Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý :
- Những thay đổi của cảnh vật và tiết trời cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã khiến nhân vật “tôi” nhớ lại những kí ức về buổi tựu trường đầu tiên.
- Những kỉ niệm được nhà văn diễn tả theo trình tự như sau:
- Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại.
- Nhân vật "tôi" hồi tưởng được trở về con đường cùng mẹ tới trường.
- Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe ông đốc gọi tên mình vào lớp.
- Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.
- Những thay đổi của cảnh vật và tiết trời cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã khiến nhân vật “tôi” nhớ lại những kí ức về buổi tựu trường đầu tiên.
- Những kỉ niệm được nhà văn diễn tả theo trình tự như sau:
- Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại.
- Nhân vật "tôi" hồi tưởng được trở về con đường cùng mẹ tới trường.
- Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe ông đốc gọi tên mình vào lớp.
- Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.
Hai câu sau: Cách thưởng thức trăng của nhà thơ.
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
* Một cách xử lí rất nghệ sĩ, lãng mạn, ngắm trăng bằng cả tấm lòng, bằng tình yêu tha thiết, chân thành. Hai câu thơ cho thấy sự giao hòa tuyệt đối của con người với trăng.
* Cấu trúc đăng đối: nhân – song – nguyệt, đã cho thấy sự giao hòa tuyệt đối giữa Hồ Chí Minh và trăng.
* Biện pháp nhân hóa cho thấy vầng trăng và Bác có mối gắn bó thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu.
- Người tù đã chủ động tìm đến thiên nhiên, bày tỏ tình yêu thiên nhiên. Người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài song sắt nhà tù để khán minh nguyệt, tức là để giao hòa với vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời.
- Vầng trăng trong bài Ngắm trăng cùng vượt qua song sắt nhà tù để đến ngắm nhà thơ trong tù. Vậy là cả người và trăng cùng chủ động tìm đến nhau, giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm.
- Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán đã làm nổi bật tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng.
* Cấu trúc câu lí giải:
- Không: rượu, hoa, không gian.
- Có: trăng đẹp, tâm hồn đẹp.
=> Qua đó, thể hiện chí lớn của Bác: một người có tâm hồn lớn và bản lĩnh lớn.
+ Tâm hồn lớn: biến tất cả cái không thành cái có. Chỉ cần có sự hiện diện của trăng và tâm hồn nghệ sĩ sẽ làm cho tất cả những cái không thành cái có. Và tạo thành cái sang cho cuộc thưởng trăng. Trong phút giây, nhà tù bỗng trở thành lầu vọng nguyệt.
+ Bản lĩnh lớn: người tù cách mạng không hề bận tâm về những xiềng xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, luôn để cho tâm hồn mình “đối diện đàm tâm” với vầng trăm tri âm.
=> Đó là sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Phía này là nhà tù đen tối, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, của bầu trời tự do, lãng mạn làm say lòng người. Giữa hai thế giới đối cực đó là song sắt nhà tù. Nhưng trước cuộc đàm tâm này, song sắt nhà tù trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ đến với nhau. Đó chính là tinh thần thép.
- Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, vừa thể hiện được sức mạnh tinh thần to lớn, bản lĩnh vững vàng của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy có thể nói, đằng sau những câu thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong phú, ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.
-tham khảo ạ
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thày giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.
* Tham Khảo
“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã lâng lâng với khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”. Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thày giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.
#Thamkhao
Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.
Tham khảo:
Bố cục gồm 3 phần:
+ Đoạn đầu (từ đầu đến “trên ngọn núi”): Tâm trạng nôn nao, háo hức về kỉ niệm ngày tựu trường đầu tiên.
+ Đoạn thứ hai (tiếp theo đến “tôi cũng lấy làm lạ”): Tâm trạng nhân vật “tôi” và khung cảnh ở sân trường làng trong ngày khai trường.
+ Đoạn cuối (phần còn lại): Cảm xúc của nhân vật "tôi" khi bước vào lớp đón nhận giờ học.
Dòng cảm xúc đc thể hiện theo trinh tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển Song song cùng vs các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé đc mẹ âu yếm nắm tay dắt đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê ngăm nhìn ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và giờ Học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút Pháp tự sự, anh miêu tả và bộc lộ cảm xúc đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện . Mạch cảm xúc đc mở ra hết sức tự nhiên
+Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đầu tiên đi học : đc mẹ mặc cho bộ quần áo mới. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu tiên đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Trí óc non nớt của cậu ko the hình dung ra đc nhưng điều j đã xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đep đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, ngỡ ngàng và tự tin,cậu bé bước vào giờ học đầu tiên của đời mình
+Dòng cảm xúc của nhân vật tôi đc tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút phap nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã ns thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi đầu tiên đi học
(hết rồi,dở đừng chê nha)
- Bằng cách kể chuyện kết hợp với miêu tả, bài văn đã nêu dòng cảm xúc của mình, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
+) Nhân vật “Tôi” thuở ấy đã tự miêu tả buổi đi học đầu tiên rất ấn tượng:
+) “Tôi” mặc bộ quần áo mới trang trọng và đứng đắn. Dọc đường gặp mấy bạn nhỏ trạc tuổi tôi, ăn mặc tươm tất, nhí nhảnh gọi nhau và trao sách vở cho nhau.
+) Chỉ có hai quyển vợ trên tay mà tôi bắt đầu thấy nặng. Tôi nắm chặt lấy chúng, bắt chước mấy cậu đi trước muốn xin mẹ đưa cả bút thước cho mình cầm nữa.
+) Sân trường đông đúc người đưa con đi học. Vẻ mặt người nào cũng tươi tắn và ăn mặc tươm tất.
+) Sau một lúc hồi hộp, tôi nhìn lại ngôi trường oai nghiêm, to lớn như đình làng. Sân rộng, tường cao, trưa hè vắng lặng, tôi hơi lo sợ.
+) Đứng bên cạnh, mấy cậu học trò như tôi cũng bỡ ngỡ đứng nép và bên người thân hay đi lại nhẹ nhàng.
+) Có thể ví họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
+) Thế rồi, sau một hồi trống vang lên, mấy người học trò cũ đến xếp hàng dưới hiên đi vào lớp. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, cái gì cũng thấy lạ, thấy hay, những sự cảm mếm và quyến luyến lớp học, bàn ghế và bạn bè xung quanh đến một cách tự nhiên.
+) Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp:
“Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
+) Đó là một cái ngày không ai quyên, thậm chí còn khắc ghi vào tâm khảm một ký ức tươi đẹp suốt cuộc đời ...
Chúc bạn học tốt ^^
viết đoạn văn (khoảng 10) dòng nêu suy nghĩ của em về học sinh lười học trong lớp?
Bài làm:
'Ngọc không giũa không thành ngọc sáng - Người không học không biết lẽ phải'.Một người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững được trên con đường đời. Bởi thế mà từ xa xưa ông cha ta luôn ngắc nhở con cháu cố gắng học tập rèn luyện phấn đấu nhưng hiện nay hiện tượng lười học xảy ra rất phổ biến trong giới học sinh.Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, phấn đấu. Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm.Biển hiện của hiện tượng lười học là ngồi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đãng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình.Các bạn học sinh lười học thì thường vác cặp sách giả vờ đi học nhưng thực ra là đi chơi, không đến trường để học. Có những bạn xin tiền bố mẹ nói dối là tiền học nhưng thực ra là tiền để đi chơi điện tử.Hiện tượng lười học xảy ra do rất nhiều nguyên nhân: bản thân học sinh còn lười biếng không chịu học hỏi mở mang tri thức. Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. Một phần nguyên nhân cũng là do gia đình các bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết đối với quá trình học tập của con em mình.Một số phụ huynh đặt áp lực quá lớn cho con trong công việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con cái. Hiện tượng lười học còn do phía xã hội tác động không nhỏ, cùng hòa nhịp phát triển của thời đại xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực ừa tiêu cực.Trong đó việc tiếp thu chọn lọc các nền văn hóa của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng lơ đãng, không tập trung vào việc học. Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lường, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Trước hết, đối với cá nhân học sinh khiến cho tương lai mờ mịt không có định hướng cho tương lai phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng cho xã hội. Nếu chỉ là những con người thừa của xã hội,không có chỗ đứng.Nếu không chịu học tập thì không nhận ra giá trị của cuộc sống. lỡ mất tuổi trẻ. Còn gia đình mất đi niềm tin vào con cái, khi thấy thành tích học tập của con mình không như mong muốn thì tỏ thái độ gắt gỏng, không vui. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng.Qua những hậu quả nêu trên vì thế cần có biện pháp khắc phục hiện tượng lười học. Cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên tạo áp lực căng thẳng, không quá nuông chiều mà luôn động viên, giúp đỡ con em mình tiến bộ trong học tập. Vì là thế hệ tương lai của đất nước, bây giờ chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháo ngoan Bác Hồ, để không phụ lòng bố mẹ.
Minh ve cho nha
Dac diem nghe thuat:tu su ,mieu ta,va bieu cam ,voi nhung rung dong tinh te sau sac
-Suc cuon hut cua tac pham dc tao nen tu =
+dac sac ve nt cua ttruyen
+Chat tru tinh da diet trong treo
cam on ban ra nhieu