K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Đáp án nào không thể hiện vai trò ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo? *

A. Cách kết thúc này làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì. Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

B. Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện. Thể hiện về ước mơ, về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.

C. Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả.

D. Làm cho câu chuyện trở nên chân thực, tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công.

E. Cả A, B, C đều đúng

2.Chủ đề của văn bản ”Hoàng Lê nhất chí” hồi thứ mười bốn. *

A. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

B. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, hành động mạnh mẽ quyết đoán, tài thao lược hơn người, tầm nhìn xa trông rộng, anh hùng lẫm liệt trong trận chiến.

C. Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

D. Tất cả đều sai.

3.Những hình ảnh sóng đôi trong câu văn sau nói lên điều gì?“Nay bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tiết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa” *

A. Sự đổ vỡ, chia lìa.

B. Sự thất vọng của Vũ Nương khi bị chồng hắt hủi, tình nghĩa vợ chồng từ đây tan vỡ.

C. Làm câu văn nhịp nhàng như tiếng lòng thổn thức của Vũ Nương nàng đau buồn từ đây vợ chồng mãi phải chia lìa.

D. Đáp án A, B đúng

E. Tất cả các đáp án: A, B, C đều đúng.

4.Tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung được thể hiện như thế nào?

A. Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột "phương lược tiến đánh đã có tính sẵn".

B. Chưa đánh đã chắc thắng.

C. Chưa thắng giặc nhưng đã có quyết sách ngoại giao trong mười năm sau khi hòa bình

D. Công bằng trong xét xử bề tôi.

E. Đáp án A. D đúng

G. Đáp án A, B, C đúng.

5.Truyện Kiều và “Chuyện người con gái Nam Xương” đều có chung cách miêu tả nhân vật đặc sắc *

1 điểm

A. Thủ pháp ước lệ tượng trưng, gợi nhiều hơn tả

B. Những câu văn biền ngẫu đặc sắc

C. Độc thoại nội tâm, diễn tả tinh tế tâm lí nhân vật.

D. Thủ pháp ước lệ tượng trưng và độc thoại nội tâm, diễn tả tinh tế tâm lí nhân vật.

E. Tất cả các đáp án đều đúng.

0
22 tháng 10 2021

Yếu tố kỳ ảo cuối tác phẩm không nhằm thể hiện điều gì ?

A. Hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp cho nhân vật Vũ Nương: nàng luôn quan tâm đến gia đình và khao khát phục hồi danh dự.

B. Tạo nên một kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời.

C. Để cho bé Đản vẫn nhìn thấy mẹ.

D. Để Trương Sinh tiếc nuối và ân hận về sự mù quáng của mình

12 tháng 11 2021

D

12 tháng 11 2021

D

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
15 tháng 8 2018

a. Truyền kì mạn lục: là ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ vốn được lưu truyền trong dân gian.

b. Các yếu tố kì ảo trong truyện:

- Vũ Nương chết được xuống Thủy Cung.

- Vũ Nương gặp Linh Phi (người cùng làng, nhân nằm mộng và cứu rùa xanh mà được cứu khỏi chết đuối)

- Vũ Nương trở về trong cờ hoa võng lọng, gặp Trương Sinh chốc lát rồi biến mất.

c. Chi tiết kì ảo cuối truyện tưởng như khiến chuyện có kết thúc có hậu nhưng vẫn nhấn mạnh tính bi kịch của truyện:

- Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan, gặp chàng để nói lời tạ từ, nhưng mãi chẳng thể trở về chốn dương gian.

- Bởi chế độ phong kiến hà khắc còn tồn tại, những người độc đoán gia trưởng như Trương Sinh còn đó thì Vũ Nương có sống lại thì cuộc sống gia đình cũng không được hạnh phúc, trọn vẹn.

=> Bởi vậy, mà người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có công dung ngôn hạnh như Vũ Nương, vốn chỉ mong cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc trước sau vẫn chịu kết cục bi thương. Tính bi kịch của câu chuyện không vì những chi tiết cuối truyện mà bị giảm đi. Đó chỉ là chút xót thương, bênh vực của tác giả, thể hiện mong muốn của nhân dân: có oan thì sẽ được giải oan, ngay trong cuộc sống thực, không phải ở cõi khác.

22 tháng 8 2018

Truyền kì mạn lục - ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.

Yếu tố kì ảo: Vũ Nương trầm mình tự vẫn, gặp Linh Lang, linh hồn trở về dương thế gặp Trương Sinh

Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương không làm cho bi kịch tác phẩm mất đi vì người con gái tư dung tốt đẹp, phẩm chất cao đẹp vẫn không được hưởng hạnh phúc thật sự nơi trần thế, tính chất tố cáo xã hội, tố cáo chiến tranh phi nghĩa vẫn đậm nét trong tác phẩm này

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.     Vũ Nương trong "Chuyện...
Đọc tiếp

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.
     Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

TÌM MỘT CÂU GHÉP

0
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theosau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể...
Đọc tiếp

Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo

sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt rồi dần biến mất.

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể số mấy, nêu tác dụng của ngôi kể đó?

Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3: Chỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích trên và nêu tác dụng?

Câu 4: Từ phần kết phía trên, em thấy truyện này kết thúc có hậu hay không có hậu, vì sao?

Câu 5: Hãy nêu tên một số tác phẩm đã học trong chương trình THCS có nói về thân phận người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh, khổ cực trong xã hội phong kiến xưa.

Câu 6: So với truyện cổ tích Chuyện chàng Trương, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm đoạn kết kì ảo (cuộc đời gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương chốn thủy cung; lần gặp mặt ngắn ngủi của hai vợ chồng, sau đó là chia ly vĩnh viễn). Những chi tiết có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm?

1
15 tháng 10 2021

1. ngôi kể thứ 3 

2. Trương Sinh lập đền Giải oan cho Vũ Nuương , Vũ Nương nói những lời  từ biệt Trương Sinh

3.''Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng ,sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng ,rực rỡ đầy sông,lúc ẩn , lúc hiện"

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 13 tới câu 18:Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 13 tới câu 18:

Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt rồi dần biến mất.

- So với truyện cổ tích Chuyện chàng Trương, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm đoạn kết kì ảo (cuộc đời gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương chốn thủy cung; lần gặp mặt ngắn ngủi của hai vợ chồng, sau đó là chia ly vĩnh viễn). Những chi tiết có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm

1
21 tháng 4 2017

Phần cuối là sự sáng tạo của tác giả

    + Vũ Nương trở thành tiên nữ dưới thủy cung, đây là sự sáng tạo riêng của Nguyễn Dữ.

    + Yếu tố kì ảo tạo ra màu sắc lung linh, nhưng cái ảo không tách rời hiện thực.

    + Cái kết có hậu chính là sự sáng tạo kết thúc có hậu, hoàn trả những điều xứng với giá trị, phẩm chất của Vũ Nương, qua đó thể hiện sự công bẳng, nỗi oan của nhân vật có cơ hội được hóa giải.

    + Cái kết có hậu cho nhân vật tiết hạnh được xây dựng bằng các chi tiết kì ảo để an ủi linh hồn của Vũ Nương, điều này phần nào khỏa lấp sự mất mát.

    + Nguyễn Dữ đồng thời cũng khiến cho bi kịch được đề cập tới trở nên sâu sắc và ám ảnh hơn: con người bị chia cắt vĩnh viễn với cuộc sống trần thế.

18 tháng 8 2021

Tham khảo:

Vua Quang Trung rất sáng suốt trong việc nhận định thời cuộc, ông không chỉ tính sẵn "phương lược tiến đánh" (dẫn trực tiếp) mà còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để "dẹp việc binh đao"; sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, khen chê đúng người đúng việc. Lời phủ dụ quân lính của ông như một bài hịch ngắn, ý tứ chặt chẽ, sâu xa, có tác dụng khích lệ lòng yêu nước của nghĩa quân. Quang Trung đặc biệt sáng suốt, nhạy bén trong việc dùng binh: Cuộc hành binh thần tốc do nhà vua chỉ huy cho đến nay vẫn làm chúng ta không khỏi kinh ngạc (dẫn gián tiếp). Chỉ trong 5 ngày, ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, duyệt binh, vừa hành quân đi bộ từ Huế ra Thăng Long, ông hoạch định trong 7 ngày sẽ vào ăn mừng chiến thắng ở Thăng Long, nhưng chỉ mới 5 ngày, quân Thanh đã đại bại, quân Tây Sơn thắng lợi lẫy lừng. Tài dụng binh như thần đã chứng tỏ trí tuệ phi thường của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.Từ đó, ta có thể thấy được Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.

bài bạn tự làm ạ