K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2022

REFER

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

 

* Đặc điểm độc đáo của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý:

- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

 

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

1 tháng 3 2016

Sự khác nhau trong nghệ thuật chỉ đạo chống giặc của nhà nước phong kiến trong hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần.

·* Thời Lý

-Chủ động tấn công, chặn thế mạnh của giặc: Khi quân Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta, với chủ trương: “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhon của giặc”

- Năm 1075, Lý Thường Kiệt – người chỉ đạo cuộc kháng chiến đã kết hợp lực lượng quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía Bắc, mở cuộc tập kích trên đất Tống đánh tan các đạo quân của nhà Tống, đốt kho lương rồi rút quân về nước.

- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt phủ thành, cho đọc bài thơ thần: Nam quốc sơn hà để khích lệ tinh thần chiến đấu của quan dân ta và làm nhục chí của giặc, nêu cao tính chất chính nghĩa và chắc thắng của ta. Giúp quân ta giành thắng lợi trong trận quyết định ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.

- Cách kết thúc chiến tranh: chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị giảng hòa, đặt quan hệ ngoại giao.

* Thời Trần

-Vừa đánh vừa rút tránh thế mạnh của giặc rồi phản công, bao vây, cô lập, tiêu diệt quân giặc.

- Với chiến thuật vườn không nhà trống quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Mông – Nguyên trong các trận Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp năm 1258, 1285 và đặc biệt là trận Bạch Đằng năm 1288.

- Đoàn kết quân dân, phát huy lòng yêu nước của quân dân qua các hội nghị Bình Thanh và Diên Hồng.

- Cho quân dân thích vào tay hai chữ “Sát Thát”, cho truyền đi lời hịch của Trần Quốc Tuấn để tạo nên lòng căm thù giặc sâu sắc, khích lệ quân dân quyết tâm đánh giặc, giữ vững độc lập của Tổ Quốc.

- Cách kết thúc chiến tranh: dùng thắng lợi lớn về quân sự để làm nhục ý chí xâm lược của kẻ thù (trận Bạch Đằng năm 1288).

24 tháng 3 2016

a. Hai sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kết hợp lực lượng của quân đội triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía bắc, mở cuộc tập kích lên đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây rồi rút về nước,

- năm 1077, 30 vạn quân Tống sang xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt quân dân ta đã đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.

b. Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

- Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến

+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ ở chính quyền trung ương, đoàn kết nhân dân chống giặc.

+ Chủ động tấn công sang đất Tống, chủ trương "Tiên phát chế nhân".

+ Chủ động rút lui xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để đợi giặc và đánh giặc.

+ Chủ động kết thúc chiến tranh, xây dựng hòa hiếu với nhà Tống.

- Biết dựa vào dân, đoàn kết với các dân tộc ít người.

- Kết hợp chiến tranh tâm lý với tấn công quyết định.

c. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.

- Nguyên nhân thắng lợi

+ Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết đấu tranh của các dân tộc trong nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta.

+ Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiết, cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo.

- Ý nghĩa lịch sử

+ CỦng cố, bảo vệ độc lập tự chủ của nước Đại Việt, thể hiện ý chí đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta.

+ Ghi thêm một chiến công oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc kháng chiến về sau.

11 tháng 12 2016

batngo hâm mộ thật

 

9 tháng 12 2021

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

 

9 tháng 12 2021

Cảm ơn nhiều ạ.

11 tháng 3 2022

B

11 tháng 3 2022

B. Lý Thường Kiệt