Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Bác sĩ ơi - thành phần gọi đáp.
b. (có ai ngờ) - thành phần phụ chú
c. Than ôi! - thành phần cảm thán
d. chắc - thành phần tình thái
a, Những câu thơ sử dụng nghệ thuật nhân hóa
* Sóng đã cài then đêm sậ cửa
* Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi.
* Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vay giăng.
* Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở..sao lùa nước Hạ Long.
* Ta hát bài ca gọi cá vào
* Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mát cá huy hoàng muôn dặm fơi.
b, câu thơ tự chọn Đêm thở..sao lùa nước Hạ Long.
* Nghệ thuật nhân hóa trong câu thơ trên gợi hình tượng sống động, lung linh.Nhà thơ viết đêm thở..đêm vốn chỉ là không gian vô hình nhưng lại viết đêm thở khiến cảnh đêm bỗng trở nên hữu hình, sống động. Đó là kết quả của sự liên tưởng, tưởng tượng qua hiện tượng tự nhiên..gió biển, đêm, sóng biển, sao trên trời soi chiếu xuống mặt biển tạo ánh sáng lung linh giữa bầu trời và mặt nước khiến ta có cảm giác như sao như xua, lùa nước lan xa, như xua cá vào lưới.
a, Các câu thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá :
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
-Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
- Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi.
- Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.
- Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
- Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới.
- Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào.
b, câu thơ em chọn:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Để tạo ra sự thành ngay từ lúc vào bài, tác giả Huy Cận đã xây dựng một hình ảnh nhân hóa vô cùng sống động. Chỉ trong hai câu thơ, tác giả đã bộc lộ rất rõ về khung cảnh, thời gian những người ngư dân làm việc. Đó là một buổi hoàng hôn muộn khi vũ trụ như một căn nhà khổng lồ bước vào trạng thái nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Khung cảnh hoàng hôn trên biển lúc này thật sự tráng lệ và bí hiểm biết nhường nào.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Giọng thơ trầm lắng xuống, nhưng nguyện vọng rất thiết tha lại nghèn nghẹn không nói nên lời đang cất lên cái tiếng nói vô thanh của nó. Mà cái nguyện vọng kia mới khiêm nhường, nhỏ bé biết chừng nào ? Một giọng chim ca, một đoá hoa lặng lẽ toả hương nghĩa là giống như lúc Hồ Chí Minh sinh thời "Xem sách chim rừng vào cửa đậu - Phê văn hoa núi ghé nghiên soi" (Tặng cụ Bùi Bằng Đoàn). Sự thành kính đến nghiêm trang đầy xúc động của nhà thơ một lần nữa nhằm tôn vinh một con người mà linh hồn như còn phảng phất nơi đây trong sương, trong nắng. Đồng thời nó cũng làm nhiệm vụ hoàn tất bài thơ với niềm tiếc thương và kính yêu vô hạn. Có thể nói bài thơ là một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn làm thổn thức lòng người mãi mãi.
a,
Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nổi trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.
Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.
Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:
Ta nhập vào hòa ca
Mội nốt trầm xao xuyến
Tác giá không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.
Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Đầu đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" là như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. Tác giả không mơ ước xa xôi: Một mùa xuân nho nhỏ
Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng của tác giả luôn hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến: Lặng lẽ dăng cho đời
Ý thức của tác giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn là lòng nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khỉ tóc bạc
Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng ầm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giá sẽ sống và cống hiến. Còn sống là còn cống hiến. Lời thơ nhỏ nhẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không thay dổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.
Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của tác giả, được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta phải làm sao để với lương tâm ta, ta không hổ thẹn là người đã chối bỏ trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện được là một “mùa xuân nho nhỏ”.
b,
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Những câu thơ của nhà thơ Bảo Định Giang là những nét vẽ tài hoa về nhân cách phẩm chất đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào vì có một vị cha già kính yêu cả cuộc đời đã hiến dâng cho non sông đất nước. Tri ân người rất nhiều văn nghệ sĩ đã có những vần thơ đẹp ca ngợi Bác. Trong đó bài thơ Viếng lăng bác của Viễn Phương chính là tấm lòng thầm kính ngưỡng vọng là nén tâm hương mà nhà thơ ngưỡng vọng dâng lên Bác kính yêu. Bài thơ kết thúc với dòng cảm xúc:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương sáng tác trong dịp tác giả đến thăm nơi yên nghỉ cuối cùng của Bác Hồ. Bài thơ thể hiện niềm xúc động chân thành, lòng yêu kính, biết ơn sâu sắc và nỗi niềm thương nhớ Bác Hồ của nhà thơ khi được đến viếng lăng Bác. Đến khổ cuối của bài thơ Viễn Phương đã bộc lộc niềm lưu luyến tiếc thương khi tạm biệt Bác trở về miền Nam.
Bác Hồ niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam, vầng dương tỏa sáng soi đường dẫn lối cho dân tộc. Người đã dành cả bảy chín mùa xuân cho tổ quốc cho dân tộc. Con người ấy đã làm nên trang sử vẻ vang cho đất nước. Nhưng Người đã để lại cho đời sự tiếc nuối, nỗi đau vô hạn “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”. Sự ra đi của Người đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho dân tộc Việt Nam và cả bạn bè quốc tế. Nỗi đau ấy làm sao có thể bù đắp được cho dân tộc. Dù nỗi đau là vô tận, dù có xót xa đến mấy sự ly biệt là điều vẫn xảy ra. Bác nằm lại đó với “ vầng trăng dịu hiền”. Nhưng mỗi con người đất Việt khi đến thăm rồi bước chân quay về rời khỏi lăng Bác đều cảm thấy xót xa luyến tiếc. Lòng Viễn Phương cũng trào niềm thương cảm lớn lao:
Câu a : Từ động viên và vận động viên là từ đồng âm
Câu b : Từ con ngựa đá và đá con ngựa là từ đồng âm
Câu c : Bó tay -_-