K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2016
   Triều đại phong kiến        Người sáng                             lập  Thời gian tồn tại
 Vương triều Gúp-ta         không biết từ thế kỉ IV -> thế kỉ V
      Vương quốc
     Hồi giáo Đê-li
  Người Thỗ Nhĩ Kì từ thế kỉ XII -> thế kỉ XVI
  Vương triều Ấn Độ 
          Môn-gô
 Người Mông Cổ từ thế kỉ XVI -> giữa
       thế kỉ XIX
  
   

 

25 tháng 8 2016

neu y nghia cua phong trao cai cach ton giao

- Ý nghĩa :

+ Lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa và tấn công vào trật tự phong kiến, góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.

+ Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng nhằm giúp giai cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.

- Cùng với Văn hoá Phục hưng, Cải cách tôn giáo là những đòn tấn công (đầu tiên của giai cấp tư sản vào trật tự phong kiến, làm cơ sở cho các cuộc đấu tranh về chính trị.

25 tháng 8 2016
  • * Ý nghĩa:

-Lên án giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đánh bại tư tưởng phong kiến lỗi thời.
-Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
-Đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ
-Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến
-Cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá châu Âu phát triển cao hơn
phong trào văn hoá phục hưng

1 tháng 1 2018

1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.

1 tháng 1 2018

2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.

12 tháng 10 2016

Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X - XVIII.

 Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X - XVIII :

-Chính trị :

+ Hệ thống chính trị ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này được củng cố vững chắc và hoàn thiện. Nhà nước Đại Việt vừa tiếp thu vừa sáng tạo từ mô hình Trung Hoa để hoàn thiện bộ máy quân chủ đạt đến đỉnh cao dưới thời Lê sơ. Các nhà nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ cũng được tăng cường, củng cố, đặc biệt là tín ngưỡng Vua - Thần của người Cam-pu-chia thời Ăng-co... giúp hợp nhất vương quyển và thần quyền của vua... Bộ máy nhà nước A-út-thay-a cũng được hoàn thiện thông qua các cuộc cải cách ở thế kỉ XV.

+ Mở rộng lãnh thổ, xây dựng các đế quốc lớn, hùng mạnh ở khu vực : Đại Việt, A-út-thay-a, Pa-gan, Mô-giô-pa-hit, Ăng-co.

— Kinh tế :

+ Kinh tế nông nghiệp được phát triển mạnh ở khắp các quốc gia Đông Nam Á từ đồng bằng sông Hồng, I-ra-oa-đi, Chao Phray-a, Mê Công... nhiều nước đã tiến hình xuất khẩu gạo như A-út-thay-a, Pê-gu...

+ Phát triển hoạt động sản xuất thủ công nghiệp, đáng lưu ý là các sản phẩm gồm sứ và tơ lụa của Đại Việt và A-út-thay-a.

+ Đông Nam Á có vai trò lớn trong hệ thống thương mại quốc tế, nơi cung cấp nhiều loại hàng hoá, lâm thổ sản, hương liệu, gia vị... cho thị trường quốc tế.

-Thành tựu trên lĩnh vực kỹ thuật :

+ Trên cơ sở tiếp thu các yếu tố văn hoá bên ngoài (của Ấn Độ, Trung Hoa, Hồi giáo), cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo trên nền tảng văn hoá bản địa truyền thống để tạo nên những thành tựu văn hoá rực rỡ.

+ Cư dân Đông Nam Á đã để lại những thành tựu chữ viết, văn học, nghệ thuật, các cồng trình kiến trúc tôn giáo, điêu khắc... như chữ viết của người Khơ-me, Cham-pa, Lào,

Thái Lan, đền tháp Ăng-co, quần thể kiến trúc Pa-gan, các thành phố cổ A-út-thay-a, Su-khô-thay, Hoàng thành Thăng Long...

 

14 tháng 12 2016

Về văn học:
-Văn học Campuchia tiếp nhận vốn văn học Ấn Độ- Bà La Môn, từ thế kỉ XIV trở đi văn học Ấn Độ và Phật Giáo chiếm ưu thế. Tiêu biểu trong nền văn học là tác phẩm Riêmkê (IX-XIV) mang nhiều dấu ấn thời đại

Tôn giáo
-Văn hóa Myanmar chịu ảnh hưởng rõ nét nhất bởi Phật giáo Ấn Độ. Myanmar có dân số 55 triệu người với 89% theo đạo Phật.

Nghệ thuật kiến trúc
-Điều này được thể hiện rõ trong các công trình có tính chất tôn giáo, có thể nói hầu hết các công trình ở Đông Nam Á không làm theo kiến trúc thì cũng là để thờ một vị thần nào đó của Ấn Độ. Các mô típ điêu khắc, trang trí, kiến trúc chủ đề, các mảng phù điêu,.. mang đậm dấu ấn Ấn Độ.
-Các công trình kiến trúc nơi đây rất phong phú đa dạng và theo nhưng hình mẫu nhất định. Như kiến trúc Phật giáo: có hình dạng tháp, mái vòm tròn, chiếc bát úp. Kiến trúc Islam: mái tròn, cửa vòm, có hình tháp nhọn, sân rộng (Taj Mahal). Kiến trúc Hindu: nhiều tầng đỉnh tháp nhọn, bên ngoài được trang trí bằng các phù điêu với nhiều hình dạng khác nhau. Một số công trình kiến trúc nổi bật như: Borobudur, Angkor Wat, Pagan, tháp Chàm..

Lễ hội-Ẩm thực
-Với các dân tộc cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, chúng ta sẽ gặp một bức tranh lễ tết năm mới rất gần nhau về thời gian tiến hành lễ hội, mục đích và tính chất lễ hội.
-Ẩm thực Ấn Độ truyền thống với mòn cà ri nổi tiếng đã được phổ biến ở khắp quốc gia trên thế giới, và dĩ nhiên khu vực Đông Nam Á cũng không là ngoại lệ.

 

15 tháng 12 2016

Về tôn giáo, hầu như tất cả các nước ĐNA đều chịu ảnh hưởng lớn từ đạo Phật-tôn giáo ra đời ở Ấn Độ từ rất sớm (khoảng 560-480 TCN) và được truyền bá vào vùng ĐNA theo dấu chân các nhà tu hành.
Giáo lý của nhà Phật từ khi ra đời đã gắn con người với cuộc sống hiện hữu, không tôn thờ một vị thần nào cũng không tự coi mình là thần, chỉ chú trọng đến "triết lý nhân sinh quan", do đó phù hợp với suy nghĩ và tín ngưỡng truyền thống của cư dân ĐNA, và lâu dần, do cảm phục mà đạo Phật được người ta tôn thờ.
Sau này, Phật giáo chia làm 3 phái khác nhau: Tiểu thừa, Đại thừa và Mật tông. Phật giáo ở ĐNA là Phật giáo Tiểu thừa, tức là phái nhìn nhận Phật như lúc đạo Phật mới sinh ra, mẫu mực, tu thành đắc đạo và gần gũi với cuộc sống nhân gian.

Về chữ viết, từ hơn 2000 năm về trước (có những sách mình thấy họ nói là 5000 năm), văn tự cổ Ấn Độ đã ra đời, đó là văn tự Phạn ngữ ( chữ Phạn). Chữ Phạn cổ được truyền bá vào ĐNA cũng từ rất sớm, đầu tiên chủ yếu được dùng để viết sách, giảng giải đạo Phật. Người ta đã tìm thấy chữ Phạn cổ trên nhiều công trình kiến trúc từ xa xưa của người ĐNA. Viêt Nam thời cổ có nền văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng rất mạnh của văn hóa Ấn Độ, trong đó có chữ Phạn, là một ví dụ.

Tóm lại, vùng ĐNA chịu ảnh hưởng của tôn giáo: đạo Phật (và một vài tôn giáo khác như Bà-la-môn, nhưng rất ít thôi, chủ yếu vẫn là Phật giáo)
chữ viết: chữ Phạn

Về kiến trúc, văn học, âm nhạc, ... cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.


Còn nếu bạn hỏi về chính trị...mình không biết nói gì vì ảnh hưởng chính trị của Ấn Độ ở ĐNA không sâu đậm lắm. Nhưng có thể nói: Ấn Độ là quốc gia có quan điểm tích cực, tiến bộ, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống áp bức ở ĐNA. Quan hệ giữa quốc gia Nam Á này đối với các nước ĐNA là tương đối ổn định và ngày càng phát triển.

12 tháng 11 2017

câu 1

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm:

Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập ( viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan ) gồm 5 nước thành viên : Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

12 tháng 11 2017

Những đặc điểm cơ bản :

Xã hội phong kiến phương Đông

Xã hội phong kiến Châu Âu

Thời kỳ hình thành :

Từ thế kỷ III tr CN đến khoảng thế kỷ X .

Hình thành sớm.

Thế kỷ V -X

Hình thành muộn .

Thời kỳ phát triển :

Từ thế kỷ X đến XV .

Phát triển chậm .

Từ thế kỷ XI đến XIV .

Phát triển tòan thịnh .

Thời kỳ khủng hoảng và suy vong :

Thế kỷ XVI đến XIX .

Kéo dài ba thế kỷ

Thế kỷ XV đến XVI .

Kết thúc sớm,chuyển sang chủ nghĩa tư bản .

Cơ sở kinh tế :

Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn

Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa .

Các giai cấp cơ bản :

Địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột bằng tô thuế )

Lãnh chúa và nông nô

Bóc lột bằng tô thuế .

Thế chế chính trị :

Quân chủ

Quân chủ

1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến :

-Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm, nhưng lại phát triển chậm chạp, quá trình khủng hỏang suy vong kéo dài .

-Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản .

2.Cơ sở kinh tế -xã hội của xã hội phong kiến:

* Cơ sở kinh tế : chủ yếu là kinh tế nông nghiệp

+Ở phương Đông sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.

+Châu Âu : đóng kín trong các lãnh địa phong kiến

* Xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản :

+ Phương Đông : địa chủ và nông dân lĩnh canh.

+ Châu Âu là lãnh chúa và nông nô .

* Bóc lột bằng tô thuế . Tuy nhiên ở Châu Âu sau khi thành thị trung đại ,xuất hiện kinh tế công thương nghiệp phát triển và thị dân ra đời .

3.Nhà nước phong kiến:

Chế độ quân chủ nhưng khác nhau về mức độ và thời gian

Thể chế nhà nước do vua đứng đầu .

- Ở phương Đông vua chuyên chế tăng thêm quyền lực - tập quyền ngay từ đầu .

- Phương Tây từ phân quyền đến tập quyền .

13 tháng 10 2017

1/Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (Sơn Tây-Hà Nội ngày nay)

2/Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (Phú Thọ ngày nay)

3/Kiều Thuận giữ Hồi Hồ ( Cẩm Khê-Phú Thọ ngày nay)

4/Nguyễn Khoan giữ Tam Đái ( Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc ngày nay)

5/Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiên Du (Bắc Ninh ngày nay)

6/Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì-Hà Nội ngày nay)

7/Lý Khuê giữ Siêu Loại ( Thuận Thafnh-Bắc Ninh ngày nay)

8/Lữ Đường giữ Tế Giang (Văn Giang-Hưng Yên ngày nay)

9/Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu ( Kim Động-Hưng Yên ngày nay)

10/Đỗ Cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang ( Quốc Oai-Hà Nội ngày nay)

11/Trần Lãm giữ Bố Hải Khẩu ( thành phố Thái Bình ngày nay)

12/Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều ( Triệu Sơn-Thanh Hóa ngà nay)

14 tháng 10 2016

Trung Quốc: Vạn Lý Trường Thành, Cung A Phòng, Lặng mộ Tần Thủy Hoàng,...

Ấn Độ:Taj Mahan, Konark,...