K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2021

8. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào không phải từ ghép? 
A. May mắn, dễ dàng  B. Phố phường, bờ bến   C. Trong trắng, vắng lặng   D. Mong muốn, đền đáp
9. Câu thơ nào sau đây có sử dụng yếu tố tự sự?
A. Tranh bay sang sông rải khắp bờ.   B. Trẻ con thôn Nam khinh ta già không sức.
C. Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.    D. Ước gì nhà rộng muôn ngàn gian

22 tháng 10 2021

A and B 

 

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?A. Hồi kèn xung trậnB. Khúc ca khải hoànC. Áng thiên cổ hùng vănD. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?A. Phò giá về kinhB. Bài ca Côn SơnC. Bánh trôi nướcD. Qua...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?

A. Hồi kèn xung trận

B. Khúc ca khải hoàn

C. Áng thiên cổ hùng văn

D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?

A. Phò giá về kinh

B. Bài ca Côn Sơn

C. Bánh trôi nước

D. Qua Đèo Ngang

3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.

C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương.

D. Quang Trung đại phá quân Thanh.

4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì?

A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.

B. Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.

C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác.

D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.

5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà?

A. Giang sơn

B. Sông núi

C. Đất nước

D. Sơn thuỷ

6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì?

A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc

B. Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp

C. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc

D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng

7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?

A. Phò giá về kinh

B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

C. Cảnh khuya

D. Rằm tháng giêng

8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?

A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.

B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.

C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.

D. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.

9. Thành ngữ trong câu "Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con." giữ vai trò gì?

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Bổ ngữ

D. Trạng ngữ

10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau:

"Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo"

A. Từ ngữ đồng âm

B. Cặp từ trái nghĩa

C. Nói lái

D. Điệp âm

II. Tự luận (7, 5 điểm)

11. (2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).

12. (5,5 điểm): Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau:

  • Một kỉ niệm tuổi thơ.
  • Tình bạn tuổi học trò.

 

4

Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
* Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

27 tháng 10 2016

Giúp mình với mọi người ơi! khocroi

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao! Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Đọan văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 

A. Miêu tả 

B. Tự sự 

C. Biểu cảm 

D. Nghị luận

1
18 tháng 7 2017

Đáp án: C

19 tháng 3 2020

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7
Ôn tập phần phần tiếng Việt

Câu 1. Từ nào dưới đây là từ ghép?
A. Lúng liếng
B. Lung linh
C. lụt lội
D. Lung lay
Câu 2. Từ ghép nào dưới đây không phải từ ghép đẳng lập
A. Bút máy
B. Trâu bò
C. Nhà cửa
D. Ruộng vườn
Câu 3. Từ nào dưới đây không phải từ láy toàn bộ?
A. Lung linh
B. Trăng trắng
C. Thăm thẳm
D. Xanh xanh
Câu 7. Chữ “tử” trong từ nào sau đâu không có nghĩa là con
A. Tử tù
B. Nghịch tử
C. Thiên tử
D. Hoàng tử

Học tốt

19 tháng 3 2020

1)C

2)A

3)A

7)B

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao! Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Nội dung của đoạn văn trên là: 

A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của tác giả về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu pháp của Đỗ Phủ 

B. Kể lại nội dung bài thơ 

C. Tái hiện lại những hình ảnh được miêu tả trong bài thơ 

D. Phân tích cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

1
16 tháng 3 2017

Đáp án: A

14 tháng 12 2021

D.1

Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?a/Từ có hai tiếng có nghĩa    b/Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chínhc/Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ phápd/Từ đượctạo ra từ một tiếng có nghĩaCâu 2: Từ láy là gì?a/Từ có nhiều tiếng có nghĩab/ Từ có các tiếng giốngnhau về phụ âm đầuc/ Từ có các tiếng giống nhau về phần vầnd/ Từ có sự hòa phối...
Đọc tiếp

Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?
a/Từ có hai tiếng có nghĩa    

b/Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính

c/Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp

d/Từ đượctạo ra từ một tiếng có nghĩa
Câu 2: Từ láy là gì?
a/Từ có nhiều tiếng có nghĩa

b/ Từ có các tiếng giốngnhau về phụ âm đầu

c/ Từ có các tiếng giống nhau về phần vần

d/ Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa
Câu 3: Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?
a/ xinh xắn    b/ gần gũi *     c/đông đủ     d/ dễ dàng
Câu 4: Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
a/ mạnh mẽ      b/ ấm áp    c/ mong manh     d/thăm thẳm
Câu 5 : Câu văn :  «  Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn
thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá ». ( Khánh Hoài- Cuộc chia tay của
những con búp bê ) có :
a/ hai từ láy         b/ ba từ láy                    c/ bốn từ láy         d/ năm từ láy
Câu 6 : Câu văn : «  Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn
theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe » ( Khánh Hoài- Cuộc
chia tay của những con búp bê ) có :
a/ một từ láy                       b/ hai từ láy             c/ ba từ láy                       d/ bốn từ láy
Câu 7: Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành ngữ bốn tiếng như
“Gió dập sóng dồi”?
a/ lên thác xuống ghềnh         b/ Nước non lận đận         c/Nhà rách vách nát            d/ Gió táp mưa sa 
Câu 8: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:
Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
a/ai               b/ trúc               c/ mai            d/ nhớ
Câu 9:Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?
a/Anh Nam là con trai của bác tôi,là Anh.        b/ Người là Cha, là Bác ,là Anh.
c/Bác biết rằng cháu rất chăm học.                 d/ Bác ngồi đó lớn mênhmông
Câu 10: Từ “bao nhiêu” trong câu ca dao sau có vai trò ngữ pháp gì?
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
a/chủ ngữ            b/Vị ngữ              c/ Định ngữ              d/ bổ ngữ
Câu 11: Trong câu “Tôi đi đứng oai vệ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy?
a/Ngôi thứ hai              b/Ngôi thứ ba số ít           c/ Ngôi thứ nhất số nhiều            d/ Ngôi  thứ nhất số ít
Câu 12: Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?

a/Ở đâu         b/Khi nào             c/ Nơi đâu               d/ Chỗ nào
Câu 13: Trong những từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ “ sơn hà”?
a/ giang sơm             b/ sông núi            c/ nước non             D/sơn thủy
Câu 14: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
*a/thiên lí               b/ thiên thư             c/thiên hạ               d/thiên thanh
Câu 15: Từ nào sau đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với “gia” trong “ gia đình”
a/gia vị        b/gia tăng      c/ gia sản d/ tham gia
Câu 16: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
a/xã tắc         b/quốc kì          c/ sơn thủy       d/ giang sơn
Câu 17: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa gần với thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm”?
a/ Cơm niêu nước lọ         b/ Lên thác xuống ghềnh         c/ Nhà rách vách nát              d/ Cơm  thừa canh cặn
Câu 18: Thế nào là quan hệ từ?
a/ Là từ chỉ người và vật;                  b/Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và  giữa câu với câu
c/ Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và vật ;          d/ Là từ mang ý nghĩa tình thái

1
29 tháng 4 2020

Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?
a/Từ có hai tiếng có nghĩa    

b/Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính

c/Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp

d/Từ đượctạo ra từ một tiếng có nghĩa
Câu 2: Từ láy là gì?
a/Từ có nhiều tiếng có nghĩa

b/ Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu

c/ Từ có các tiếng giống nhau về phần vần

d/ Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa
Câu 3: Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?
a/ xinh xắn    b/ gần gũi *     c/đông đủ     d/ dễ dàng
Câu 4: Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
a/ mạnh mẽ      b/ ấm áp    c/ mong manh     d/thăm thẳm
Câu 5 : Câu văn :  «  Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn
thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá ». ( Khánh Hoài- Cuộc chia tay của
những con búp bê ) có :
a/ hai từ láy         b/ ba từ láy                    c/ bốn từ láy         d/ năm từ láy
Câu 6 : Câu văn : «  Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn
theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe » ( Khánh Hoài- Cuộc
chia tay của những con búp bê ) có :
a/ một từ láy                       b/ hai từ láy             c/ ba từ láy                       d/ bốn từ láy
Câu 7: Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành ngữ bốn tiếng như
“Gió dập sóng dồi”?
a/ lên thác xuống ghềnh         b/ Nước non lận đận         c/Nhà rách vách nát            d/ Gió táp mưa sa 
Câu 8: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:
Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
a/ai               b/ trúc               c/ mai            d/ nhớ
Câu 9:Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?
a/Anh Nam là con trai của bác tôi,là Anh.        b/ Người là Cha, là Bác ,là Anh.
c/Bác biết rằng cháu rất chăm học.                 d/ Bác ngồi đó lớn mênh mông
Câu 10: Từ “bao nhiêu” trong câu ca dao sau có vai trò ngữ pháp gì?
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
a/chủ ngữ            b/Vị ngữ              c/ Định ngữ              d/ bổ ngữ
Câu 11: Trong câu “Tôi đi đứng oai vệ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy?
a/Ngôi thứ hai              b/Ngôi thứ ba số ít           c/ Ngôi thứ nhất số nhiều            d/ Ngôi  thứ nhất số ít
Câu 12: Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?

a/Ở đâu         b/Khi nào             c/ Nơi đâu               d/ Chỗ nào
Câu 13: Trong những từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ “ sơn hà”?
a/ giang sơn        b/ sông núi            c/ nước non             D/sơn thủy
Câu 14: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
*a/thiên lí               b/ thiên thư             c/thiên hạ               d/thiên thanh
Câu 15: Từ nào sau đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với “gia” trong “ gia đình”
a/gia vị        b/gia tăng      c/ gia sản    d/ tham gia
Câu 16: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
a/xã tắc         b/quốc kì          c/ sơn thủy       d/ giang sơn
Câu 17: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa gần với thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm”?
a/ Cơm niêu nước lọ         b/ Lên thác xuống ghềnh         c/ Nhà rách vách nát              d/ Cơm  thừa canh cặn
Câu 18: Thế nào là quan hệ từ?
a/ Là từ chỉ người và vật;                  b/Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và  giữa câu với câu
c/ Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và vật ;          d/ Là từ mang ý nghĩa tình thái

Đề bài: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:     "Không có sự thành công bền vững nào mà không được làm ra từ những thất bại nho nhỏ ban đầu. Chữ thất bại thường dễ khiến chúng ta hiểu lầm là không được gì cả hay không còn gì cả. Trong khi những gì ta đã tạo dựng vẫn còn đó dù có khi nó chưa hiển thị ra một cách cụ thể. Những kĩ năng tập luyện, nhưng kinh nghiệm và kiến...
Đọc tiếp

Đề bài: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     "Không có sự thành công bền vững nào mà không được làm ra từ những thất bại nho nhỏ ban đầu. Chữ thất bại thường dễ khiến chúng ta hiểu lầm là không được gì cả hay không còn gì cả. Trong khi những gì ta đã tạo dựng vẫn còn đó dù có khi nó chưa hiển thị ra một cách cụ thể. Những kĩ năng tập luyện, nhưng kinh nghiệm và kiến thức tích lũy, cũng như những yếu tố thuận lợi bên ngoài mà ta đã cất công gom lại sẽ được sử dụng một cách xứng đáng trong những công trình kế tiếp cho nên, khi thành công ta phải hiểu rằng sự thành công đang đứng trên vai của baoo thất bại trong quá khứ."

a) Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

b) Đoạn văn viết theo cách nào? Vì sao?

c) Việc sử dụng lặp lại các từ: không, thất bại, thành công là mắc lỗi lặp từ hay sử dụng phép điệp từ?

d) Câu văn cuối sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 1 2019

a. Đoạn văn trên nói về "Thất bại là mẹ thành công", phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

b. Đoạn văn viết theo lối diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.

c. Việc sử dụng lặp lại các từ là phép điệp từ, nhằm nhấn mạnh tác dụng và tầm quan trọng của những thất bại, thất bại mà rút ra kinh nghiệm thì sẽ đưa đến thành công.

d. Câu văn cuối sử dụng biện pháp nhân hóa: thành công đang đứng trên vai của bao thất bại trong quá khứ. Cách nói này đã diễn tả sinh động và đạt hiệu quả cao trong việc nhấn mạnh: những thất bại sẽ đưa tới thành công.