Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một trong những địa danh nổi tiếng của Hà Nội chính là Hồ Gươm. Hồ nằm ở trung tâm thành phố. Diện tích hồ khá rộng. Nước hồ trong xanh, phẳng lặng. Thỉnh thoảng những làn gió thổi khiến mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Bao bọc xung quanh hồ là những hàng cây cổ thụ đã được trồng từ lâu. Xung quanh hồ còn có đền Ngọc Sơn, tháp Rùa, đài Nghiên mang vẻ cổ kính. Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu Thê Húc là đến đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi. Ở giữa hồ là Tháp Rùa nằm trên một khoảng đất trống chính giữa hồ. Trên tháp, những khóm rêu phong nổi lên khiến tháp mang một vẻ đẹp đầy cổ kính. Hồ Gươm chính là một biểu tượng của Hà Nội.
Mệt lắm mới nghĩ được có vài đoạn:"))Tham khảo
I. Mở bài (Giới thiệu khái quát về Hồ Gươm)
Em đã được nghe nhiều câu chuyện về Hồ Gươm.Trong chuyến tham quan vừa rồi, em được cùng các bạn tới thăm khu di tích lịch sử Hồ Gươm.Hồ Gươm không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước mà còn là một di tích lịch sử thiêng liêng, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.II. Thân bài
1. Tả cảnh bao quát
Từ xa xa, Hồ Gươm hiện ra trước mắt đầy vẻ uy nghiêm và tráng lệ.Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại, trên những chiếc ghế đá những du khách đã ngồi kín hết các chỗ.Xung quanh hồ, những hàng cây lộc vừng, cây liễu rủ bóng xuống dưới mặt hồ. Chúng khiến cho Hồ Gươm thêm đẹp hơn, thêm mềm mại hơn.2. Tả cảnh chi tiết
Bốn mùa, nước Hồ Gươm lúc nào cũng xanh tươi.Trước đây, những cụ rùa sống ở trong hồ. Nhưng giờ đây, các cụ rùa đã chết cả. Hiện tại, Hồ Gươm đang có thí điểm nuôi thiên nga trắng và thiên nga đen trong hồ.Trong lòng hồ có hai đảo nổi lên trên mặt nước. Chúng ta vẫn quen gọi đó là đảo Ngọc và đảo Rùa.Hồ Gươm khác biệt hoàn toàn với những hồ khác bởi lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Thêm vào đó là những cụm di tích lịch sử khiến những du khách khi đến đây đều háo hức ghé thăm.Cụm di tích đầu tiên chính là Tháp Bút và Đài Nghiên.+ Đúng như tên gọi Tháp Bút, di tích lịch sử này có hình dáng giống như một chiếc bút lông mà các sĩ tử thời xưa hay dùng. Các du khách đến đây đặc biệt là học sinh, sinh viên đều muốn được chạm tay vào Tháp Bút để cầu may.
+ Đài Nghiên chính là tượng trưng cho nghiên mực dùng để đựng mực viết thời xưa.
Cầu Thê Húc: cầu được làm bằng gỗ, được sơn màu đỏ nỗi bật lên giữa trời. Chiếc cầu được xây cong cong như hình con tôm và là lối đi dẫn đến đền Ngọc Sơn.Đền Ngọc Sơn được xây dựng trên Đảo Ngọc. Ngôi đền này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc mới. Đền có hai ngôi nối liền với nhau. Ở phía Bắc là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Ở phía Nam là đình Trấn Ba.Tháp Rùa: được xây dựng trên Đảo Rùa. Đứng từ cầu Thê Húc thể nhìn thấy rõ Tháp Rùa nằm giữa sông nước mênh mông. Tháp Rùa mang một dáng vẻ rêu phong và là biểu tượng của thủ đô Hà Nội.III. Kết bài
Nhắc đến Hồ Gươm là mọi người sẽ nhớ ngay về Sự tích Hồ Gươm với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm báu cho rùa vàng.Nhắc đến Hồ Gươm là nhắc đến truyền thống hiếu học, là niềm tự hào của dân tộc.Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh thiêng liêng của Tổ quốc mà ai đã một lần đặt chân tới đây đều sẽ nhớ mãi.Tham khảo
I. Mở bài (Giới thiệu khái quát về Hồ Gươm)
Em đã được nghe nhiều câu chuyện về Hồ Gươm.Trong chuyến tham quan vừa rồi, em được cùng các bạn tới thăm khu di tích lịch sử Hồ Gươm.Hồ Gươm không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước mà còn là một di tích lịch sử thiêng liêng, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.II. Thân bài
1. Tả cảnh bao quát
Từ xa xa, Hồ Gươm hiện ra trước mắt đầy vẻ uy nghiêm và tráng lệ.Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại, trên những chiếc ghế đá những du khách đã ngồi kín hết các chỗ.Xung quanh hồ, những hàng cây lộc vừng, cây liễu rủ bóng xuống dưới mặt hồ. Chúng khiến cho Hồ Gươm thêm đẹp hơn, thêm mềm mại hơn.2. Tả cảnh chi tiết
Bốn mùa, nước Hồ Gươm lúc nào cũng xanh tươi.Trước đây, những cụ rùa sống ở trong hồ. Nhưng giờ đây, các cụ rùa đã chết cả. Hiện tại, Hồ Gươm đang có thí điểm nuôi thiên nga trắng và thiên nga đen trong hồ.Trong lòng hồ có hai đảo nổi lên trên mặt nước. Chúng ta vẫn quen gọi đó là đảo Ngọc và đảo Rùa.Hồ Gươm khác biệt hoàn toàn với những hồ khác bởi lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Thêm vào đó là những cụm di tích lịch sử khiến những du khách khi đến đây đều háo hức ghé thăm.Cụm di tích đầu tiên chính là Tháp Bút và Đài Nghiên.+ Đúng như tên gọi Tháp Bút, di tích lịch sử này có hình dáng giống như một chiếc bút lông mà các sĩ tử thời xưa hay dùng. Các du khách đến đây đặc biệt là học sinh, sinh viên đều muốn được chạm tay vào Tháp Bút để cầu may.
+ Đài Nghiên chính là tượng trưng cho nghiên mực dùng để đựng mực viết thời xưa.
Cầu Thê Húc: cầu được làm bằng gỗ, được sơn màu đỏ nỗi bật lên giữa trời. Chiếc cầu được xây cong cong như hình con tôm và là lối đi dẫn đến đền Ngọc Sơn.Đền Ngọc Sơn được xây dựng trên Đảo Ngọc. Ngôi đền này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc mới. Đền có hai ngôi nối liền với nhau. Ở phía Bắc là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Ở phía Nam là đình Trấn Ba.Tháp Rùa: được xây dựng trên Đảo Rùa. Đứng từ cầu Thê Húc thể nhìn thấy rõ Tháp Rùa nằm giữa sông nước mênh mông. Tháp Rùa mang một dáng vẻ rêu phong và là biểu tượng của thủ đô Hà Nội.III. Kết bài
Nhắc đến Hồ Gươm là mọi người sẽ nhớ ngay về Sự tích Hồ Gươm với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm báu cho rùa vàng.Nhắc đến Hồ Gươm là nhắc đến truyền thống hiếu học, là niềm tự hào của dân tộc.Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh thiêng liêng của Tổ quốc mà ai đã một lần đặt chân tới đây đều sẽ nhớ mãi.
Em tham khảo:
a. Mở bài: Giới thiệu về một người mà em thường gặp (thầy cô giáo, bạn bè, bác hàng xóm, chú bảo vệ, bác lao công…)
b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình:
Tuổi tác, nghề nghiệp, tên của người đóChiều cao, cân nặng, vóc dáng như thế nào?Miêu tả một số bộ phận tiêu biểu (khuôn mặt, đôi mắt, cái mũi, nụ cười, bàn tay…)
Trang phục của người đó có gì đặc biệt?
Người đó thường để kiểu tóc gì? (màu sắc, kiểu dáng)Người đó thường mang theo đồ dùng gì? (cặp, balo, chổi, chùm chìa khóa…)
- Tả hoạt động, tính cách:
Tính cách người đó như thế nào? Nét tính cách đó được thể hiện qua những hành động nào?Khi gặp em người đó thường có hành động gì? Em có thích hành động đó không?
Người đó đối xử với mọi người như thế nào?Mọi người xung quanh nhận xét như thế nào về người đó?
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho người mà mình hay gặp.
Tả cô giáo :( tham khảo )
Tuổi thơ em được nuôi lớn trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của những người thân trong gia đình. Tối tối, em được ru bằng những lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện cổ tích thần kì của bà. Khi đến trường, em lại nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt, tận tình của các thầy cô giáo. Em yêu quý nhất là cô Thúy – người cô luôn tận tình với chúng em trong suốt hai năm học cuối bậc Tiểu học.
Cô có dáng người cân đối, nước da trắng, khuôn mặt dịu hiền. Đôi mắt cô đen láy với ánh nhìn yêu thường, trìu mến. Mỗi lần cười, cô để lộ hàm răng trắng đều. Cô còn đôi má lúm đồng tiền duyên dáng. Nụ cười của cô như đóa hoa hồng nở trong ánh nắng ban mai. Ngày ngày, cô đến lớp trong tà áo dài màu thiên thanh truyền thống khiến cô đã đẹp lại càng đẹp hơn. Giọng cô dịu dàng, trong trẻo như tiếng hát của chim họa mi, cách giảng bài của cô rất dễ hiểu. Từng bài giảng như in sâu vào tâm trí của mỗi chúng em. Với mỗi bài văn, bài thơ, cô đều thả vào đó tâm hồn của mình giúp chúng em hiểu hơn về bài học. Cô Thúy viết chữ rất đjep và còn có cách rèn chữ hiệu quả nữa. Cả lớp em đều đạt vợ sạch chữ đẹp. Riêng em, nhờ được cô chỉ bảo, chữ viết của em tiến bộ hơn nhiều. Em đã giành giải Nhì cuộc thi viết chữ đẹp của Huyện.
Đối với em, cô giáo như người mẹ hiền thứ hai vậy. Cô luôn quan tâm đến tất cả các bạn học sinh trong lớp. Bạn nào có hoàn cảnh đặc biệt, cô đều nắm bắt được và sẵn sàng động viên, giúp đỡ. Em còn nhớ như in kỉ niệm hồi lớp Năm. Hôm ấy, đúng giờ tan học, bỗng nhiên một cưa mưa bất ngờ ấp tới, quanh cảnh sân trường thật náo loạn. Người thì mặc áo mưa về, người thì chạy đi trú. Em chờ mãi mà không thấy bố mẹ đến đón. Một lúc sau, trường vắng ngắt, chỉ còn một mình em. Vừa lạnh vừa sợ, em bật khóc nức nở. Đúng lúc ấy, cô Thúy đang chuẩn bị ra về. Nhìn thấy em, cô vội tới hỏi han và dỗ dành em. Cô gọi điện thoại cho bố mẹ em nhưng không ai nhấc máy. Cô liền đèo em về nhà. Về đến nhà, thấy cửa vẫn khóa, cô đã cùng em đứng chờ bố mẹ về. Mãi tối muộn thì bố mẹ mới về tới nhà vì tắc đường. Cả nhà em đều cảm ơn cô. Cô chỉ mỉm cười và chào gia đình em để ra về. Lúc đó, trời đã sẩm tối, em rất lo cho cô. Sáng hôm sau, em nghe tin cô bị ốm. Em kể lại câu chuyện chiều hôm trước cho các bạn trong lớp nghe. Chúng em cùng đến thăm cô và chúc cô chóng khỏe. Cô rất xúc động trước tình cảm của cả lớp em.
Kỉ niệm về cô Thúy không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Cô như người lái đò cần mẫn, ngày ngày từng bước đưa chúng em đến gần với ước mơ. Cô dạy chúng em trở thành người có ích cho đất nước như ươm những mầm xanh. Cô sẽ mãi là người mẹ hiền thứ hai của em, em cũng tự hứa sẽ mãi là đứa con ngoan của cô. Mai này, dù cất cánh bay đi khắp phương trời nào, em cũng sẽ tìm về thăm cô.
Câu ghép lf câu do nhik vè cuau ghéo lại các cau ghép có cáu tao giong mot cu dơn co du chu ngu vi ngu cac mói ien he của cac scsu ghep có mói lien két voi nhau
a. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức
Mẫu: Dạo này, mẹ của em thường phải đi trực ca đêm ở bệnh viện, vì vậy buổi sáng em phải tự mình thức dậy và chuẩn bị đến trường. Để em có thể thức dậy đúng giờ, mẹ đã mua cho em một chiếc đồng hồ báo thức mới.
b. Thân bài
- Miêu tả khái quát chiếc đồng hồ báo thức:
Đó là chiếc đồng hồ thuộc hãng gì? Do nước nào sản xuất?Chiếc đồng hồ có hình dáng gì? Kích thước bao nhiêu?Em đặt chiếc đồng hồ ở vị trí nào trong phòng?Màu sắc và chất liệu chủ yếu của chiếc đồng hồ?
- Miêu tả chi tiết chiếc đồng hồ báo thức:
Kim giây, kim phút, kim giờ, kim hẹn giờ có màu gì? Độ dài, kích thước ra sao? Tốc độ di chuyển như thế nào?Nút xoay để điều chỉnh các kim nằm ở đâu? Sử dụng như thế nào?Nút tắt tiếng chuông báo thức nằm ở đâu? Hình dáng, kích thước như thế nào?Chiếc đồng hồ báo thức hoạt động cần bao nhiêu cục pin? Mỗi lần thay pin mới có thể sử dụng được bao lâu? Việc thay pin có khó khăn không? Em có thể tự làm được không?
- Chức năng của chiếc đồng hồ báo thức:
Hẹn giờ báo thức (ngủ dậy, giờ học bài, giờ đi chơi…)Xem giờ trong ngày (như những chiếc đồng hồ treo tường khác…)Trang trí cho góc học tập, căn phòng
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức
Mẫu: Em thích chiếc đồng hồ báo thức lắm. Vì nó vừa đẹp lại còn tiện lợi. Em sẽ giữ gìn đồng hồ thật cẩn thận để nó luôn đẹp như mới.
tham khảo
chúc bn hok tốt
Trong gia đình em có rất nhiều thành viên đó là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị và em. Ai em cũng yêu cũng quý nhưng có lẽ người em yêu quý và kính trọng nhất đó chính là bà nội của em.
Bà em đã cao tuổi rồi, năm nay bà đã ngoài tám mươi. Bà có dáng người nhỏ nhắn với tấm lưng đã dần còng xuống theo thời gian năm tháng. Nước da bà nhăn nheo nổi rõ những đường gân xanh và sạm đen vì nắng. Đôi bàn tay bà thô ráp chai sạn vì cả đời chăm sóc nuôi nấng cho con cho cháu nên người. Mái tóc của bà vẫn óng vẫn mượt nhưng đã bạc trắng như cước. Bà có khuôn mặt hiền từ phúc hậu với nước da nhăn nheo. Bà luôn nở nụ cười khi thấy em làm việc tốt. Hàm răng bà đen bóng như hạt na vì bà rất thích nhai trầu. Hàm răng ấy không còn nguyên vẹn mà đã rụng đi mấy chiếc. Giọng nói của bà rất trầm ấm. Đôi mắt bà không còn tinh anh như trước nữa mà đã mờ dần. Khi muốn tìm vật gì bà phải dùng đến kính.
Mặc dù tuổi đã cao sức đã yếu nhưng bà không bao giờ nhờ vả ai, cái gì bà cũng tự làm hết sợ phiền hà đến người khác. Bà luôn dạy em những điều hay lẽ phải. Em còn nhớ có lần có ăn mày đến xin gạo mà nhà chỉ còn một ít bà cũng cho người ta hết. Bà bảo người ta khó khăn mình giúp được bằng nào thì giúp. Bà có một kho tàng thức, có điều gì thắc mắc em hỏi, bà đều trả lời hết. Bà rất đọc thơ văn cho em nghe. Buổi tối đến em được bà ôm vào lòng được nghe bà kể chuyện cổ tích được bà ru ngủ. Đến ngày sinh nhật em bà còn tự tay may cho em con búp bê nhỏ nhắn xinh xắn mà em rất thích.
Em rất yêu quý bà nội của em. Em mong bà sống lâu hơn trăm tuổi.
Okay bn hiền. Nhớ tik mik nha
Vào hôm sinh nhật vừa rồi, mẹ tặng cho em một chiếc đồng hồ báo thức rất đẹp. Ngay khi nhìn thấy là em đã phải reo lên vì sung sướng.
Chiếc đồng hồ báo thức to như một chiếc bánh bao, có hình vuông giống như hộp quà. Màu sắc chủ đạo là màu hồng của hoa đào - màu mà em yêu thích nhất. Mặt phía trước là mặt chính của đồng hồ, được vẽ một hình tròn lớn màu hồng nhạt hơn vỏ, chiếm gần hết diện tích. Ở trên hình tròn đó, các số từ một đến mười hai được xếp dọc theo viền đường tròn, cách nhau đều tăm tắp. Ở giữa là một hình trái tim nhỏ xíu màu đỏ, làm tâm của hình tròn. Chính nó là gốc của ba chiếc kim đồng hồ. Kim giờ ngắn và to nhất, cũng là kim chạy chậm nhất, cứ một giờ chú mới nhích một số. Kim dài tiếp theo, nhỏ hơn kim giờ một chút là kim phút. Nhanh nhất chính là anh kim giây, dài và thân nhỏ nhất nhưng anh ta chạy thoăn thoắt. Cứ tích tắc tích tắc liên tục.
Phía trên đầu chiếc đồng hồ là hai cái tai tròn xoe. Thực ra, đó chính là nút bấm dùng để hẹn giờ. Mặt phía sau thì có một hộc nhỏ, dùng để lắp pin - nguồn sống của đồng hồ. Bên cạnh đó, có một cái nút nhỏ, có thể xoay vòng tròn. Nó giúp em điều chỉnh các kim của đồng hồ đến giờ mình mong muốn. Thật là tiện lợi.
Em đặt chiếc đồng hồ vào góc đẹp nhất của giá sách. Từ đây, chiếc đồng hồ đáng yêu này sẽ là người bạn đồng hành của em. Em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận, để đồng hồ luôn xinh đẹp như bây giờ.
Trong căn phòng của em có rất nhiều đồ đạc có những công dụng khác nhau: chiếc đèn học giúp em học bài mỗi tối để em không bị cận, giá sách giúp em giữ những cuốn sách của mình để không bao giờ bị mất hay lộn xộn… Trong số tất cả, em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thức đã đi theo em từ ngày em học lớp Một.
Chiếc đồng hồ ấy là món quà mẹ đã mua tặng cho em nhân ngày em vào lớp Một. Em đặt nó nằm cẩn thận trên chiếc tủ gỗ đầu giường để tiện cho việc thức dậy đúng giờ mỗi buổi sáng. Nhờ có nó mà em chẳng bao giờ dậy muộn nữa. Chiếc đồng hồ được làm bằng nhựa nên rất nhẹ và dễ cầm lên nhưng em luôn rất cẩn thận và nâng niu nó, chẳng mấy khi cầm nó lên mà đùa nghịch cả bởi em vẫn luôn nhớ mẹ nói rằng đồng hồ làm từ nhựa nên cũng dễ vỡ lắm, chỉ cần rơi xuống đất thôi là nó sẽ hỏng hóc ngay.
Chiếc đồng hồ có màu chủ đạo là màu xanh nước biển pha màu xanh da trời khiến em có cảm giác mỗi lần nhìn vào đều rất thoải mái và yên bình bởi màu xanh ấy là màu tượng trưng cho hòa bình mà. Đồng hồ có mặt hình tròn màu trắng rất sáng sủa và được trang trí đơn giản nhưng chính vì thế lại vô cùng dễ nhìn, dễ quan sát. Những con số trên mặt đồng hồ không phải là những chữ số La Mã như chiếc ở dưới phòng khách nhà em mà là những chữ số quen thuộc em vẫn thấy hằng ngày, rất dễ nhìn và nhận biết giờ giấc. Những con số ấy có màu đen đậm nên dù có bị cận nhưng em vẫn nhìn được khá rõ chúng.
Ở phía sau chiếc đồng hồ có một cái giá đỡ bằng kim loại sáng bóng để chống cho chiếc đồng hồ giữ được thăng bằng, không bị ngã ngửa về sau. Ở gần dưới là phần đựng pin. Chỉ cần tháo nắp ra là em có thể tháo và lắp pin một cách dễ dàng. Chiếc đồng hồ này chạy bằng pin, mỗi khi hết pin là em lại thay pin cho nó, kim giây, kim giờ, kim phút lại làm việc chăm chỉ như ngày nào.
Kim giờ, kim phút, kim giây được em ví thành những người thân trong gia đình đồng hồ và gọi chúng bằng cái tên vô cùng dí dỏm đáng yêu: kim giây chạy nhanh nhất chính là bé út trong nhà, kim phút chạy nhanh hơn là anh, còn kim giờ - kim chạy chậm nhất chính là bác lớn. Mỗi buổi sớm, cứ đúng 6 giờ là đồng hồ lại vang lên tiếng chuông đánh thức, kéo em tỉnh dậy khỏi giấc mơ say nồng. Em thích âm thanh ấy lắm bởi nó to vừa phải và không quá chói tai. Mỗi cuối tuần, em đều nhờ bố kiểm tra chiếc đồng hồ để xem nó có hỏng hóc gì không để còn cứu chữa kịp thời nữa.
Chiếc đồng hồ báo thức là người bạn chăm chỉ và nghiêm khắc của em mỗi sớm. Em rất thích chiếc đồng hồ này bởi nó không chỉ giúp em thức giấc đúng giờ mà còn là món quà của mẹ dành tặng cho em nữa. Em sẽ bảo vệ nó cẩn thận để nó không bị hỏng hóc gì.