K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ đương nhiên ?

Tất nhiên

Mặc nhiên

Ngẫu nhiên

Hok tốt

10 tháng 12 2021

ngẫu nhiêu nhé bạn !

HT

14 tháng 5 2021

ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi , nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy

10 tháng 10 2020

Tám chữ vàng mà Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam là:

Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang

Hok tốt!

10 tháng 10 2020

Ghi nhận và tôn vinh những cống hiến, hy sinh của phụ nữ, Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ kháng chiến và “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng” 

30 tháng 5 2021

Mik đang cần gấp, mong mn giúp mik sớm nhất có thể ạ

3 tháng 12 2017

a) Bạn Hoa đang học bài

Chúng tôi đang xem hoạt hình

c) Cô giáo của em rất xinh đẹp

b) bn ghi là Ai làm gì nhưng mk nghĩ bn viết nhầm nên mk đặt là Ai là gì để thay thế:

Em là học sinh tiểu học

26 tháng 5 2021

Trong mỗi chúng ta, ai cũng đều có một người thân yêu chiếm vị trí quan trọng nhất nơi trái tim, là duy nhất, mãi mãi không thể thay thế và đó chính là người mẹ. Người cho ta nhìn thấy ánh sáng mặt trời, người chịu bao đớn đau khó nhọc chín tháng mười ngày bao bọc chúng ta bằng tình yêu thương ấm áp. Và chính vì thứ tình cảm thiêng liêng mẫu tử không thể tách rời mà trong mắt ai mẹ là người vĩ đại nhất. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Từ tình yêu thương dành cho chúng ta, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. 

k nha

26 tháng 5 2021

Hình ảnh “mặt trời” được diễn tả trong hai câu cuối của đoạn thơ với hai ý nghĩa khác nhau.
Ở câu Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta nghĩ đến nguồn ánh sáng và những tia nắng ấm giúp cho cây bắp lớn lên, hạt bắp thêm chắc mẩy. Vì vậy có thể nói đó là “mặt trời của bắp”.
Ở câu Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta liên tưởng đến em bé (người con) đang nằm trên lưng mẹ.
Em bé được mẹ che chở bằng tình yêu thương. Em bé là niềm hy vọng lớn lao và đẹp đẽ của người mẹ. Vì vậy có thể nói: em là “mặt trời của mẹ''

9 tháng 7 2018

Cái hay cái đẹp của bài thơ là:

Ấn tượng sâu sắc về sự vất vả là do cách lựa chọn đối tượng miêu tả:

            + Công việc làm đất nặng nhọc.

      + Thời điểm làm việc nóng bức, mệt mỏi.

-     Việc sử dụng lối nói ngoa dụ trong so sánh giúp làm tăng thêm sự mệt nhọc của người nông dân: mồ hôi như mưa.

-     Sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản: giữa làm và ăn (rộng ra là cống hiến và hưởng thụ); giữa bát cơm đầy và một hột, giữa dẻo thơm (một hột) và đắng cay (muôn phần).

-  Lời nhắc nhở nhẹ nhàng, không nhằm vào người nào cụ thể mà thấm thìa cho tất cả.

Tác phẩm văn học trước hết là kết tinh của một quan hệ xã hội – thẩm mỹ nhiều mặt đối với đời sống. Giá trị của một tác phẩm được định đoạt bởi nhiều thang chuẩn khác nhau. Song giá trị cơ bản của một tác phẩm là chính ở chiều sâu phản ánh, thể hiện tinh thần nhân dân sâu sắc, ở đó, một phần của hiện thực được thể hiện chân thực và qua đó tác giả gửi gắm ít nhiều những tình cảm, mong ước cao đẹp của con người. Dù chỉ là một bài ca dao nhỏ, song tác phẩm này trở thành bài ca “nằm lòng” của nhiều thế hệ nhân dân lao động Việt Nam, bởi nhờ vào tính chân thực sâu sắc của nó.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

Không nói đến nguồn gốc của bài ca dao này là của nhân dân Việt Nam hay của kho tàng thi ca đời Đường Trung Quốc, nhưng tác phẩm nhỏ bé này từ lâu đã đi vào tâm thức dân gian như là một phần tiếng nói lao động của giai cấp bình dân. Và dù có của dân tộc nào thì bài ca dao này vẫn là tiếng nói tâm tình của nhân dân lao động. Tất cả đều bắt nguồn từ tính chân thực sâu sắc của tác phẩm. Bài ca dao không chỉ thể hiện được hiện thực cuộc sống lao động gian nan mà còn thể hiện được hiện thực tâm hồn của con người lao động.

Nghệ thuật nói chung văn học nói riêng là một hình thái ý thức, một hình thức của nhận thức, do đó không tách rời mảnh đất đời sống mà nó và cả chủ nhân của nó đã được nuôi dưỡng. Cố nhiên, hiện thực trong tác phẩm văn học không phải là bản photocopy đời sống, và tất nhiên không có một tác phẩm nào đủ khả năng bao quát toàn bộ quy mô của đời sống. Hiện thực ấy là một hiện thực được ý thức, được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của chủ thể sáng tạo và thông qua ngôn ngữ, hiện thực ấy được phơi bày phần bản chất nhất của nó để tác phẩm đạt đến tính chân thực cần thiết của tác phẩm.

Và tất nhiên tính chân thực của một tác phẩm văn học cũng tuỳ thuộc vào tính chất thể loại mà nó nương náu. Bài ca dao trên rõ ràng được viết dưới hình thức thơ ca trữ tình. Mặc dù vậy, nó không đánh mất đi tính chân thực trong việc thể hiện. Với bài ca dao này, hiện thực được thể hiện ở chi tiết thơ, tình tiết thơ. Tính chân thực của bài ca dao được phát huy cao độ khi tác giả đã chọn thời khắc đặc trưng để mô tả những gian nan vất vả của lao động sản xuất, đó là “ban trưa”  – cày đồng đang buổi ban trưa. Trong thực tế rất ít khi diễn ra hoạt động như vậy. Nhưng nghệ thuật là sự cô đặc hiện thực qua tình tiết hư cấu để hiện thực phản ánh được nổi bật. Và rõ ràng chính buổi trưa cày đồng nắng nôi, căng thẳng là tiền đề để làm xuất hiện hình ảnh thơ thứ hai có giá trị chân thực rất cao: “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Chọn chi tiết đặc tả “mồ hôi” và qua thủ pháp so sánh, tính hình tượng của hiện thực nổi bật lên, thể hiện rõ những vất vả lớn lao: “mồ hôi… như mưa ruông cày”.

Như vậy, nhờ người sáng tạo chọn thời khắc đặc biệt và những chi tiết cùng thủ pháp nghệ thuật đặc hiệu, hiện thực như là đối tượng phản ánh đã được phô bày một cách chân thực, rõ ràng, gây xúc động người đọc.

Hai câu đầu của bài ca dao như là “sự” của hiện thực đã làm nổi bật nét đáng nói hơn của thơ ca trữ tình: “tình” – đó là hiện thực tâm hồn. Ngay ở câu thơ thứ hai, hai chữ “thánh thót” vừa đã diễn tả được số lượng lớn – nhiều của mồ hôi mà còn biểu hiện được vẻ đẹp tâm hồn. Nó ngân lên một cách ngọt ngào, không phải để “xóa nhòa” đi hiện thực “đắng cay muôn phần” của lao động mà đấy chính là nét nhạc của tâm hồn. Nét nhạc này diễn tả nỗi niềm vinh quang và nhịp điệu của bài ca lao động. Lao động đã đành mang đầy những gian nan cay đắng, song vẫn có thể gợi lên thi hứng, niềm vui của con người trong cuộc vật lộn sinh tồn vất vả.

Hai câu cuối có kết cấu của một câu cầu khiến:

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

“Bát cơm đầy” đã là thành quả lao động, tác giả còn lại “chẻ” ra “dẻo thơm một hạt” khiến cho ý thơ được cụ thể hóa hơn, sâu xa hơn. Kết cấu đối – tương phản “dẻo thơm một hạt – đắng cay muôn phần” càng làm rõ hơn hiện thực: lao động càng gian nan – thành quả lao động càng quý giá. Và từ đó một hệ quả logic khiến người viết không cần nói rõ song người đọc vẫn nhận ra: con người sống ở đời phải biết quý trọng lao động và người lao động. Đấy là một chân lý giản dị nhưng sâu sắc mà bài ca dao đã đem lại cho mọi người. Nghệ thuật là vậy. Tính chân thực của tác phẩm nghệ thuật là vậy. Nó không chỉ phản ảnh được bản chất của hiện thực, phẩm giá và mong ước của số đông nhân loại mà đưa ra những chân lý vĩnh viễn để tất thảy mọi người đều hiểu, và từ đó sống, chia sẻ và hành động vì hạnh phúc của con người.

Nét đáng nói của hai câu cuối bài thơ là giọng điệu của bài ca dao, là “tình” – cái tình của người lao động được thác trong lời của người sáng tác. Hơn nữa, cái chữ “ai” đa ngôi – điệu nghệ được dùng quen nếp trong dân gian đã khiến tất cả: đối tượng miêu tả – người lao động, chủ thể sáng tác – người viết, bạn đọc – người nghe bỗng trở nên hòa vào nhau trong một giọng chân thành, hiểu biết sâu sắc về cái khó khăn của lao động, sự hi sinh của con người khi tạo ra thành quả lao động. Sáng tác vì thế không còn là của riêng ai, mà là của tất cả mọi người, là của nhân dân, ai đọc qua câu ca dao cũng thấy mình ở trong ấy, thấy mình nặng nợ mang ơn với cuộc đời. Tính chân thực của thơ ca nói chung và của nghệ thuật nói riêng không gì khác chính là nói lên được một cách chân thực tình cảm sâu xa của tất cả nhân dân quảng đại quần chúng, khiến tác phẩm nghệ thuật trở thành tiếng lòng của tất cả mọi người. Chính tất cả những nét đặc sắc hòa điệu ở cả hai phương diện: nội dung chân thực và hình thức nghệ thuật đầy biểu cảm và giản dị đã giúp bài ca dao có một vị trí sâu sắc trong tâm hồn nhiều thế hệ nhân dân lao động Việt Nam từ bao đời nay.

Câu 1:Có sắc dùng nội ngoai thươngĐể nguyên, môn học do trường phân raDấu hỏi là làng vùng xaĐiểm nặng ấy là mấy đứa thân nhau.Đố là những chữ gì?Câu 2:Mang tên một giống trái chuaThêm huyền là món mọi nhà chấm xôiNặng thành người đẻ ra tôiThêm “0”, huyền nữa, chuột thòi tránh xa.Đố là những chữ gì?Câu 3: Tôi là hai lá trong ngườiKhi thời xẹp xuống, khi thời phồng lênTừ khi...
Đọc tiếp

Câu 1:Có sắc dùng nội ngoai thương
Để nguyên, môn học do trường phân ra
Dấu hỏi là làng vùng xa
Điểm nặng ấy là mấy đứa thân nhau.

Đố là những chữ gì?

Câu 2:Mang tên một giống trái chua
Thêm huyền là món mọi nhà chấm xôi
Nặng thành người đẻ ra tôi
Thêm “0”, huyền nữa, chuột thòi tránh xa.

Đố là những chữ gì?

Câu 3: Tôi là hai lá trong người
Khi thời xẹp xuống, khi thời phồng lên
Từ khi mất đứt nửa trên
Thành một thứ quả không nên ăn nhiều.

Đố là những chữ gì?

Câu 4:Em là hoa cúng ở chùa
Cũng là tên một ông vua đại tài
Nặng đi cho sắc đến thay
Cố đô cổ kính, chẳng hay là gì.
Đố là những chữ gì?

Câu 5: Môi nào lớn nhất?

Câu 6: Nước nào không có quần?

Câu 7: Nơi nào đàn ông khổ nhất?

Câu 8: Xe gì không bao giờ giảm đi?

Câu 9: Con gì biết đi nhưng người ta vẫn goi bằng tên không biết đi?

Câu 10: Sông gì luôn luôn có nước mắt?

Câu 11: Môn thể thao nào càng lùi càng thắng?

Câu 12: Hành nào lớn nhất?

Câu 13: Con gì dài và cứng nhất?

 

Câu 14: Tôi có 4 cái chân, 1 cái lưng nhưng không có cơ thể?

Câu 15: Bánh gì không ăn được?

2
13 tháng 8 2020

Câu 1:Chữ thứ nhất là bán. Chữ thứ hai là ban. Chữ thứ ba là bản. Chữ thứ tư là bạn.Câu 2:Chữ: me - mè - mẹ - mèo.Câu 3:Phổi , ổi.Câu 4:Huệ,huế.Câu 5:Môi trường.Câu 6:áo.Câu 7:Nam Cực.Câu 8:Xe tăng.Câu 9:Con bò.Câu 10:Sông Nhật Lệ.Câu 11:Kéo co.Câu 12:Hành tinh.Câu 13:Con đường.Câu 14:Cái bàn.Câu 15:Bánh xà phòng,bánh xe.

14 tháng 8 2020

Vũ Hà My đúng nhưng câu 14 phải là cái ghế tựa nha còn mấy câu kia đúng hết

8 tháng 10 2018


22 tháng 10 2017 lúc 21:03

a. Từ "chín" được dùng theo nghĩa gốc: ý chỉ cam từ xanh đã chuyển sang chín, có thể thu hoạch được.

b. Từ "chín" được dùng với nghĩa chuyển: trước khi nói điều gì phải suy nghĩ kỹ lưỡng, thông suốt.

c. Từ "chín" được dùng với nghĩa chuyển: ý chỉ sự xấu hổ, ngượng ngùng.

d. Từ "chín" được dùng với nghĩa gốc: giống câu a.

e. Từ "chín" được dùng với nghĩa gốc: cơm chuyển từ trạng thái sống thành chín, chín có nghĩa là ăn được, sử dụng được.

g. Từ "chín" được dùng với nghĩa gốc: chỉ trạng thái của lúa từ xanh sang vàng, lúa đã đến thời điểm thu hoạch được.

h. Từ "chín" được dùng với nghĩa chuyển: chỉ đôi má hồng, ý chỉ vẻ đẹp, sự gợi cảm trên đôi má của người thiếu nữ.

Hok tốt 

# MissyGirl #

8 tháng 10 2018

a. Từ "chín" được dùng theo nghĩa gốc: ý chỉ cam từ xanh đã chuyển sang chín, có thể thu hoạch được.

b. Từ "chín" được dùng với nghĩa chuyển: trước khi nói điều gì phải suy nghĩ kỹ lưỡng, thông suốt.

c. Từ "chín" được dùng với nghĩa chuyển: ý chỉ sự xấu hổ, ngượng ngùng.

d. Từ "chín" được dùng với nghĩa gốc: giống câu a.

e. Từ "chín" được dùng với nghĩa gốc: cơm chuyển từ trạng thái sống thành chín, chín có nghĩa là ăn được, sử dụng được.

g. Từ "chín" được dùng với nghĩa gốc: chỉ trạng thái của lúa từ xanh sang vàng, lúa đã đến thời điểm thu hoạch được.

h. Từ "chín" được dùng với nghĩa chuyển: chỉ đôi má hồng, ý chỉ vẻ đẹp, sự gợi cảm trên đôi má của người thiếu nữ.