Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề "sự đóng góp của người dân trong xã hội, cuộc sống".
Mẫu: Để 1 đất nước hưng thịnh, phát triển thì không thể nào thiếu đi sự đóng góp của người dân trong xã hội, cuộc sống.
Thân đoạn:
- Liệt kê những việc làm đóng góp của người dân:
+ Học tập, cống hiến trí tuệ/ sự thông minh/ tài năng của mình buôn bán làm giàu cho đất nước.
+ Dạy dỗ những mầm non của đất nước.
+ Dọn dẹp, giữ sạch sẽ thiên nhiên của đất nước.
+ Bảo vệ đất nước.
+ ..
- Tầm quan trọng:
+ Thúc đẩy nền kinh tế, quân sự,.. của nước nhà phát triển.
+ Giúp đất nước trở nên hùng mạnh hơn bởi "dân giàu thì nước mạnh".
+ ....
Kết đoạn:
- Tổng kết, khẳng định lại vấn đề.
Người ta thường nói, đối với mỗi người bản thân mình là quan trọng nhất. Nhưng để hiểu về bản thân một cách rõ ràng, cụ thể và đặc biệt biết cách khẳng định giá trị bản thân trong cuộc sống thì đó lại là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Những người làm được điều đó là những người nhận thức rất rõ "lòng tự trọng".
Theo từ điển Tiếng Việt, "tự trọng" là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Người có lòng "tự trọng" là người luôn biết bản thân mình là ai, mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì?. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, bạn biết bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào từ đó bạn biết cách phát huy điểm mạnh và luôn cố gắng tìm cách khắc phục điểm yếu. Đối với lứa tuổi học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, tâm lý luôn muốn được làm người lớn, muốn khẳng định bản thân mình thì việc tu dưỡng lòng "tự trọng" là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần cố gắng giữ gìn các phẩm chất đạo đức, luôn tôn trọng thầy cô và giữ mối quan hệ hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt, bạn luôn phải trung thực với chính bản thân mình và những người xung quanh. Tuyệt đối không được quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra, bởi nếu bị thầy cô phát hiện bạn đã tự mình đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình.
Trong học tập, bạn cần nỗ lực cố gắng tìm tòi, học hỏi để bổ sung và hoàn thiện kiến thức, hơn nữa bạn cần đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, dù khó khăn cũng không được nản trí. Đó chính là cách bạn khẳng định bản thân. Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè, bạn cần giữ thái độ lễ phép và từ tốn. Dù người khác có nói sai thì bạn cũng không được cắt ngang lời hoặc có những lời lẽ xúc phạm, nếu bạn nghĩ mình làm điều đó để thể hiện cái tôi của mình thì bạn đã sai rồi, ngược lại những người xung quanh bạn sẽ nghĩ bạn thiếu tôn trọng họ và bạn sẽ làm mất hình ảnh của chính mình.
Người có lòng tự trọng luôn biết cách nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sai lầm. Nếu bạn làm điều gì đó có lỗi với bố mẹ, bạn bè hoặc những người xung quanh, hãy nói lời xin lỗi họ và hứa lần sau sẽ không tái phạm. Đó cũng là cách bạn khẳng định giá trị bản thân. Nếu bạn né tránh hoặc đổ lỗi cho người khác, mọi người sẽ không coi trọng bạn bởi vì bạn dám làm nhưng không dám nhận, đó là hành vi hèn nhát. Bên cạnh việc cố gắng trong học tập, bạn cần biết cách hài hòa các mối quan hệ xung quanh bằng việc nói được, làm được và giúp đỡ người khác trong khả năng có thể bằng những hành động đơn giản như chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi làm người khác phải suy nghĩ. Bởi nếu bạn làm được điều đó, mọi người sẽ luôn nhìn nhận bạn là một người tốt, họ sẽ tôn trọng và quý mến bạn. Điều đó có nghĩa là bạn đã xây dựng được hình ảnh bản thân trong mắt của những người xung quanh.
Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Để làm được điều đó, bản thân mỗi người phải luôn nỗ lực, phấn đấu trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Chúc bạn học tốt ^^
Câu nghị luận xã hội đề cao sự giao thoa giữa lý trí và cảm xúc. Lời nhắn nhủ của La Fontaine: “Hãy học suy nghĩ bằng trái tim và hãy học cảm xúc bằng lý trí” với những yếu tố tưởng chừng rất mâu thuẫn, đối lập, nhưng nhắc nhở chúng ta cần có sự kết hợp hài hòa giữa lý trí và tình cảm, cảm xúc để có sự cân bằng trong cuộc sống.
có thể đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng để nhận định rằng: Trong thế giới đầy rẫy những lời giả dối, những điểm mù, mặt nạ mang hình người…, việc nhìn thấu bản chất của một sự việc, của hành động hay của một người không tránh khỏi khó khăn. Thực ra, lý trí và cảm xúc không thống nhất khiến chúng ta thường đưa ra những quyết định sai lầm. Khi tìm giải pháp cho một vấn đề, người ta cần suy nghĩ và hành động tuân theo lý trí. Vậy làm thế nào để cân bằng giữa lý trí và cảm xúc? Làm thế nào để ta có một trí tuệ cảm xúc đúng đắn? Làm thế nào để biết lúc nào ta nên dùng cảm xúc để truyền tải lý trí và ngược lại, dùng lý trí để bộc lộ cảm xúc của mình? Mỗi cá nhân cần tránh những suy nghĩ cảm tính nhưng cũng cần hạn chế cách sống lý tính cực đoan sẽ khiến con người khô khan cảm xúc, hành động duy lý cứng nhắc.
Tham khảo:
Nhà bác học Đacuyn từng nói khi về già: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Trên khắp mặt đất, từ nơi sa mạc đến chỗ tuyết phủ, từ người lớn đến trẻ nhỏ, khi mặt trời lên đến lúc đêm khuya bên đèn, đều có một cuộc hành hương vĩ đại về cội nguồn của tri thức liên tục diễn ra. Bởi vì sao vậy, một lý do thật giản dị “Tri thức là sức mạnh”.
Nguồn kiến thức chính là tài sản lớn nhất của chính mình khi bắt đầu tạo dựng sự nghiệp. Học tập chính là tiềm tòi, tự giác, cái quan trọng lúc nào cũng là tự giác, tự ý thức được chính mình. Học ở ngoài cuộc sống nhiều hơn sách vở, nhưng không phải như thế mà lơ là việc học, đi từ lý thuyết đến thực hành chứ không phải lúc nào cũng muốn thực hành trước. Khối lượng kiến thức nhiều nhất là nằm trong sách vở, tự tìm tòi nghiên cứu. Cuộc sống cho ta thêm kinh nghiệm, sách vở cho ta có được kỉ năng. Con người muốn thành công thì đừng bao giờ lười biến, đừng than phiền hay đừng chê trách. Nếu như có “tâm” thì tự ắt bản thân sẽ hoàn thiện.
Cuộc sống là như thế, đau thương một chút, nhẫn nại một chút. Cuộc đời là của chính mình nên đừng bắt ai lựa chọn nó. Không quan trọng là học ít hay học nhiều, quan trọng là có ý chí hay không. Vẫn có rất nhiều người học không nhiều nhưng vẫn thành công, đó chính là nỗ lực, chính là ý chí. Họ có niềm tin, có ý chí phấn đấu. Vì cuộc đời không bao giờ hoàn hảo, mất cái này được cái kia. Họ không có điều kiện để ăn học đến nơi nhưng họ có niềm tin và sự nhẫn nại. Họ không thể lựa chọn đi đường thẳng để đến thành công, nhưng họ hoàn toàn có thể chọn đường vòng. Xa một tí, khó khăn một tí, nhưng họ hoàn toàn xứng đáng với công sức nổ lực của họ. Còn chúng tá, ở đây cố thủ tướng muốn nói là chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện để học tập, nhưng không phải vì thế mà lơ là, lười biếng. Nếu như không có khả năng thiên phú như người khác, ít nhất cũng phải để mọi người thấy được tài lẽ riêng biệt của mình. Không đòi hỏi chúng ta phải tài giỏi hơn ai nhưng ít nhất cũng phải có nguồn kiến thức riêng của mình. Học vấn chính là chùm rễ đắng cay, thử thách càng nhiều chúng ta càng có nhiều kinh nghiệm. Cũng như Bill Gates, doanh nhân người Mỹ luôn có mặt trong danh sách người giàu nhất thế giới, là hình mẫu của sinh viên bỏ học và khởi nghiệp thành công. Bill Gates đã rời khỏi Đại học Harvard để theo đuổi hoài bão trong lĩnh vực phần mềm máy tính. Năng khiếu của ông được bộc lộ từ khi còn bé, tuy nhiên quyết định bỏ học tại trường đại học hàng đầu thế giới đã cho thấy con đường dẫn đến thành công vốn không quá cứng nhắc như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên điều đó không chứng minh rằng bạn sẽ thành công mà không cần học nhiều. Thật ra để đến được thành công mà chúng ta thấy, họ – những người vĩ nhân đã bỏ biết bao công sức, tâm huyết và cố gắng. Họ học hỏi những kinh nghiệm và tự mình trải nghiệm, những kinh nghiệm và sự trải nghiệm ấy bạn sẽ học được nhiều trên ghế nhà trường và từ bạn bè, thầy cô.
Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều các mặt tiêu cực. Con người xem thường kiến thức, chạy theo những thứ xa xỉ vốn không thuộc về mình. Cho rằng bản thân rất tài giỏi, chỉ cần thực hành mà không ngó ngàng đến lý thuyết. Cũng như giữa một người lười biến mà nghèo hèn và một người siêng năng mà giàu có. Cần nhẩn, siêng năng cần cù chắn chắn sẽ thành công, họ biết ý thức được mọi việc. Còn kẻ lười biếng thì vẫn mãi theo sau vẫn mãi thất bại.Nguyên nhân chính của vấn đề này là do sự ỷ lại, xem thường sách vở, lười biếng. Một cuộc sống tốt đẹp là khi không giả định, đòi hỏi ít hơn, làm nhiều hơn và cũng đừng bao giờ đánh giá thấp ai cả. Vì thành thật mà nói ai cũng một lần yếu hèn trước người khác, khi cuộc sống đẩy chúng ta vào những tình huống khó khăn đừng hỏi “ tại sao lại chọn tôi” mà hãy hỏi “ hãy thử thách tôi đi”. Đó chính là vũ khí trong tay, có thể dựng cơ đồ bằng tay trắng nhưng không thể chiến đấu không một tất gươm. Lấy sự thông minh và kiến thức để chế ngự. Giải pháp tốt nhất chính là, tự giác nhiều hơn, cần cù nhẫn nại nhiều hơn, đọc sách và rèn luyện kỉ năng nhiều hơn. Vì kiến thức chính là khối tài sản vô giá của chúng ta hãy biết trân trọng và phát triển,chúng là khởi đầu của thành công.
Tóm lại qua lời căn dặn của cố thủ tướng cho chúng ta biết được, thành công không phải chạm tay là có được, mà nó phải trãi qua rất nhiều khó khăn, cần sự phấn đấu nổ lực, cần sự nhẫn nại. Biết tự mình tạo dựng kiến thức, biết mạnh mẽ và có lòng tin. Và dạy cho ta biết rằng không có bí quyết để thành công. Đó chính là kết quả của việc chuẩn bị, làm việc cật lực, và học hỏi từ thất bại.