Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. mở bài
- nhân dịp nào đi thăm
- ai tổ chức? đoàn gồm những ai?
- dự định đến thăm gia đình nào? ở đâu?
b. thân bài
- chuẩn bị những gì cho cuộc đi thăm?(Nước quà tặng, đồ ăn,...)
- tâm trạng của em trước khi đi thăm(bồn chồn, lo lắng, hồi hộp, hào hứng,...)
- Con đường tới nơi thế nào?Nhà của người liệt sĩ thế nào(Đơn sơ, giản dị,...)
- cuộc gặp gỡ, cuộc trò chuyện xảy ra thế nào(nghe người liệt sĩ kể những câu chuyện về cuộc đời mình=>khâm phục, kể chuyện học hành của chính mình,...)
-Tặng quà cho người liệt sĩ(động viên họ, lời hứa của bản thân)
- thái độ lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ
c. kết bài
Ấn tượng sau buổi đi thăm là gì?
-Tiếp thêm động lực để mình phát triển
- Lời hứa bản thân
dựa vào dàn ý kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn a.
mở bài
- nhân dịp nào đi thăm
- ai tổ chức? đoàn gồm những ai?
- dự định đến thăm gia đình nào? ở đâu
b. thân bài
- chuẩn bị cho cuộc đi thăm
- tâm trạng của em trước khi đi thăm
- trên đường đi đến nhà liệt sĩ? quang cảnh gia đình?
- cuộc gặp gở , viếng thăm diễn ra như thế nào?
- lời nói , việc làm , quà tặng
- thái độ lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ c. kết bài
- ra về? ấn tượng về cuộc đi thăm(30 dòng) ai làm ngắn gọn ,
+ Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: Động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc...
+ Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư " giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ " gợi sự liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc họa nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.
* Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh " dượng Hương Thư ở nhà, ăn nói nhỏ nhẹ, nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ "
- Qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: Khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, khó khăn, thử thách.
Vào thời vua Trần Anh Tông (1293 - 1314), có một vị lương y nổi tiếng tài năng, đức độ tên là Phạm Bân. Nhà vua phong cho ông chức Thái y lệnh, trông coi về việc chăm sóc và chữa bệnh cho những người sống trong cung.
Phạm Bân thường đem tiền bạc, của cải trong nhà ra mua các loại thuốc quý nhất và tích trữ lúa gạo để giúp đỡ người nghèo. Ai đói ông cho ăn, ai rét ông cho mặc, ai bệnh tật ông chữa bệnh cho. Dầu bệnh có nặng đến đâu ông cũng không hề né tránh. Bệnh nhân tới nhà ông đông lắm, cứ chữa khỏi bệnh rồi đi, chẳng tốn kém gì.
Bỗng mấy năm liền, trời làm mất mùa, đói kém, dịch bệnh xảy ra khắp nơi. Phạm Bân cất thêm nhà cho những kẻ khốn cùng, đói khát và bệnh tật đến ở. Ông cứu sống được cả ngàn người. Tài năng và y đức của ông khiến cho người đời trọng vọng.
Lương y Phạm Bân rất thương người nghèo. Một hôm, có người gõ cửa mời ...
... gấp:
- Nhà tôi có người đàn bà bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét, mời ngài đến xem cho!
Nghe vậy, lương y tức tốc đi theo nhưng vừa ra tới cửa thì gặp sứ giả của vua sai tới, bảo rằng:
- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, nhà vua triệu ông tới khám.
Phạm Bân trả lời:
- Bệnh đó không gấp. Nay mạng sống của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc. Để tôi cứu họ trước đã, lát nữa sẽ vào vương phủ.
Sứ giả tức giận mắng rằng:
- Phận làm tôi, sao ông dám nói như vậy? ông định cứu tính mạng người ta mà không nghĩ đến việc cứu mạng mình chăng?
Lương y Phạm Bân vẫn bình tĩnh phân trần:
- Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người đàn bà kia không được cứu kịp thời sẽ chết, chẳng biết trông cậy vào đâu. Tính mạng của tôi còn trông cậy được vào chúa thượng, nếu ngài rộng lòng, may ra tôi thoát. Tội tôi, tôi xin chịu!
Nói rồi, để mặc sứ giả đứng đấy, ông vội vàng đi cứu người đàn bà nghèo. Quả nhiên, bà ta được cứu sống.
Xong xuôi, lương y vào triều yết kiến nhà vua. Vua quở trách, ông bỏ mũ, cúi đầu tạ tội và bày tỏ lòng thành của mình. Nghe xong, nhà vua mừng rỡ phán:
- Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, biết thương xót đám dân đen con đỏ của ta. Ngươi thật xứng đáng với lòng ta mong mỏi. Từ tấm gương của ngươi, ta suy ra rằng thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
Về sau, con cháu của Phạm Bân cũng nối nghiệp cha ông, làm quan lương y đến hàng ngũ phẩm, tứ phẩm trong triều đình. Tuy vậy, họ vẫn để tâm chữa bệnh cứu giúp người nghèo. Họ đã xứng đáng với tên tuổi của Thái y Phạm Bân để lại cho đời.
K mink nha
Chuk hok tốt
Xin lỗi bạn , đây là đóng vai người nhà của bệnh nhân .
a, sai vì vi phạm luật giao thông
b. khuyên các bạn không nên làm thế
a)Cac ban lam the la sai . Vi cac ban dang vi pham luat giao thong, khong ton trong phap luat, no co the gay ra tai nan, lam thuong h cho nguoi khac
b) cach xu li la: em se khuyen cac ban khong nen dan hang ngang, bao cho thay co giao biet
nho cho mik 3 k
Bài làm
Văn bản " Dế Mèn phiêu lưu kí " là một tác phẩm kiệt tác, được kết hợp với nhân vật chính là Dế Mèn. Vì Dế Mèn ăn uống rất điều độ và ăn uống chừng mực nên đã trở thành một chàng dế cường tráng. Chú có đôi càng rất to, khỏe và có những chiếc vuốt ở chân cứng và sắc như những lưỡi dao. Để kiểm chứng độ sắc của chiếc vuốt ở chân chú, chú thỉnh thoảng co cẳng rồi đạp phanh phách vào những ngọn cỏ. Ðôi cánh trước kia của chú ngắn hủn hoẳn giống như những chiếc lá nhưng bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi chú vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã non rất vui tai. Lúc Dế Mèn đi bách bộ thì cả người chú rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu của chú dài giống như hai sợi dây cước nhỏ đen và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dế Mèn lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy, cứ chốc chốc, chú lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu rông thật lịch lãm. Vì cậy mày to khỏe mà còn giám khịa cả hàng xóm, bắt nạt những chị lớn hơn. Dế Mèn kiêu căng, tự cho mình là nhất nhưng không vì thế mà hình ảnh chú Dế Mèn bị phai nhòa. Dế Mèn mãi mãi chính là một nhân vật không thể thiếu trong tuổi thơ trẻ con.
~ Những từ gạch chân là những từ và hình ảnh so sánh. ~
Năm lớp 5 tôi được may mắn hoc thầy Phong. Cho đến giờ chúng tôi vẫn còn nhớ mãi những kỉ niệm về thầy.
Dáng người thầy cao to, phải đến hơn mét bảy, gần mét tám. Tầm tuổi thầy mà cao như vậy thật hiếm có. Tóc thầy đã điểm hoa râm, xoăn tít rất lạ. Mắt thầy to, sáng. Ánh nhìn sắc lạnh và rất nghiêm. Nhưng khi cười trông thầy thật hiền từ.
Thầy Phong dạy hay nhất là môn Toán. Bình thường lúc giảng bài thầy rất say sưa. Giọng nói chậm rãi nhưng nhịp tay cứ thoăn thoắt ghi những công thức lên bảng. Thầy không thích ngồi trên bàn giáo viên lâu. Thầy thường hay đi lại quanh lớp nhìn chúng tôi loay hoay tính toán. Và đặc biệt, thầy rất vui khi chúng tôi tìm ra những cách giải mới, hay và khác cách giải của thầy.
Đầu năm học, khi mới học thầy, trong lớp đứa nào cũng sợ thầy một phép. Thầy cứ vào là lớp im phăng phắc, không dám ho he một tiếng. Gọi dạ bảo vâng. Bởi trông thầy nghiêm nghị quá. Mái tóc xoăn chải gọn ra sau, chiếc áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần âu luôn được là phẳng nếp. Thầy ít khi nói đùa. Đang giảng bài mà phát hiện anh chàng nào hí hoáy làm việc riêng hay cười đùa là thầy dừng lại ngay. Bằng ánh mắt nghiêm nghị, thầy nhìn thẳng vào người đó. Lúc ấy, chàng ta chỉ có nước xấu hổ mà tự động đứng lên xin lỗi thầy. Xong, thầy không nói gì, lại tiếp tục giảng bài say sưa như chưa có chuyện gì xảy ra. Chính vì thầy nghiêm nghị thế nên chúng tôi ít khi dám trò chuyện với thầy bên ngoài giờ học.
Mãi đến 20/11, kỉ niệm ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam, bọn chúng tôi mới khám phá hết con người của thầy. Thầy là một con người rất tình cảm. Thầy rớt nước mắt khi nhận từ chúng tôi những bài hát và lời chúc chân thành. Đáp lại chúng tôi được thưởng thức giọng ca trầm ấm hay hơn cả Trọng Tấn của thầy. Chưa bao giờ chúng tôi thấy thầy cười tươi và nói nhiều đến vậy. Thầy kể cho chúng tôi nghe hồi còn trẻ, thầy và các bạn học trong lớp tre nứa, vừa học vừa nghe tiếng báo động. Những lúc trời mưa, lớp dột, cả thầy và trò ngồi dúm lại một góc mà vẫn ướt. Hồi ấy khổ nhưng mà vui lắm. Ai cũng chăm học và ngoan ngoãn.
Khi đã gần gũi với thầy hơn, chúng tôi phát hiện ra nhiều điều mới từ thầy. Thầy là một nhà giáo rất tâm huyết với nghề. Thầy thường bỏ hàng giờ đồng hồ, thậm chí cả buổi chiều thứ bảy chủ nhật để kèm thêm cho những bạn kém mà không lấy tiền. Thầy rất kiên nhẫn. Thầy giảng thật chậm, thật kĩ. Khi chúng tôi đã hiểu thầy mới chuyển sang bài khác.
Năm học cuối cấp của tôi trôi qua rất nhanh. Ngày chúng tôi ra trường cũng là ngày thầy về hưu. Thầy buồn lắm khi phải xa chúng tôi, xa lớp học trò cuối cùng của thầy, xa nghề dạy học. Cho đến giờ tôi còn nhớ mãi bài thơ thầy đọc trong buổi lễ chia tay:
"Hãy nhìn đi em - con đường phía trước
Còn rất dài, cũng thật nhiều chông gai.
Thầy cô sẽ không dắt em đi suốt con đường dài
Chỉ mong sao
Mỗi bước em đi trên chặng đường mới.
Em vững vàng, vấp ngã - biết đứng dậy,
Chẳng bao giờ đánh mất niềm tin”.
Trả lời:
Tôi ghét cô giáo lớp tôi
Tôi ghét cô giáo lớp tôi
Tôi ghét cô giáo lớp tôi
Tôi ghét cô giáo lớp tôi
Thầy dạy Toán của em rất nghiêm khắc và cẩn thận. Thầy thường nói rằng Toán là bộ môn mà kiến thức liên kết với nhau rất chặt chẽ, nếu hiểu không kĩ phần trước thì phần sau sẽ khó tiếp thu. Em đã không vâng lời thầy, dù chỉ một lần.
Vốn là học sinh giỏi Toán nên bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy gọi điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy, em ung dung ngắm bầu trời qua khung cửa sổ và tha hồ tưởng tượng đến trận đá bóng giao hữu chiều nay giữa lớp em với lớp 7B mà em là một chân sút có hạng.
Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra là thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi kiểm tra một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này?! Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: “Kìa, chép đề đi chứ!”.
Em có cảm giác là tiết kiểm tra hôm ấy kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xoá. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tung lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.
Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 4, tim em thắt lại. Em cố giữ vẻ mặt thản nhiên để che giấu bao sóng gió trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Chỉ vì em không nghe lời thầy, chủ quan trong học tập nên mới ra nông nỗi. Sau đó, em đã cố gắng rất nhiều nhưng điểm trung bình môn Toán học kì I chỉ đạt loại khá.
Nhờ cố gắng học tập, cuối năm, em vẫn đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc nhưng em không sao quên chuyện cũ. Giờ đây, em kể lại chuyện này với thái độ tự kiểm điểm nghiêm túc. Chủ quan, tự mãn tất sẽ dẫn đến thất bại. Đó là bài học sâu sắc không chỉ trong đời học trò mà trong suốt cuộc đời của mỗi con người.Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?
Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.
Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.
Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.
Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
Có thần cũng chưa giải được
có người giải được mới có đề đó