Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: *Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ
Câu 2 :từ ghép đẳng lập : cây cỏ, giúp đỡ, bao bọc, gắn bó.
từ ghép chính phụ : bạn thân,bạn đường
từ láy :thật thà, chăm chỉ
Câu 3 :- Cô ấy rất trẻ
Cô ấy là danh từ
rất trẻ là cụm tính từ
- Những lo lắng của tôi thật đúng
Những lo lắng của tôi là cụm danh từ
thật đúng là động từ
- Bà tôi đang vui
Bà tôi là danh từ
đang là động từ ,vui là tính từ
- Niềm vui lớn nhất của ba mẹ là con cái chăm ngoan
Niềm vui lớn nhất của ba mẹ là cụm danh từ
con cái chăm ngoan là tính từ
Câu 4:
Bài ca dao có sử dụng từ đồng âm
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
thầy bói xem quẻ nói rằng
lợi thì có lợi thì có lợi nhưng răng không còn
Bài ca dao có sử dụng từ trái nghĩa
bài ca dao có sử dụng từ trái nghĩa thì mình ko biết nhưng nhớ k cho mình nha
- thanhthanh182
- Hôm qua lúc 22:03
Bài 11
Danh từ: Nương, người lớn, trâu, cụ già, cỏ, lá, chú bé, suối, cơm, bếp, bà mẹ, ngô.
Động từ: Đánh, cày, nhặt, đốt, đi tìm, bắt, thổi, lom khom.
Bài 12
Từ ghép:Siên năng, chịu khó.
Từ láy:Chăm chỉ, cần cù.
Bài 13
a. Từ đồng nghĩa với chăm chỉ: cần cù, siêng năng
-Từ trái nghĩa với chăm chỉ: lười biếng, lười nhác.
Bài 14
Danh từ : rừng, Việt Bắc, vượn, chim.
Động từ : hót, kêu
Tính từ : hay
Bài 15
a, Tính từ : thơm, chín, béo, ngọt, già
b, Cái béo : Miêu tả cho sự vị béo ngậy.
Mùi thơm : Ở đây chỉ mùi hương ngào ngạt, quyến rũ.
1.a.Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa.
1.b,Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...)
KẾT LUẬN: ta phân biệt được từ láy và từ ghép là dựa vào ý nghĩa và dấu hiệu: nếu các tiếng tạo nên từ mà mỗi tiền đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn các tiếng tạo nên từ chỉ có tiếng đầu tiên có nghĩa hoặc tất cả các tiêng không có nghĩa thì đó là từ láy. Chú ý: các từ râu ria, mặt mũi, máu mủ không phải là từ láy (vì mỗi tiếng đều có nghĩa) mặc dù chúng có tiếng sau láy lại âm của tiếng trướ
thank you bn nhưng bn trả lời hết cho mình nhé huhu mình cần lắm
1_ Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu.Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ )... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.
2. Từ Mượn :(là từ vạy ,mượn,ngoại lai)
-là nhữn ngôn ngữ nước khác đc nhập vào ngôn ngữ của ta để biẻu thị sự việc đặc điểm hình tượng mà ngôn ngữ của ta không có từ thick hợp để diễn tả .
Từ Thuần Việt :
là từ do nhân dân ta sáng tạo ra
Bài 11: Tìm danh từ, động từ trong các câu sau:
Trên nương, mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.
Danh từ: In đậm nghiêng
ĐT: In đậm
Bài 12:
Từ láy: ngoan ngoãn, chăm chỉ, cần cù...
Từ ghép: thông minh, năng động...
Bài 13:
a, Từ cùng nghĩa: Cần cù
Từ trái nghĩa: lười biếng
Đặt câu:
Lan là một cô gái cần cù
Vì lười biếng nên anh ta thi trượt
b, Từ cùng nghĩa: anh dũng
Từ trái nghĩa: hèn nhát
Bài 14:
Cảnh rừng(DT) Việt Bắc(DT riêng) thật là hay(TT)
Vượn(DT) hót(ĐT), chim(DT) kêu(ĐT) suốt cả ngày(DT)
Bài 15:
a, TT: thơm, béo, ngọt
b, Các tính từ cho thấy độ ngon của sầu riêng
hình như DT:In đậm .ĐT:In nghiêng