K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2021

-Lợi ích:

+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

+ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội

+ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.

- Thách thức:

+ Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá.

+ Cần có vốn, có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.

 

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

+ Thời cơ: Tạo điều kiện cho sự hợp tác, tham gia cácliên minh KT,chiếm lĩnh thị trường, tiếp thu thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, tận dụng nguồn vốn, học tập kinh nghiệm quản lí....

 + Thách thức: Phải cố gắng rất lớn trong cạnh tranh về kinh tế, nếu bở lỡ thời cơ sẽ bị tụt hậu rất xa, phải giữ gìn bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc gia 

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Kể từ khi nước ta bắt đầu hội nhập, nền kinh tế trở nên năng động hơn. Các thành phần kinh tế có cơ sở phát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh giữa chúng có phần quyết liệt hơn. Sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải tiến hành tinh giản biên chế. Tình trạng này làm tăng thêm đội ngũ những người không có việc làm hoặc có việc làm không đầy đủ. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tình trạng thất nghiệp ở thành thị còn ở mức khá cao, nạn thiếu việc làm ở nông thôn còn rất nghiêm trọng.

- Trong những năm tới, quá trình hội nhập sẽ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao hơn. Nếu như đội ngũ người lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt công nghệ, quản lí thì tình trạng thất nghiệp không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng cao. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

Những tổ chức tiêu biểu của Quốc tế và khu vực như: 

+ Quốc tế: WHO,UNESCO,UNICEF,.. UN có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, bảo vệ quyền con người, cung cấp viện trợ nhân đạo,..

+ Khu vực: APEC,.. là diễn đàn kinh tế mở của các nền kinh tế, thúc đẩy hóa thương mại và đầu tư trong khu vực,..

6 tháng 5 2018

Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc gia khi tham gia vào xu hướng khu vực hóa kinh tế là vấn đề tự chủ về kinh tế, tránh lệ thuộc vào nước ngoài hoặc bị tụt hậu so với các nước khác

=> Chọn đáp án B

17 tháng 2 2016

a. Khái niệm khu vực hóa kinh tế.

- Là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.

b. Hệ quả.

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong khu vực.

- Bảo vệ lợi ích của các nước thành viên.

- Mở rộng thị trường quốc gia và khu vực, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

- Vấn đề tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia…bị ảnh hưởng.

c. Xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh.

- Hiện tại trên thế giới đã hình thành được 5 tổ chức liên kết khu vực lớn:

+ Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).

+ Liên minh Châu Âu (EU).

+ Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN).

+ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).

+ Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

- Số lượng thành viên các tổ chức này ngày càng tăng:

+ Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, năm 2007 kết nạp thêm 2 thành viên, nâng tổng số thành viên lên 27.

+ MERCOSUR kết nạp thêm 1 thành viên nâng tổng số thành viên lên 6 vào năm 2006.

d. Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực.

* Năm 2009:

- Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trên 5%).

- Thiết lập quan hệ ngoại giao song phương với 170 nước trên thế giới, kí kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương.

- Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2009.

- Tổ chức, tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao.

- Tham dự hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu tại Cô-pen-ha-gen (Đan Mạch).

* Năm 2010:

- Tiếp tục đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2010.

- Đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN.

- Tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao, tăng cường phát triển kinh tế nâng cao vị thế.

6 tháng 8 2023

Sưu tầm:

loading...

- Trao đổi:

 - Cơ hội: tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Thách thức: trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển.

1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về...
Đọc tiếp
1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế 3.sự áp đặt lối sống văn hóa của các siêu cường cơ hội tiếp thu các văn hóa tinh hoa của nhân loại thách thức giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu,đánh mất bản sắc dân tộc. 4.chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận. cơ hội tiếp cận đầu tư công nghệ hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật thách thức trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 5.toàn cầu hóa trong công nghệ cơ hội tạo điều kiện đi tắt đón đầu thành tựu khoa học công nghệ để phát triển. thách thức gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu 6.chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới thách thức sự cạnh tranh trở nên quyết liệt 7.sự đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế cơ hội tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước thách thức chảy máu chất xám, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
0
CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
17 tháng 9 2023

Em sưu tầm và tìm hiểu thông tin trên mạng em nhé. Em gõ: Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước phát triển.