K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 11 : Cho đoạn văn sau :

“Buổi sáng ,mẹ đi làm ,bà đi chợ, Liên dắt em ra vườn chơi (1).Chơi ở vườn thích thật, có đủ thứ (2)! Con chuồn chuồn đỏ chót trông như một quả ớt chín (3).hễ đưa hai ngón tay nhắp nhắp chạm phải là quả ấy biến mất (4).Cây “phải bỏng” lá dày như chiếc bánh quy (5).Hoa của nó treo lủng là lủng lẳng từng chùm như chiếc đèn lồng xanh xanh hòng hồng, xinh ơi là xinh (6)”

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau :

Câu 1.  Cảnh vật trong đoạn văn trên được kể lại vào thời gian nào?

   A. Buổi chiều     B. Buổi trưa           C. Buổi sáng        D. Buổi tối

Câu 2.  Trong đoạn văn trên có mấy câu kể dạng “Ai thế nào?”

A.   Ba câu, đó là các câu số : ........................................................................................

B.   Bốn câu, đó là các câu số : ......................................................................................

C.   Năm câu, , đó là các câu số : ...................................................................................

D.   Cả sáu câu, đó là các câu số : ...................................................................................

Câu 3. Đoạn văn trên có mấy từ láy?

A. Bốn từ, đó là các từ.............................................

B.Năm từ, đó là các từ ............................................

C . Sáu từ , đó là các từ ........................................

0
26 tháng 2 2018

a một cái quạt khổng lồ

b những chiếc đèn lồng tí hon

c ko biết

d chịu nốt

mình chỉ làm dược 2 câu thôi

27 tháng 2 2018

a. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài , trông xa như 1 chiếc ô khổng lồ 

b, Hoa '' phải bỏng '' treo lủng là lủng lẳng từng chùm trên cây như những chiếc đèn lồng rực rỡ 

c. bé chập chững đi mấy bước rồi sà vào lòng mẹ như muốn làm nũng 

d. ánh mắt dịu hiền của mẹ là một biển trơi yêu thương 

~ học tốt ~

​Điều kì diệu của mùa đôngCây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:- Con có thể thành hoa không hả mẹ?- Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá.- Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho mọi người.- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành...
Đọc tiếp

Điều kì diệu của mùa đông

Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:

- Con có thể thành hoa không hả mẹ?

- Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá.

- Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho mọi người.

- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!

- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.

Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ... Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết.

Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. Có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành... Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...

Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ…

Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kìa! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ!

- Mẹ ơi!...- Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

(Theo Quỳnh Trâm)

Dựa vào nội dung bài văn trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau đây:

Câu 1: Lá Non thầm mong ước điều gì? ( Mức 1)

A. Hoá thành bông hoa bàng B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực

C. Hoá thành một chiếc lá đỏ D. Hoá thành một chiếc lá vàng

Câu 2: Câu văn : “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ...” là : ( Mức 1)

A. Câu đơn.

B. Câu ghép có hai vế câu.

C. Câu ghép có ba vế câu.

D. Là hai câu đơn.

Câu 3: Lá bàng chuyển sang màu vàng vào mùa nào trong năm? ( Mức 1)

A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông

Câu 4: Chủ ngữ trong câu: “Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. ” là: ( mức 2)

A. Cây bàng lặng lẽ

B. Cây bàng

C. Cây bàng lặng lẽ thu hết

D. Cây bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang

Câu 5 : Trong câu : “ Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành.” Từ “ hối hả” thuộc từ loại nào? ( Mức 2 )

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D . Đại từ

Câu 6 : Thành ngữ , tục ngữ nào sau đây nói về truyền thống Nhân ái của dân tộc ta.

( Mức 2 )

A. Máu chảy, ruột mềm

B. Lá lành đùm lá rách

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

D. Cày sâu cuốc bẫm

 

III. Hoàn thành các bài tập sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu của câu hỏi.

Câu 7: Nếu em là chiếc lá trong bài văn trên , em sẽ thầm thì điều gì với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước? Em hãy đóng vai chiếc lá viết lại lời thầm thì ấy bằng hai câu văn.

0
“Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông mặt biển cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên những miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai...
Đọc tiếp

“Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông mặt biển cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên những miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay. Cô gió kìa Cô gió kìa Cô gió ơi. Các bạn tầm xuân đua nhau gọi Cô đi đâu mà vội thế. Cô gió vừa vội vã bay đi vừa trả lời Tôi còn vội đi giúp cho bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi tay lắm rồi.”Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Trong đoạn văn trên em thấy có những nhân vật nào Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là Câu 2 Đoạn văn trên kể theo ngôi kể thứ mấy Nêu hiểu biết của em về ngôi kể đó.Câu 3 Chỉ ra từ láy trong đoạn văn trên Câu 4 Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc đoạn văn trên là gì Câu 5 Em đã từng làm việc gì đem lại niềm vui cho ai chưa Hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại ngắn gọn trải nghiệm ấy.

0
Bài 8 (2,5 điểm) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:(1) Mùa hè, hoa gạo rụng đỏ ối, mặt nước sông lên to, ngập vào mấp mé thềm đá sân đình.(2) Trên những bè sen Nhật, chuồn chuồn ớt đỏ cháy chăm chú đậu vào nhánh hoa bèophớt tím từ hồ Tây trôi về.(3) Trên bãi Cơm Thi ven sông, xanh om những làn cỏ ấu, cỏ gà,trẻ con với mọi loài cây cỏ, chim muông và những con vật nho nhỏ đã...
Đọc tiếp

Bài 8 (2,5 điểm) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:
(1) Mùa hè, hoa gạo rụng đỏ ối, mặt nước sông lên to, ngập vào mấp mé thềm đá sân đình.
(2) Trên những bè sen Nhật, chuồn chuồn ớt đỏ cháy chăm chú đậu vào nhánh hoa bèo
phớt tím từ hồ Tây trôi về.(3) Trên bãi Cơm Thi ven sông, xanh om những làn cỏ ấu, cỏ gà,
trẻ con với mọi loài cây cỏ, chim muông và những con vật nho nhỏ đã quen biết nhau. (4)
Con chim chả rình cá, chập tối lại chui vào ngủ trong hang vệ sông. (5) Quả duói chín
vàng mọng bờ rào, con cánh cam xanh biếc liệng qua thật khéo. (6) Bên đầm nưc[s cạn,
trong những bụi cây chút chít xanh rờn, những chú ếch cốm, những chàng gọng vó và các
nàng "nhà trò" vẩn vơ, ngẩn ngơ. (7) Mùa đông tới, trênn hững luống rau cải, su hào bên
đồng Vân, đàn chim hét đen ngòm lặng lẽ bay về nhặt sâu.
(Theo Tô Hoài)
a. Đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy, bao nhiêu trạng ngữ? Ghi lại các từ láy, các trạng ngữ
đó.
b. Câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép?
c. Những câu nào là câu có nhiều chủ ngữ, câu nào là câu có nhiều vị ngữ?

1
29 tháng 4 2020

a)

in đậm : TN 

gạch chân : từ láy

(1) Mùa hè, hoa gạo rụng đỏ ối, mặt nước sông lên to, ngập vào mấp mé thềm đá sân đình.
(2) Trên những bè sen Nhật, chuồn chuồn ớt đỏ cháy chăm chú đậu vào nhánh hoa bèo
phớt tím từ hồ Tây trôi về.(3) Trên bãi Cơm Thi ven sông, xanh om những làn cỏ ấu, cỏ gà,
trẻ con với mọi loài cây cỏ, chim muông và những con vật nho nhỏ đã quen biết nhau. (4)
Con chim chả rình cá, chập tối lại chui vào ngủ trong hang vệ sông. (5) Quả dứa chín
vàng mọng bờ rào, con cánh cam xanh biếc liệng qua thật khéo. (6) Bên đầm nước cạn,
trong những bụi cây chút chít xanh rờn, những chú ếch cốm, những chàng gọng vó và các
nàng "nhà trò" vẩn vơ, ngẩn ngơ. (7) Mùa đông tới, trên những luống rau cải, su hào bên
đồng Vân,
đàn chim hét đen ngòm lặng lẽ bay về nhặt sâu.

b) câu đơn : gạch chân

    câu ghép : in đậm

(1) Mùa hè, hoa gạo rụng đỏ ối, mặt nước sông lên to, ngập vào mấp mé thềm đá sân đình.
(2) Trên những bè sen Nhật, chuồn chuồn ớt đỏ cháy chăm chú đậu vào nhánh hoa bèo
phớt tím từ hồ Tây trôi về.
(3) Trên bãi Cơm Thi ven sông, xanh om những làn cỏ ấu, cỏ gà,
trẻ con với mọi loài cây cỏ, chim muông và những con vật nho nhỏ đã quen biết nhau. (4)

Con chim chả rình cá, chập tối lại chui vào ngủ trong hang vệ sông. (5) Quả dứa chín
vàng mọng bờ rào, con cánh cam xanh biếc liệng qua thật khéo
. (6) Bên đầm nước cạn,
trong những bụi cây chút chít xanh rờn, những chú ếch cốm, những chàng gọng vó và các
nàng "nhà trò" vẩn vơ, ngẩn ngơ.
(7) Mùa đông tới, trên những luống rau cải, su hào bên
đồng Vân, đàn chim hét đen ngòm lặng lẽ bay về nhặt sâu.

c)

Câu nhiều CN: in đâm

câu nhiều VN : gạch chân

(1) Mùa hè, hoa gạo rụng đỏ ối, mặt nước sông lên to, ngập vào mấp mé thềm đá sân đình.
(2) Trên những bè sen Nhật, chuồn chuồn ớt đỏ cháy chăm chú đậu vào nhánh hoa bèo
phớt tím từ hồ Tây trôi về.(3) Trên bãi Cơm Thi ven sông, xanh om những làn cỏ ấu, cỏ gà,
trẻ con với mọi loài cây cỏ, chim muông và những con vật nho nhỏ đã quen biết nhau
. (4)
Con chim chả rình cá, chập tối lại chui vào ngủ trong hang vệ sông. (5) Quả dứa chín
vàng mọng bờ rào, con cánh cam xanh biếc liệng qua thật khéo. (6) Bên đầm nước cạn,
trong những bụi cây chút chít xanh rờn, những chú ếch cốm, những chàng gọng vó và các
nàng "nhà trò" vẩn vơ, ngẩn ngơ.
 (7) Mùa đông tới, trên những luống rau cải, su hào bên
đồng Vân, đàn chim hét đen ngòm lặng lẽ bay về nhặt sâu.

2 tháng 4 2022

bạn đúng là kiên trì thật đấy làm hết luôn

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt số 3A/ KIỂM TRA ĐỌC: (5 điểm)I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (1,5 điểm)Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 80 chữ thuộc các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học. (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5 – Tập 1 - ở các tuần từ tuần 5 đến tuần 9 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn...
Đọc tiếp

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt số 3

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (5 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (1,5 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 80 chữ thuộc các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học. (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5 – Tập 1 - ở các tuần từ tuần 5 đến tuần 9 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu).

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (3,5 điểm)

2.1. Đọc thầm bài văn sau:

Chợ nổi Cà Mau

Đứng trên chiếc cầu đoạn cuối sông Gành Hào, nhìn về phía mặt trời mọc, có thể thấy một dãy ghe dập dờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chổng lên loang loáng dưới ánh mặt trời. Đó là chợ nổi Cà Mau quê tôi.

Chợ lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi lảng bảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ khẳm lừ, đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm.

Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Không cần ghé vào từng ghe để xem mà chỉ cần nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Nhìn cái nhánh cây thon, dài ấy, ta khó cầm lòng được với cái màu đỏ thanh thao của đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của dứa, xoài, nâu đất của me chín, xanh non của mướp, tím lịm của cà…

Giữa chợ nổi Cà mau, ngập tràn hồn tôi cái cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình.

Theo NGUYỄN NGỌC TƯ

2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

1/ Chợ họp vào lúc nào trong ngày? (0,5đ)

a/ Vào buổi chiều.

b/ Vào lúc bình minh lên.

c/ Vào buổi trưa.

d/ Vào tất cả các buổi trong ngày.

2/ Chợ nổi Cà Mau họp ở đâu? (0,5đ)

a/ Họp trên bờ sông.

b/ Họp trên ghe, ở giữa sông.

c/ Họp ở siêu thị trên bờ sông.

d/ Họp trên ghe, ở giữa biển.

3/ Người đi chợ mua bán những gì? (0,5đ)

a/ rau, trái cây.

b/ hoa, rau, trái cây.

c/ rau, quả, gà vịt, tôm cá.

d/ tất cả các mặt hàng.

4/ Người ta buộc nhánh cây ở ghe để làm gì? (0,25đ)

a/ Để trang trí ghe cho đẹp.

b/ Để treo hàng hóa, chào mời khách mua hàng.

c/ Để treo hàng hóa cho chủ ghe khỏi phải tất bật bày biện.

d/ Để giăng mùng trên mui ghe cho trẻ ngủ vùi, ngủ nướng.

5/ Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? (0,25đ)

a/ Cái chân vịt gác chỏng lên ghe loang loáng dưới mặt trời.

b/ Người bán, người mua trùng trình trên sóng nước.

c/ Thấy một dãy ghe dập dờn xao động trên cả mặt sông.

6/ Đoạn 2 của bài văn tả cảnh gì? (0,25đ)

a/ Tả cảnh sông nước Cà Mau.

b/ Tả cảnh chợ nổi Cà Mau buổi sáng mai.

c/ Tả những dãy thuyền ghe trên sông Gành Hào.

7/ Câu đầu đoạn 2,3 có tác dụng gì trong mỗi đoạn và trong cả bài? (0,25đ)

a/ Chỉ có tác dụng mở đoạn.

b/ Chỉ có tác dụng liên kết các đoạn.

c/ Có tác dụng mở đoạn, nêu ý khái quát và liên kết các đoạn.

8/ Hai từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là: (0,5đ)

…………………………………………………………………..…………………………………

9/ Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (0,5đ)

…………………………………………………………………..…………………………………

1
4 tháng 11 2018

2.2 .

1) . b

2) . b

3) . d

4) . b

5) . b

6) . b

7 ) . c

8 ) . giang sơn , sơn hà

9 ) . Mọi người đang bàn về buổi văn nghệ ngày 20 tháng 11 .

       Chiếc bàn mẹ mới mua cho em được làm bằng gỗ lim rất đẹp .

# Love yourself #

Cái áo của baTôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như...
Đọc tiếp

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” - Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.

Phạm Hải Lê Châu

Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? (0,5 đ)

A. Mẹ mua cho.

B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.

C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.

D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.

Câu 2. Chiếc áo của ba đã trở thành chiếc áo xinh xinh của bạn nhỏ vì: (1 đ)

A. Bạn nhỏ đã mặc vừa chiếc áo của ba.

B. Mẹ đã khéo chữa chiếc áo của ba vừa với bạn nhỏ.

C. Bạn nhỏ rất yêu ba nên thây chiếc áo của ba cũng rất đẹp.

D. Tất cả những đáp án đã nêu trong các câu trên.

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc. (1 đ)

A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ.

B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

C. Tình cảm của em nhỏ đối với ba.

D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì? (1 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 5: Vì sao mặc áo vào bạn nhỏ cảm thấy ấm áp? (0.5 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình ? (0.5 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

.........................................................................................................................................

Câu 7. Cho câu: “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.” Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì)? (1 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

Câu 8: Cho câu: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi. (0.5 đ)

- Chủ ngữ là:................................................................................................................

- Vị ngữ là:..................................................................................................................

Câu 9: Tìm từ trái nghĩa với từ “khéo” .(0,5 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

Câu 10: Viết lại câu sau cho hay hơn: (0.5 đ)

Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới.

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

2
3 tháng 6 2019

giúp mk nha

13 tháng 7 2019

1c

2b

3d

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi :Sắp tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, lớp tôi bàn việc chúc mừng thầy cô. Có bạn đề nghị liên hoan tại lớp. Có bạn nói đi cắm trại cùng thầy cô sẽ vui hơn. Ồn ào một hồi, chẳng ai nghe ai.  Cuối cùng, lớp trưởng Thủy Minh lên tiếng. Lớp trưởng có khác, nói nghe rất được. Để hòa vào không khí vui chung của toàn trường, chúng tôi...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi :

Sắp tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, lớp tôi bàn việc chúc mừng thầy cô. Có bạn đề nghị liên hoan tại lớp. Có bạn nói đi cắm trại cùng thầy cô sẽ vui hơn. Ồn ào một hồi, chẳng ai nghe ai.

  Cuối cùng, lớp trưởng Thủy Minh lên tiếng. Lớp trưởng có khác, nói nghe rất được. Để hòa vào không khí vui chung của toàn trường, chúng tôi sẽ không đi cắm trại xa mà tổ chức ngay tại lớp một buổi liên hoan thật rôm rả. Sẽ có hoa quả, bánh kẹo, có báo tường và một chương trình văn nghệ "cây nhà lá vườn".

  Việc chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo, chén đĩa,… được giao hoàn toàn cho các bạn nữ. Bạn Tâm, bạn Phượng sẽ chỉ huy chuyện bếp núc này. Nhóm các bạn Trung, Nam, Sơn lo trang trí lớp học. Báo tường thì ai cũng phải viết, vẽ hoặc sưu tầm. Lớp trưởng là chủ bút cùng nhóm biên tập lo ra báo. Các tiết mục văn nghệ cũng được phân công cụ thể cho từng người, từng nhóm.

  Buổi liên hoan diễn ra thật vui vẻ. Lớp học được trang hoàng đẹp và đầm ấm. Thu Hương dẫn chương trình rất có duyên. Tuấn Béo diễn kịch câm làm ai nấy cười rũ. Còn Huyền Phương, hằng ngày bẽn lẽn là thế, nhưng hôm đó kéo đàn thật sành điệu. Thầy chủ nhiệm rất cảm động. Thầy khen báo tường của lớp hay, khen các tiết mục biểu diễn rất tự nhiên, khen buổi sinh hoạt đã được tổ chức chu đáo.

  Trên đường về, chúng tôi không ngớt lời bàn tán về buổi liên hoan. Ai cũng hài lòng, cảm thấy gắn bó với nhau hơn sau thành công của buổi sinh hoạt tập thể lần đầu tiên do chính chúng tôi tự tổ chức.

a) Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?

b) Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào?

c) Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan.

1
17 tháng 12 2019

a) Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11 và bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô.

b) Để tổ chức buổi liên hoan cần chuẩn bị:

- Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa.

- Báo tường.

- Chương trình văn nghệ.

Phân công:

- Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa: Tâm, Phượng và các bạn nữ.

- Trang trí lớp học: Trung, Nam, Sơn.

- Các tiết mục (dẫn chương trình Thu Hương):

    Kịch câm: Tuấn

    Kéo đàn: Huyền Phương

II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) Đọc bài: Quà sinh nhậtKỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi.Đến phố bán đồ chơi, bé Thuỷ reo lên thích thú. Bé tung tăng chạy hết cửa hàng này đến cửa hàng kia. Ôi, bao nhiêu là đồ chơi! Đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa, bằng cao su, to nhỏ đủ loại, màu...
Đọc tiếp

II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) Đọc bài: Quà sinh nhật

Kỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi.

Đến phố bán đồ chơi, bé Thuỷ reo lên thích thú. Bé tung tăng chạy hết cửa hàng này đến cửa hàng kia. Ôi, bao nhiêu là đồ chơi! Đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa, bằng cao su, to nhỏ đủ loại, màu sắc hoa cả mắt, còn búp bê mới đáng yêu làm sao! Búp bê có mái tóc thật đẹp, bím tóc được tết nơ đỏ, nơ xanh. Cặp má búp bê phúng phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy. Búp bê lại còn biết nhắm mắt khi ngủ nữa chứ. Bé Thuỷ chưa biết chọn mua đồ chơi nào vì thứ nào bé cũng thích.

Đi đến góc phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải bày trên mặt thúng, bé Thuỷ kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con, cười hiền hậu:

- Cháu mua búp bê cho bà đi.

Nhìn những con búp bê được khâu bằng vải vụn sơ sài, mẹ bé Thuỷ thầm nghĩ: có lẽ trẻ con sẽ không thích loại búp bê này. Chợt bé Thuỷ chỉ búp bê có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai mắt chấm mực không đều nhau, nói với mẹ:

- Mẹ mua cho con búp bê này đi!

Mẹ trả tiền, bé Thủy nâng búp bê lên tay, ru: "Bé bé bằng bông..."

Trên đường về, mẹ hỏi Thuỷ:

- Bao nhiêu đồ chơi đẹp, sao con lại mua búp bê này?

Bé Thuỷ chúm chím cười:

- Vì con thương bà, bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời rét mà bà không được ở nhà. Con mua búp bê cho bà vui.

Mẹ ôm Thuỷ vào lòng, nghẹn ngào: "Ôi, con tôi!"

Theo Vũ Nhật Chương

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

1. Ngày sinh nhật, mẹ cùng bé Thuỷ ra phố làm gì?

a. Để nhìn ngắm những đồ chơi đẹp.
b. Để mua những mua đồ chơi đẹp.
c. Để mua một đồ chơi mà Thuỷ thích
d. Để mua những đồ chơi mà Thuỷ thích.

2. Đồ chơi ở phố đa dạng như thế nào?

a. Làm bằng nhiều chất liệu như: gỗ, cao su,....
b. Có nhiều kích cỡ khác nhau.
c. Nhiều màu sắc sặc sỡ.
d. Cả 3 ý trên.

3. Búp bê mà bé Thuỷ chọn mua có đặc điểm gì?

a. Có mái tóc thật đẹp, bím tóc được tết nơ đỏ, nơ xanh.
b. Cặp má phúng phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy
c. Có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
d. Biết nhắm mắt khi ngủ.

4. Vì sao Thuỷ chọn mua búp bê của bà cụ?

a. Vì bé thấy đó là đồ chơi đẹp nhất ở phố đồ chơi.
b. Vì bé thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.
c. Vì búp bê của bà cụ có vẻ đẹp khác lạ.
d. Vì bé Thuỷ không biết chọn mua đồ chơi nào khác.

5. Theo em, bé Thuỷ trong bài văn trên có đức tính gì đáng quý?

(Viết vào chỗ trống câu trả lời của em)

6. Câu nói của mẹ Thuỷ ở cuối bài (Ôi, con tôi!) thuộc kiểu câu nào?

a. Câu kể.     b. Câu hỏi     c. Câu khiến     d. Câu cảm

7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ giá lạnh?

a. lạnh lùng     b. lạnh giá    c. lạnh nhạt     d. lạnh tanh

8. Trong câu: "Kỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng" có:

a. Hai động từ (Đó là...........................)
b. Ba động từ (Đó là............................)
c. Bốn động từ (Đó là..........................)
d. Năm động từ (Đó là.........................)

9. Trong câu nào dưới đây, từ chạy được dùng với nghĩa gốc?

a. Thuỷ thích lắm, chạy tung tăng trên phố.
b. Xe chạy băng băng trên đường.
c. Đồng hồ chạy đúng giờ.
d. Nhà ấy phải chạy ăn từng bữa.

10. Trong câu: "Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi" có:

a. Một quan hệ từ (Đó là.....................................................).
b. Hai quan hệ từ (Đó là......................................................).
c. Ba quan hệ từ (Đó là.......................................................).
d. Bốn quan hệ từ (Đó là.....................................................).

giupsmk với

5
4 tháng 1 2019

1. Ngày sinh nhật, mẹ cùng bé Thuỷ ra phố làm gì?
c. Để mua một đồ chơi mà Thuỷ thích

2. Đồ chơi ở phố đa dạng như thế nào?
d. Cả 3 ý trên.

3. Búp bê mà bé Thuỷ chọn mua có đặc điểm gì?

c. Có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
4. Vì sao Thuỷ chọn mua búp bê của bà cụ?
b. Vì bé thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.

Thủy là một cô bé có lòng nhân hậu, tốt bụng.

6. Câu nói của mẹ Thuỷ ở cuối bài (Ôi, con tôi!) thuộc kiểu câu nào?

     d. Câu cảm

7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ giá lạnh?

   b. lạnh giá   

8. Trong câu: "Kỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng" có:
c. Bốn động từ (Đó là....kỉ niệm, đưa, ra, mua......................)

9. Trong câu nào dưới đây, từ chạy được dùng với nghĩa gốc?

a. Thuỷ thích lắm, chạy tung tăng trên phố.
10. Trong câu: "Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi" có:

b. Hai quan hệ từ (Đó là.........thì, nhưng...........).

4 tháng 1 2019

1. Ngày sinh nhật, mẹ cùng bé Thuỷ ra phố làm gì?

a. Để nhìn ngắm những đồ chơi đẹp.
b. Để mua những mua đồ chơi đẹp.
c. Để mua một đồ chơi mà Thuỷ thích
d. Để mua những đồ chơi mà Thuỷ thích.

2. Đồ chơi ở phố đa dạng như thế nào?

a. Làm bằng nhiều chất liệu như: gỗ, cao su,....
b. Có nhiều kích cỡ khác nhau.
c. Nhiều màu sắc sặc sỡ.
d. Cả 3 ý trên.

3. Búp bê mà bé Thuỷ chọn mua có đặc điểm gì?

a. Có mái tóc thật đẹp, bím tóc được tết nơ đỏ, nơ xanh.
b. Cặp má phúng phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy
c. Có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
d. Biết nhắm mắt khi ngủ.

4. Vì sao Thuỷ chọn mua búp bê của bà cụ?

a. Vì bé thấy đó là đồ chơi đẹp nhất ở phố đồ chơi.
b. Vì bé thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.
c. Vì búp bê của bà cụ có vẻ đẹp khác lạ.
d. Vì bé Thuỷ không biết chọn mua đồ chơi nào khác.

5. Theo em, bé Thuỷ trong bài văn trên có đức tính gì đáng quý?

Thủy là một cô bé có lòng nhân hậu, tốt bụng.

6. Câu nói của mẹ Thuỷ ở cuối bài (Ôi, con tôi!) thuộc kiểu câu nào?

a. Câu kể.     b. Câu hỏi     c. Câu khiến     d. Câu cảm

7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ giá lạnh?

a. lạnh lùng     b. lạnh giá    c. lạnh nhạt     d. lạnh tanh

8. Trong câu: "Kỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng" có:

a. Hai động từ (Đó là...........................)
b. Ba động từ (Đó là............................)
c. Bốn động từ (Đó là....kỉ niệm, đưa, ra, mua......................)
d. Năm động từ (Đó là.........................)

9. Trong câu nào dưới đây, từ chạy được dùng với nghĩa gốc?

a. Thuỷ thích lắm, chạy tung tăng trên phố.
b. Xe chạy băng băng trên đường.
c. Đồng hồ chạy đúng giờ.
d. Nhà ấy phải chạy ăn từng bữa.

10. Trong câu: "Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi" có:

a. Một quan hệ từ (Đó là.....................................................).
b. Hai quan hệ từ (Đó là.........thì, nhưng...........).
c. Ba quan hệ từ (Đó là.......................................................).
d. Bốn quan hệ từ (Đó là.....................................................).

Chúc em học tốt!!!

Tìm chủ ngữ,vị ngữ,trạng ngữ(nếu có) trong các câu sau:a,Chiếc lá thoáng tròng trành,chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.b,Đột ngột và mau lẹ,bọ ve ráng hết sức cong người chồm lên cái xác của mình,bám chặt lấy vỏ cây,rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve.c,Chiều nào cũng vậy,con chim họa mi không biết từ phương nào bay đến đậu trong...
Đọc tiếp

Tìm chủ ngữ,vị ngữ,trạng ngữ(nếu có) trong các câu sau:

a,Chiếc lá thoáng tròng trành,chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

b,Đột ngột và mau lẹ,bọ ve ráng hết sức cong người chồm lên cái xác của mình,bám chặt lấy vỏ cây,rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve.

c,Chiều nào cũng vậy,con chim họa mi không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

d,Cho nên vào những buổi chiều,tiếng hót có khi êm đềm,có khi rộn rã,như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch,tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

e,Về mùa xuân,khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa,lối vào chợ quê bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng.

g,Sau 80 năm giời làm nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta,làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.

h,Phía bên sông,xóm Cồn Hến nấu cơm chiều,thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc.

i,Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt,chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.

k,Buổi sáng,ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ,con thuyền sẽ tới được bờ.

l,Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy;những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.

(Bạn nào chắc chắn 100% kết quả các câu trên của mình là đúng thì giúp mình với)

0