Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Suy nghĩ về nhân vật viên quản ngục: có sự vận động của tính cách: từng là người tử tế, biết yêu cái đẹp, nhưng ra vào chỗ tối tăm, đã bị hoen ố đi nhiều. Giờ đây gặp được Huấn Cao - người mà viên quản ngục khát khao được gặp, lòng yêu cái đẹp sống dậy, mãnh liệt đến bất chấp cả tính mạng.
- Nhân vật này được coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”:
+ Viên quản ngục có tấm lòng biệt nhỡn liên tài.
+ Sự khát khao và trân trọng cái đẹp.
Phẩm chất của viên quản ngục:
+ Là người làm nghệ quản ngục nhưng lại có thú vui thanh cao, tao nhã – thú chơi chữ
+ Là người biết trân trọng những giá trị con người (hành động “biệt đãi” người tài như Huấn Cao)
+ Sở nguyện thanh cao muốn có chữ của Huấn Cao treo bất chấp nguy hiểm, thái độ hiên ngang bất khuất, coi thường cái chết và tiền bạc
+ Diễn biến nội tâm, hành động cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy nhân cách đẹp, một “tấm lòng trong thiên hạ” tri kỉ, tri âm
+ “Một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ
⇒ Quản ngục người biết giữ “thiên lương” biết trân trọng giá trị, tài năng, người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp
dàn ý nha
1. Giới thiệu: Tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích.
- Tác giả Nguyễn Tuân: Nhà văn có phong cách tài hoa, uyên bác, luôn gắn bó với cái đẹp, thiên lương.
- Chữ người tử tù: là tác phẩm ca ngợi cái đẹp, lòng ngưỡng mộ cái đẹp và sức mạnh của thiên lương. Điều ấy được bộc lộ không chỉ qua hình tượng Huấn Cao mà còn ở cả nhân vật viên quản ngục.
2. "… một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ" (Phân tích hoàn cảnh sống của viên quản ngục):
- Làm quan chức trong ngục.
- Nơi quản ngục sống: đề lao nơi "người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc".
- Nơi đó, bọn lính ngục đã hành hạ người tù bằng những thói "tiểu nhân thị oai".
- Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ bị tha hoá, càng ngày càng dễ dấn sâu vào bùn lầy.
3. "…một thanh âm trong trẻo": viên quản nguc (phân tích tính cách, tâm hồn viên quản ngục)
- Ông là người biết yêu quý cái đẹp, yêu quý chữ viết đẹp của Huấn Cao mà ông xem là báu vật; Ông có sở nguyện cao quý: được treo trong nhà một bức châm có chữ của Huấn Cao.
- Đó là tình cảm cao thượng bền bỉ, có ngay từ khi ông "đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền", cho đến bây giờ đã là một người"tóc hoa râm, râu ngả màu".
- Do yêu quý cái đẹp, ông yêu quý, kính trọng người tạo ra cái đẹp: Huấn Cao. Điều đó đã được bộc lộ qua hành vi, suy nghĩ của ông:
+ Ông "biệt nhỡn liên tài" đối với Huấn Cao.
+ Ông đã "biệt đãi" Huấn Cao - một người tử tù. Đó là một việc làm không đúng bổn phận của nhà chức trách, có thể nguy hại đến tính mạng bản thân và gia đình.
+ Ông nhún nhường trước người tử tù: bị xua đuổi, không tức giận, lễ phép lui ra với câu nói "xin lĩnh y".
+ Ông mong Huấn Cao dịu lại tính nết để ông trình bày sở nguyện xin chữ của Huấn Cao.
+ Khi Huấn Cao cho chữ, viên quản ngục đã "khúm núm" nhận chữ.
+ Được Huấn Cao khuyên rời khỏi hoàn cảnh "hỗn loạn xô bo", ông đã chân thành rơi lệ và "bái lĩnh".
Đó là hình tượng tiêu biểu cho người có lòng yêu quý cái đẹp, cho tấm lòng "trọng nghĩa liên tài". Ông là "một đóa sen thơm ngát trong chốn bùn lầy".
Ví tấm lòng của nhân vật quản ngục như "một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ", Nguyễn Tuân đã thể hiện sự ngợi ca đối với viên quản ngục, đối với những người biết yêu quý cái đẹp, thiên lương. Cùng với hình tượng Huấn Cao, hình tượng viên quản ngục đã góp phần việc thể hiện chủ đề của tác phẩm: Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp và thái độ đối với cái đẹp, sức mạnh của cái đẹp, đồng thời cũng kín đáo bày tỏ tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.
- Nguyễn Tuân dụng công miêu tả “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” làm nổi bật vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, bất tử hình tượng Huấn Cao
+ Việc cho chữ- hoạt động nghệ thuật thanh cao diễn ra trong căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám
+ Cái đẹp tỏa sáng, người nghệ sĩ tô từng nét chữ không phải người được tự do mà là kẻ tử tù
+ Hình tượng người tử tù uy nghi, cao đẹp >< quản ngục, thơ lại là kẻ tự do
+ Trật tự trong nhà tù bị đảo ngược: người tù ban phát cái đẹp, răn dạy quản ngục
⇒ Sự chiến thắng của thiện lương, của ánh sáng nghệ thuật chân chính. Tô đậm nhân cách thanh cao, ngang tàng của Huấn Cao
=> Lời người kể chuyện (có vai trò dẫn dắt câu chuyện) đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác mọi sự việc trong câu chuyện và giúp cho lời nhân vật (đối thoại và độc thoại) được rõ nét hơn.
Tham khảo!
Những chi tiết để có thể xác định được phẩm chất, tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội là:
- Thời trẻ cô Hiền là cô gái thông minh, xinh đẹp, xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện.
- Cô có nếp sống và nếp nghĩ độc đáo, khác lạ với mọi người.
+ Thời chống Pháp: gia đình cô vẫn sống ở Hà Nội, vẫn giữ nền nếp sinh hoạt và lễ nghi tốt đẹp của người Hà Nội.
+ Thời kì Hà Nội giải phóng: vẫn duy trì lối sống tốt đẹp đó.
+ Thời chống Mỹ: cho con tự quyết định việc tòng quân của mình, không khuyến khích cũng không ngăn cản, hết mực ủng hộ con cái.
+ Sau 1975: vẫn duy trì lối sống tốt đẹp đó, ngoài ra còn tổ chức bữa cơm bạn bè mỗi tháng một lần.
+ Nếp nghĩ: Không chạy theo xu hướng, vừa thích ứng với cái mới, vừa giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình.
- Tính cách của cô cũng rất thú vị:
+ Là một người phụ nữ sắc sảo và tinh tế, dám thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình mà không sợ điều gì
+ Coi người giúp việc như người nhà.
- Là người quyết đoán và biết suy nghĩ: Làm mọi việc đều có sự tính toán trước. đã tính thì chắc chắn sẽ làm.
- Ngoài ra, cô còn là một người hết lòng yêu thương gia đình.
- Là một người giàu tự trọng và sống có trách nhiệm, luôn giữ gìn những nét đẹp của người Hà Nội.
→ Qua các chi tiết trên, có thể thấy cô Hiền là người có phẩm chất tốt đẹp, là một công dân gương mẫu, luôn ý thức mình là người Hà Nội - thủ đô của đất nước, từ đó luôn giữ gìn và phát huy những tinh hoa và nét đẹp đó. Cũng vì lý do đó mà cô được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng" của Hà Nội.
- Suy nghĩ về nhân vật viên quản ngục: có sự vận động của tính cách: từng là người tử tế, biết yêu cái đẹp, nhưng ra vào chỗ tối tăm, đã bị hoen ố đi nhiều. Giờ đây gặp được Huấn Cao - người mà viên quản ngục khát khao được gặp, lòng yêu cái đẹp sống dậy, mãnh liệt đến bất chấp cả tính mạng.
- Nhân vật này được coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”:
+ Viên quản ngục có tấm lòng biệt nhỡn liên tài.
+ Sự khát khao và trân trọng cái đẹp.