Câu số 3: "Sao trời hôm nay lại đẹp thế nhỉ!" cũng thiếu dấu chấm câu ở cuối câu, nên sử dụng sai dấu câu.

24 tháng 10 2023

sai hết gòi'

Tiếng "mắt" trong trường hợp nào dưới đây mang nghĩa gốc?

a]mắt bão

b] đôi mắt

c] mắt dứa

d] mắt kính

15 tháng 2 2022

b) đôi mắt

In nghiêng: từ nối

a. Nhờ tôi//đi học sớm mà tôi //tránh được trận mưa rào.

b. Dế Mèn// tập tành đều đặn nên nó //rất khoẻ.

c. Tôi// về đến nhà thì trời// đổ mưa rào.

d. Chưa sáng// rõ, bà con //đã ra đồng làm việc.

e. Sân ga //ồn ào, nhộn nhịp : đoàn tàu //đã đến.

 
29 tháng 7 2021

Câu 28. Câu nào sau đây là câu kể "Ai làm gì?" ?

A. Không gian thật yên tĩnh.       

B. Mặt trăng tròn vành vạnh trên nền trời đêm.

C. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

D. Những bông hoa mười giờ rực rỡ dưới ánh mặt trời.