K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2019

A. Mở bài :

- Dẫn dắt, trích dẫn câu nói

- Khái quát ý nghĩa câu nói : Tầm quan trọng của việc học

* Đoạn văn mở bài tham khảo :

Kho tàng tri thức nhân loại là vô tận, biển học là vô bờ mà sự hiểu biết của con người chỉ như hạt cát nhỏ bé giữa lòng đại dương bao la, muốn tiếp cận một phần tri thức của nhân loại đòi hỏi mỗi chúng ta không ngừng nỗ lực học tập. Chính vì vậy, Lênin đã từng nói : “ Học, học nữa, học mãi “. Câu nói ấy đã phần nào khẳng định được tầm quan trọng của việc học đối với mỗi chúng ta.

B. Thân bài

* Giải thích

- “ Học “ là gì ?

- Tại sao phải “ học nữa “, “ học mãi “ ?

Đoạn văn :

Trước hết ta cần hiểu rằng, “Học “ là quá trình học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận tri thức bằng nhiều con đường khác nhau để không ngừng nâng cao trình độ học vấn cho bản thân, giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn. Vậy tại sao phải “ học nữa “, “ học mãi “ ? Bởi kho tàng tri thức nhân loại là vô tận, điều ta biết chỉ là giọt nước nhỏ bé, điều ta chưa biết là cả đại dương bao la. Kiến thức của nhân loại không bao giờ có điểm dừng mà ngày càng phát triển, phong phú hơn đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng học tập.

* Đánh giá, bàn luận

- Quả vậy, đây là một câu nói hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc, được xem như là một chân lý bởi “ Tri thức là sức mạnh “, có tri thức sẽ có tất cả. Học không bao giờ là thừa nhất là trong thời đại ngày nay khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển nếu không học thì sẽ không bắt kịp đà phát triển, tự biến mình thành kẻ lạc hậu mà thôi. Cũng phải nói thêm rằng, học không có nghĩa là chỉ dừng lại ở việc tiếp thu lĩnh hội, kiến thức mà còn phải học đạo làm người, học điều hay lẽ phải từ đó mới có thể trở thành con người phát triển toàn diện được.

- Thế giới kiến thức vô cùng rộng lớn, để tiếp thu tìm hiểu hết thì chắc hẳn là điều không thể thậm chí cả đời cũng không xong. “ Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng “. Không ai bước vào đời mà không qua học tập, một bác sỹ muốn chữa được bệnh thì phải học tập, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm cùng với y đức. Một người nông dân muốn cày cấy cũng phải học hỏi kinh nghiệm từ những người khác, từ trong quá trình lao động...Bản thân chúng ta đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải không ngừng nỗ lực học tập để trau dồi kiến thức, kĩ năng trang bị cho mình một hành trang vững chắc để bước vào đời

* Phản biện

- Một thực trạng đáng buồn hiện nay là vẫn còn nhiều người chưa xác định được mục đích của việc học đặc biệt là đối tượng học sinh vẫn còn lơ là trong việc học, học đối phó, lười học. Thành công sẽ không bao giờ mỉm cười với những kẻ như vậy

C. Kết bài

Thấu hiểu ý nghĩa sâu sắc trong câu nói nổi tiếng của Lê-nin chúng ta phải không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành công dân có ích góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

1 tháng 5 2019

Nếu ta sử dụng smảtphone quá lâu sau này ta sẽ nghiện. Thay vào đó ta nên học. Học sẽ có ích cho xã hội.;

1 tháng 5 2019

 mk nhờ viết bài văn mà

trong cuộc sống hiện dại ngay nay có rất nhiều trò giải trí đầy cám dỗ: trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,... Chúng khiến ta quên đi một người hạn vô cùng thân thiện, đáng quý, đó là thiên nhiên. Nhiều người không hiểu rằng thiên nhiên chính là nơi đem lại cho ta sức khoẻ, sự hiếu biết và niềm vui vô tận, và vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên.
 
Thiên nhiên không phải những gì xa lạ, nó bao gồm những điều kiện tự nhiên vây quanh chúng ta: khí trời, nước, gió, cây xanh, chim chóc, đất đai, .Thiên nhiên mang lại cho ta sự sống và sức khỏe. Không khí là yếu tố vô cùng quan trọng giúp con người tồn tại. Trong không khí có khí oxi rất cần thiết cho máu nuôi cơ thể, cho lửa cháy nấu chín thức ăn, sưởi ấm cho cơ thể. Không khí càng giàu oxi thì càng trong lành, càng giúp con người khỏe mạnh. Nhưng nếu con người sử dụng quá nhiều oxi và thải ra nhiều chất độc hại thì nhân tố nào sẽ giúp tái tạo lại ôxi? Xin thưa, đó cũng là một người bạn thiên nhiên của chúng ta: cây xanh. Đúng vậy, trong lá cây có chất diệp lục giúp biến đổi khí cacbonic, khí độc hại do các hoạt động sống của con người thải ra, thành khí ôxi tiếp tục giúp con người duy trì sự sống.
 
Chẳng nhưng thế, trong thiên nhiên còn chứa đựng vô vàn loại thực phẩm, dược phẩm có thể nuôi sống và chữa bệnh cho con người nữa. Ta có thể kể đến các loại rau rừng, măng, linh chi, đinh hương, thảo quả...
 
Thiên nhiên còn mang đến cho con người những hiểu biết vô tận về sự sống. Nhờ thiên nhiên, ta hiểu rõ đời sống của các loài cây cối trong rừng: cây lá rộng, cây lá kim, cây hạt kín, cây hạt trần, cây thân cỏ, cây thân gỗ, cây rễ chùm, cây rễ trụ,... Chao ôi! Chỉ riêng đời sống thực vặt thôi đã phong phú, đa dạng lắm rồi! Lại còn đời sống của các loài động vật. Có thể phân chia, tìm hiểu theo bao nhiêu loại: động vật trên cạn, động vật dưới nước, động vật lưỡng cư, động vật thân mềm, động vật có xương sống, động vật bò sát, động vật có vú,... Không chỉ vậy, đi sâu vào tự nhiên, ta còn nắm vững được nhiều quy luật tự nhiên thú vị góp phần phục vụ đời sống. Điều đó đã được ông cha ta chứng minh qua kho tàng tục ngữ phong phú: Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt,... có bao nguồn tri thức mà thiên nhiên đang vẫy gọi ta khám phá.
 
Từ những điều bổ ích, lí thú như trên mà thiên nhiên mang đến cho con người những niềm vui bất tận. Đó là niềm vui được hiểu biết, được khám phá về thế giới quanh mình, niềm vui được sẻ chia trong cuộc sống.
 
Với những lợi ích to lớn mà thiên nhiên mang lại, con người cần biết gần gũi và yêu mến thiên nhiên. Chúng ta có thể tổ chức những chuyến dã ngoại ra ngoại ô, đến với núi rừng, biển cả. Chúng ta có thể dậy sớm tập thể dục để tận hưởng khí trời thanh mát. Chúng ta có thể tìm hiểu về thiên nhiên qua các phương tiện thông tin đại chúng... Và quan trọng nhất là có những biện pháp để gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên. Điều đó xuất phát từ thực tế là thiên nhiên đang bị phá hoại nặng nề: không khí, nguồn nước bị ô nhiễm; rừng bị tàn phá; động vật rừng bị tuyệt chủng,...
 
 Vì vậy, chúng ta cần biết cách bảo vệ gìn giữ thiên nhiên tươi đẹp bằng những hành động cụ thể: không vứt rác bừa bải, không bắn hại chim chóc, không bẻ cành hái hoa nơi công cộng, đồng thời trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm nước, phân loại rác,...
 
Thiên nhiên quả là người bạn thân thiết với con người đặc biệt là đối với tuổi thơ. Bởi vậy, người học sinh cần biết cách gần gũi và yêu mến thiên nhiên hơn nữa.

Cuộc sống phát triển, thời đại công nghệ số 4.0 làm đời sống con người ngày càng được nâng cao. Song con người, đặc biệt là thế hệ học sinh, thanh niên lại đắm chìm vào công nghệ với trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,... mà vô tình quên đi thiên nhiên. Thiên nhiên vốn là người bạn thân thiết, đem lại cho con người sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận. Chúng ta nên yêu mến và gần gũi thiên nhiên hơn.

Từ bao đời nay, thiên nhiên luôn gắn bó với loài người. Thiên nhiên chính là những gì gần gũi, quen thuộc xung quanh chúng ta như: cỏ cây, hoa lá, chim muông, khí trời... Thiên nhiên trước hết mang đến cho chúng ta sự sống lẫn sức khỏe. Chúng ta sống phải hít thở, bài trừ chất thải có hại, cây xanh và ánh sáng mặt trời đã tạo ra ôxi cung cấp cho quá trình hô hấp đó. Nếu không có ôxi, không một ai có thể tồn tại được. Ôxi còn cần cho lửa cháy, sưởi ấm cơ thể. Không khí trong lành và ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp các vitamin, tiêu biểu là vitamin D cho xương phát triển, khỏe mạnh. Sống không có ánh sáng, con người sẽ mệt mỏi, tăm tối, ốm yếu  bệnh tật. Trong thiên nhiên, rất nhiều loại dược phẩm sinh trưởng có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh như linh chi, nhân sâm, thảo quả... Thời cổ đại, y học chưa phát triển, những loài cây thuốc trong thiên nhiên đã cứu sống bao sinh mạng.

Thiên nhiên đa dạng, phong phú đem đến cho con người sự hiểu biết vô tận về sự sống. Số lượng lớn thực vật và động vật, với hình dạng, đặc điểm, cấu tạo khác nhau đã thúc đẩy sự khám phá tăng thêm vốn hiểu biết cho ocn người. Nhờ có các loài trong tự nhiên, con người mới từng bước lí giải lịch sử hình thành của loài người, biết được tổ tiên của con người. Đồng thời, từ trng thiên nhiên, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu mới phát hiện ra nhiều sự thật thú vị, bất ngờ về những loài thú, loài cây nguy hiểm để rồi con người hiểu được đặc tính của chúng, biết tìm cách bảo vệ bản thân mình an toàn. Không chỉ vậy, từ ngày nông nghiệp còn lạc hậu, đi sâu vào tự nhiên, người nông dân đã phát hiện ra những điều thú vị, đúng đắn ứng dụng vào phát triển cuộc sống. Điều đó được chứng minh qua kho tàng ca dao tục ngữ từ thời xa kia của cha ông ta: Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa, Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt, Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối, Ráng mỡ gà có nhà thì giữ... 

Từ những điều bổ ích lí thú đó, thiên nhiên nhẹ nhàng mang đến cho con người niềm vui bất tận. Trong cuộc sống, khi gặp phải những khó khăn, thửi thách mệt mỏi, tìm đến thiên nhiên tươi mát, trong lành, ta sẽ cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn. Những ngày nước nhà còn trong vòng nô lệ, Bác bị giam tại Trung Quốc, nhưng thiên nhiên đã bầu bạn với Bác. Nhờ thiên nhiên gần gũi, Bác đã sáng tác lên tập thơ nổi tiếng “Nhật kí trong tù” đầy lạc quan và tin tưởng vào tương lai thắng lợi. Bầu trời trong xanh và gió mát sẽ đem đến cho con người ta những khoảnh khắc yên bình.

Thiên nhiên thực sự quan trọng với sự sống, vậy nên chúng ta cần gần gũi và yêu mến thiên nhiên hơn. Thay vì vùi mình ở nhà với máy tính, truyền hình...hãy cùng nhau tổ chức dã ngoại để đến với thiên nhiên và cảm nhận sự thoải mái nó mang lại. Mỗi buổi sáng thức dậy, đùng quên hít thở khí trời trong lành. Và quan trọng nhất, hãy chung tay bảo vệ thiên nhiên đang dần bị tàn phá bởi những mục đích ích kỉ. Ngăn chặn hành động phá rừng, buôn bán và sử dụng các loài động vật quý hiếm, để thiên nhiên tươi đẹp.

Cuộc sống hôm nay là cuộc sống của tất cả chúng ta. Thiên nhiên là người bạn quý giá trong cuộc sống ấy. Vì Trái Đất mãi một màu xanh và cuộc sống của nhân loại, hãy yêu mến, gần gũi và bảo vệ thiên nhiên.

12 tháng 2 2019

Đề 1 : 

Lập dàn ý cho bài văn : Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích !

Mở bài: Bạn có thể nêu tác dụng của việc học một cách khái quát hoặc hậu quả nếu không chịu khó học tập => nếu không chịu khó học tập sẽ không làm được việc gì có ích

Thân bài:
- Giải thích
+ Học là gì? (Học là con đường tiếp thu và tích lũy tri thức. Đó chính là quá trình mỗi người chiếm lĩnh tri thức của nhân loại làm hành trang bước vào cuộc sống. Học tập có một tác động không nhỏ tới mọi người và tương lai của mỗi người. Học tập giúp ta khám phá cuộc sống khám phá chính bản thân mình, rèn cho ta lối sống cách cư xử có văn hóa và đặc biệt là giúp ta hòa nhập với cộng đồng...)
+ Nêu một số dẫn chứng những tấm gương thành công bằng việc học.
+Học có nhiều dạng học: Học nghề, học phổ thông, học nâng cao, học chuyên nghiệp.....
- Khẳng định sự quan trọng của việc học:
+ Truyền thống của dân tộc ta tôn sự trọng đạo, coi trọng sự học, coi trọng thầy giáo.
+ Trong kháng chiến chống Pháp Mỹ (Ví dụ như kháng chiến chống Pháp chúng thực hiện chính sách "Ngu dân" với dân ta không cho dân ta học hành khiến dân ta kém hiểu biết để dễ bề cai trị....)
+ Hiện nay việc học quan trọng thế nào (Cuộc sống ngày càng hiện đại làm gì cũng cần phải có kiến thức...)
- Thực trạng hiện nay (Có nhiều bạn không xác định được mục đích thực sự của việc học. Nhiều bạn đi học chỉ để ba mẹ vui lòng, nhiều bạn thì coi việc học như một lẽ tự nhiên đến tuổi thì phải đi học, nhiều bạn lại học gạo học chay cúp tiết. Thậm chí nhiều anh chị là SV rồi vẫn không coi việc học là quan trọng chỉ học đối phó để có bằng. Đặc biệt là hiện nay, tệ nạn học đường xảy ra ngày càng nhiều.Nhiều bạn học sinh đốt cháy thời gian bỏ mặc mơ ước để chơi game. Việc mua bằng bán cấp diễn ra một cách tràn lan....) Trước thực trạng đó chúng ta phải làm gi`?
- Hậu quả nếu không học tập.
Kết bài: Nếu mở bài bạn nêu lợi ích của việc học thì kết bài cũng thế còn nếu mở bài bạn nêu hậu quả nếu không học tập thì kết bài cũng thế

Đề 2 : 

Dàn bài:

1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề nghị luận (bảo vệ rừng thiên nhiên)

– Nêu rõ sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, từ xa xưa cho đến nay con người và thiên nhiên gắn bời với nhau như thế nào.

– Thiên nhiên, môi trường và con người gắn bó lẫn nhau (theo cả 2 nghĩa đó là tích cực và tiêu cực)

2. Thân bài

– Nêu ngắn gọn khái niệm về môi trường, tầm quan trọng của vấn đề môi trường với con người.

– Chứng minh việc phá hại rừng là tổn hại rất lớn đối với đời sống của con người ( như mấtđộng vật, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt, mất mùa ).

– Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đều con người và thiên nhiên như không có nước sạch, lũ lụt, môi trường ô nhiễm,…

– Liên hệ ngay đến việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương

– Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại. Con người cần phải làm gì để bảo vệ rừng và môi trường sống được tốt đẹp ?

3. Kết bài

– Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn và cần được ngăn chặn kịp thời.

– Kêu gọi, vận động mọi người mọi tầng lớp biết cách bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ bản
thân mình và toàn xã hội.

22 tháng 6 2020

Dàn ý cho em nhá ! 

MB : -Nêu và dẫn dắt vấn đề

TB:

*Giải thích:
-'' Thiên nhiên'' là gì : là tổng thể nói chung những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra.
-'' Sức khoẻ'' là : trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật 
-'' Hiểu biết'' là :sự tích lũy các sự việc và thông tin mà bạn đã học được hoặc có cơ hội trải nghiệm trong cuộc sống.
==> Nghĩa cả câu: Thiên nhiên là nơi mang đến cho ta rất nhiều lợi ích quý báu đó là sức khoẻ, sự hiểu biết và niềm vui vô tận.

* Nêu lợi ích, vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người ( chứng minh):

-Thiên nhiên tạo nên môi trường sống và đem lại nhiều nguồn lợi vô cùng to lớn cho Trái Đất, đặc biệt là với con người :

+Cung cấp khoáng sản

+Cung cấp nước , nuôi sống con người.

+Cung cấp đất cho nuôi trồng và xây dựng.

+Cung cấp quả thơm , trái ngọt cho ta.

+Cung cấp gỗ , rừng để phục vụ trong nước và xuất khẩu

+Cung cấp không khí cho ta thở.

+Chống cát bay , cải tạo đất .

+Giảm sức cản của nước mưa , giữ nước .

+Chống xói mòn đất , sạt lở đất.

+.... ( em hãy tìm thêm các dẫn chứng khác để dẫn chứng của bài văn được phong phú hơn nhé ! )

*Phản đề :

-Thiên nhiên đáng quý và đáng trân trọng như vậy , vậy mà vẫn còn một bộ phận nhỏ trong con người chúng ta chặt phá rừng , đốt rừng , đổ rác thải xuống ao , hồ ,.vv.

-Con người - loài động vật thông minh nhất thể giới , vậy mà họ đã làm gì ? Chặt phá thiên nhiên , hủy hoại môi trường sống - ngôi nhà của chính mình , vậy hành động đó có gọi là thông minh nữa không ? Hay là sự mù quáng trước tiền bạc ?

-....

* Liên hệ bản thân :

-Mỗi người chúng ta cần phải ý thức về sự quan trọng của môi trường đối với đời sống con người.

-Để thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên, tôi và cũng như tất cả mọi người cần chung tay giúp sức nhau, tuyên truyền cho những người xung quanh mình biết về lợi ích của thiên nhiên khi chúng được bảo vệ và tác hại khi chúng ta phá hoại đi tài sản ấy.

KB:-Khẳng định lại luận điểm :'' thiên nhiên chính là nơi đem lại cho chúng ta sức khỏe,sự hiểu biết và niềm vui vô tận vì thế, chúng ta cần phải gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên".

22 tháng 6 2020

à chết rồi quên mất , đề còn nói đến sự hiểu biết & sức khỏe nên mình xin được thêm chút dẫn chứng nữa nha ! =))

*sức khỏe :

-Ánh nắng từ mặt trời cung cấp  vitamin D cho xương phát triển, khỏe mạnh , nếu sống ko có ánh sáng thì con người ta sẽ bệnh tật , gầy yếu.

-Có rất nhiều các loại thảo dược giúp bồi bổ sức khỏe : nấm linh chi ,nhân sâm , thảo quả , đông trùng hạ thảo ,......

-..........

*Sự hiểu biết :

-Có rất nhiều loài động vật, thực vật , vi sinh vật trên thế giới mà ta chưa biết đến .Nhờ có thiên nhiên nên có chúng , chúng ta mới có sự hiểu biết , đôi khi là những phát hiện rất thú vị , bất ngờ.

-Nhờ thiên nhiên , mới có nông nghiệp lao động , qua lao động nông nghiệp , ông cha ta mới phát hiện ra những điều thú vị rồi đúc kết nó lại qua những câu tục ngữ : Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt, Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối, Ráng mỡ gà có nhà thì giữ,...................

=>Những điều hiểu biết lí thú đó cũng đem lại niềm vui vô tận cho chúng ta sau những giờ học căng thẳng .Hay như Bác Hồ , trong những ngày bị giam làm nô lệ tại Trung Quốc,  nhưng Bác vẫn đã sáng tác lên tập thơ nổi tiếng : ''Nhật Kí trong tù '' nhờ gần gũi với thiên nhiên.

Tham khảo:

1. 

1. Mở bài:

Dẫn dắt để giới thiệu được tình hình của lớp (có nhiều bạn lơ là học tập)Đưa ra chân lí: Nêu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

2. Thân bài:

Kể lại tình hình của lớp thời gian qua (tưởng tượng về chuyện có nhiều bạn lơ là học tập, say mê vào các trò chơi như: điện tử, cờ bạc, chat…)Chứng minh cho các bạn thấy: Nếu không chịu khó học tập từ khi còn trẻ, thì sẽ có nhiều cái hại:Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thứcKhông có kiến thức để làm việc sau nàyBị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chungẢnh hưởng đến gia đình và xã hội sau này

3. Kết bài: Khẳng định lại chân lí vừa nêu. Động viên các bạn tập trung việc học.

2. 

a. Mở bài: Giới thiệu về hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

b. Thân bài:

- Giải thích nội dung của hai câu tục ngữ: gửi gắm bài học về sự biết ơn, nhớ ơn, kính trọng dành cho các thế hệ đi trước, nguồn cội của mình và dân tộc

- Biểu hiện của sự biết ơn:

Thể hiện qua các tập tục truyền thống (thờ cúng tổ tiên, tổ chức các ngày giỗ, kị, tảo mộ…)Thể hiện qua các ngày lễ truyền thống để tưởng nhớ những người có công ơn với nhân dân, tổ quốc (ngày thầy thuốc, ngày nhà giáo, ngày của cha mẹ, ngày thương binh, liệt sĩ…)Thể hiện qua các tác phẩm thơ ca nhạc họa ca ngợi, thể hiện niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trướcThể hiện qua hoạt động cố gắng phấn đấu rèn luyện, xây dựng, phát triển đất nước, khẳng định vị thế của dân tộc trên trường thế giớiThể hiện qua hành động phê phán, lên án những kẻ phản bội đất nước, có suy nghĩ hạ thấp dân tộc… 

- Ý nghĩa của lòng biết ơn:

Là truyền thống đáng quý, tốt đẹp của dân tộcGắn kết con người lại với nhau, gắn kết các thế hệ lại gần nhau hơnTạo nên giá trị tinh thần tích cực, thúc đẩy mọi người lao động và cống hiến bởi mọi sự cống hiến đều sẽ được ghi nhận, trân trọng

- Liên hệ cá nhân:

Bản thân em đã có những suy nghĩ, hành động gì để thể hiện lòng biết ơn?Truyền thống biết ơn đó có thúc đẩy em phải cố gắng rèn luyện học tập tốt hơn không?

c. Kết bài: Cảm nhận chung của em về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây trong xã hội hiện đại ngày nay.

3. 

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề: bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

2. Thân bài

- Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ môi trường sống:

Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái.Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc đến Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.

- Bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người.

Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản…Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.

- Rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.Rừng đã cùng con người đánh giặc.

3. Kết bài

Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.

4 tháng 3 2016

 

DÀN BÀI THAM KHẢO
I/MB:
- Luận điểm: Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình: Nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
II/TB:
- Luận cứ:
1)Lí lẽ:
- Lí lẽ 1: Giải thích từ học tập là vừa tiếp thu kiến thứ dưới sự hướng dẫn của thầy cô vừa luyện tập…(liên hệ với từ “học hỏi”,”học hành”…)
- Lí lẽ 2: Kiến thức củan hân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước…
2) Dẫn chứng:
- Dẫn chứng 1: Dẫn chứng xưa: Trần Minh khố chuối (bạn hãy tìm những giai thọai, mẫu chuyện về Trần Minh, để thấy sự nghèo khó, cực khổ của ông nhưng ông vẫn thành công trong việc học và đã thành Trạng Nguyên)
- Dẫn chứng 2: Dẫn chứng ngày nay: Tấm gương Bác Hồ
- Dẫn chứng 3: Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừ không thể vượt qua được: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, học viết bằng chân…
- Dẫn chứng 4: Dẫn chứng thơ văn:
“Một rương vàng không bằng một nang chữ”
“Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.
III/KB:
- Luận điểm: Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn

Bài tham khảo 1
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường THCS, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hoá Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.
Bài tham khảo 2
Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp tôi có phần lơ là học tập. Tôi đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình rằng nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Có ai biết từ “học hành” mang nghĩa gì không? “Học hành” có nghĩa là tiếp thu kiến thức của người cô, người thầy, nhưng lí thuyết vẫn chưa đủ, chúng ta phải được thực hành để nâng cao tầm hiểu biết. Còn “học hỏi” là sao? Học hỏi là sự chuyên cần trong học tập không bất chấp khó khăn, song để kiến thức được bổ sung, ngoài việc học ở trường lớp, ta phải học tập những tấm gương hoặc đi đây đó tìm thêm kiến thức mình chưa biết trong thiên hạ vì kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước

Chắc các bạn cũng đã biết về Bác Hồ rồi phải không? Bác Hồ không những giỏi giang việc nước, yêu thương dân lành mà còn rất thông minh. Bác Hồ thông minh như vậy không phải là do Bác chi tiền để đi học, cũng không phải nhờ ai chỉ bảo trước, lại càng không phải là có tài năng bẩm sinh. Bác Hồ thông minh nhờ sợ chịu khó, kiên trì, nhẫn nại. Bác tự học lấy mà không cần ai giúp cả. Tiêu biểu trong thời kì mà Bác ra đi để tim đường cứu nước, trước mỗi lần dọn dẹp boong tàu, Bác luôn luôn ghi trên tay mình mười chữ cái tiếng Anh. Bác không biết thì Bác tra cứu tài liệu, học cho thuộc lòng, vượt chỉ tiêu đặt ra thì mới chịu thôi. Cứ như thế, ngày qua ngày, Bác trở nên thành đạt, thông thạo ngoại ngữ chẳng khác chi so với một người nước ngoài cả.

Chắc bạn chưa biết rằng học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được. Một ví dụ điển hình cho chúng ta một bài học rất hay chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thầy ấy bị liệt hai tay từ nhỏ, mọi người ai cũng nghĩ rằng: “Chắc tàn đời rồi còn đâu mà học nữa” nhưng thật sự không phải như thế. Dù thầy liệt hai tay nhưng thầy vẫn còn yêu việc học tha thiết. “Thua keo này, bày keo khác” – mọi người cũng hay nói thế. Thầy viết chữ bằng tay không được, quyết không nản chí, thầy liền học cách để viết được chữ bằng chân. Nét chữ đúng là có xấu, nhưng thầy vẫn không nản ý chí học tập của mình mà vẫn kiên trì khổ luyện. Nên kết quả đạt được của thầy chính là trở thành một người thầy được mọi người quý trọng, có nét chữ thật đẹp.

Ông bà ta cũng hay có câu: “Một rương vàng không bằng một nang chữ” để nói cho con cháu hiểu rằng tiền bạc không là gì nếu thiếu một cái đầu thông minh… Quả đúng là thế: “tiền bạc, công việc có thể kết thúc một ngày nào đó, nhưng sự học vấn thì không bao giờ” – Đó là câu nói của một danh nhân nổi tiếng có ý bảo ta rằng, tiền bạc ngày qua ngày cứ mất dần, nhưng kiến thức sẽ giúp ta có việc làm nên kiến thức vẫn quý hơn ngàn lần tiền bạc: “Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

Để các bạn không lơ là trong việc học, tôi sẽ chủ động khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là mà phải tập trung trong học tập hơn. Ta phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn được.
Bài tham khảo 3
Trải qua gần một trăm năm dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, hai mươi năm chống đế quốc Mĩ, nhân dân Việt Nam đã bỏ biết bao công sức, trí tuệ cho sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc, và hôm nay, trên con đường hội nhập với thế giới, Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp hoá, đang trên đà phát triển. Chúng ta có quyền tự hào bởi ta là người Việt Nam, được sinh ra trên mảnh đất anh hùng, luôn tồn tại những con người kiên cường, bất khuất, đầy trí tuệ, thông minh và sáng tạo. Thế nhưng có khi nào thế hệ tuổi trẻ Việt Nam chúng ta, những người thanh niên sắp là chủ nhân tương lai của đất nước trong thời đại mới nghĩ đến những tiến bộ, những mặt còn hạn chế của chính mình, để từ đó có những kết luận đúng đắn giúp đất nước ngày càng đi lên, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Qua thực tế, ta nhận thấy vẫn còn rất nhiều bạn còn mải chơi, bỏ học coi việc học là nghĩa vụ nặng nề mà bố mẹ giao cho, chẳng nghiêm túc và tự giác trong học tập,… Đó là những con người lười nhác, chỉ hưởng không công, những người còn đang ngủ quên trên chiến thắng của dân tộc,chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn. Đó là những biểu hiện thật hổ thẹn với quá khứ hào hùng của cha anh, một vấn đề mà hiện nay ta cần phải quan tâm và xem xét bởi vì “nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Trong những năm học phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức hết sức căn bản, nhưng nếu chúng ta không chăm chỉ học hành, lơ là, chểnh mảng thì sẽ không nắm vững được kiến thức một cách có hệ thống mà còn tốn thời gian, tiền bạc và kết quả thu được cũng chẳng đáng là bao, huống chi là cả một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội mà nhân loại đã tích lũy suốt mấy ngàn năm lịch sử và những kiến thức tân tiến, hiện đại của khoa học kĩ thuật bây giờ mà nếu chúng ta không học thì sẽ trở thành những con người lạc hậu và chậm tiến. Vì thế, việc làm trước tiên của thanh niên trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phải học tập, trang bị thật tốt cho mình vốn kiến thức, hiểu biết về thế giới, khoa học và con người… Học tập tốt không chỉ giúp ta góp phần xây dựng một đất nước vững mạnh, phát triển và phồn vinh mà còn là con đường tốt nhất giúp ta đi đến một tương lai tương sáng và tốt đẹp.
“Học tập là hạt giống của kiến thức
Kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.
Không chỉ dừng lại ở việc học, thanh niên, học sinh còn phải hoàn thiện bản thân, tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức. Có lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải, đó là nhân nghĩa, là truyền thống cao đẹp của người Việt Nam mà chúng ta cần duy trì và phát triển và thiết thực nhất đó là sự kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà…, quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn, luôn có thái độ kính trọng và biết ơn với những người đã có công với đất nước…Đặc biệt, thanh niên cần tích cực rèn luyện một lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội như cờ bạc, thuốc lá, ma tuý… và những thói hư tật xấu, lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các truyền thống văn hóa của xã hội bởi chúng có tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình, xã hội về tư tưởng đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống…

“Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.”
(Hồ Chí Minh)
Mỗi người chúng ta đều có những mặt mạnh, yếu khác nhau, không ai là hoàn mĩ cả, mặt khác, xã hội luôn không ngừng phát triển, vì vậy, thanh niên phải luôn tự hoàn thiện bản thân mình, biết vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, biết phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay, điều tốt của người khác. Có như thế thì bản thân, gia đình, cộng đồng sẽ ngày một phát triển tốt hơn, tiến bộ hơn.
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh,
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
(Tố Hữu)
Tóm lại, thanh niên chúng ta cần phải phấn đấu học tập, xác định mục tiêu học tập đúng đắn, coi việc học tập khoa học kĩ thuật là then chốt, trở thành những nhà khoa học trẻ tuổi tương lai, những thanh niên xung phong tronhg thời đại mới, có kích thích sáng tạo, tìm tòi cái mới, ứng dụng lí thuyết vào đời sống thực tế, học hỏi không ngừng, có tình yêu quê hương đất nước, nhận lãnh trách nhiệm là người chủ nhân tương lai của đất nước, là thành viên ưu tú của xã hội. Song song đó, chúng ta cần tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu, của tệ nạn xã hội, luôn có ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ phẩm cách trong sáng, bảo vệ gia đình, xã hội, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Những hành động trên là vô cùng thiết thực trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa này, những điều mà ai trong chúng ta cũng có thể làm được để đất nước ngày càng phát triển và có thể sánh đôi với các cường quốc khác, góp phần bảo vệ, xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp hơn.

11 tháng 6 2020

còn bài nào ngắn hơn không

Hãy rút ra bài học từ câu chuyện này Nhà nghèo, bố và mẹ đều mắc bệnh tật nhưng em Nguyễn Thị Mai Thuyên đã có một nghị lực đáng nể phục trong học tập và là tấm gương nghèo vượt khó để các học sinh khác noi gương. Em Thuyên hiện đang là học sinh lớp 7A trường THCS xã Quang Minh (Bắc Quang), con gái đầu của gia đình anh Nguyễn Ngọc Huyến và chị Nguyễn Thị Chiên, trú tại thôn Tân...
Đọc tiếp

Hãy rút ra bài học từ câu chuyện này

 Nhà nghèo, bố và mẹ đều mắc bệnh tật nhưng em Nguyễn Thị Mai Thuyên đã có một nghị lực đáng nể phục trong học tập và là tấm gương nghèo vượt khó để các học sinh khác noi gương. Em Thuyên hiện đang là học sinh lớp 7A trường THCS xã Quang Minh (Bắc Quang), con gái đầu của gia đình anh Nguyễn Ngọc Huyến và chị Nguyễn Thị Chiên, trú tại thôn Tân Lâm, xã Quang Minh.

Sinh ra trong gia đình khó khăn (hộ nghèo từ năm 2009 đến nay), nhà có 2 chị em, cả bố và mẹ đều bị bệnh, nguồn thu nhập chính đều phụ thuộc vào sào ruộng của gia đình... Tự nhận thức được những khó khăn của gia đình, ngoài những giờ học trên lớp em giúp đỡ gia đình làm việc nhà, những công việc phù hợp với sức em, dẫu gia đình khó khăn nhưng thay vì mặc cảm về bản thân, em càng lấy đó làm động lực để phấn đấu vươn lên, kết quả nhiều năm liền em đều đạt học sinh khá và giỏi. Là một trong những tấm gương vượt khó tiêu biểu để nhiều bạn học sinh trong trường noi theo.

Tâm sự về những cố gắng, Thuyên bộc bạch: “Ngoài thời gian học trên lớp, em về nhà cũng chỉ học thêm và xem bài mới trước thôi, thời gian còn lại phụ giúp bố mẹ làm những công việc nhà; mỗi khi em được nghỉ, cứ việc gì em làm được em đều giúp bố mẹ. Với em, chỉ cố gắng học thật tốt thì mới không phụ lòng bố mẹ và thầy cô, ước mơ của em là sau này trở thành cô giáo để dạy chữ cho các bạn có hoàn cảnh giống em”. Với sự cố gắng vươn lên trong học tập, em luôn đạt thành tích cao: Từ lớp 1 đến lớp 3 em đạt học sinh giỏi và từ lớp 4 đến lớp 6 em đều đạt học sinh tiên tiến, đó cũng là thành quả, chứng minh nghị lực vượt khó trong học tập của em trong suốt những năm qua... Chị Nguyễn Thị Sang - một hàng xóm của Thuyên chia sẻ: “Cháu Thuyên rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, tuy gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ bệnh tật nhưng không vì thế mà cháu bỏ bê việc học hành, trên lớp cháu học giỏi là trò ngoan của thầy cô, về nhà cháu cũng là một đứa con hiếu thảo của gia đình và mọi người xung quanh”. Không chỉ học giỏi cho bản thân mà Thuyên rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn trong lớp, những bài nào các bạn không hiểu rõ em đều giải thích cặn kẽ từng chi tiết cho các bạn hiểu rõ và nắm vững, em cũng được các bạn trong lớp rất quý mến. Nguyễn Thị Kim Thu - một bạn học cùng lớp nhận xét: “Bạn Thuyên trong lớp là người rất hoà đồng, học giỏi, bạn còn hay giúp đỡ em và các bạn trong học tập. Những bài nào em không hiểu em đều hỏi bạn và được bạn ấy giải thích rất nhiệt tình, em rất vui khi có được một người bạn học cùng lớp như bạn ấy”. 

Những thành tích tiêu biểu và nghị lực phi thường vượt khó, học giỏi, em Nguyễn Thị Mai Thuyên xứng đáng là tấm gương để nhiều bạn cùng trang lứa noi theo. Với những nỗ lực cố gắng, hy vọng một ngày không xa những ước mơ hoài bão của em sẽ sớm trở thành hiện thực. 

Thanks nhé

 

2
19 tháng 12 2021

ko hỉu?!~

đọc song đau hết cả mắt mà vẫn ko hỉu?

Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ cho riêng mình, ai cũng muốn lớn lên sẽ làm được những việc có ích cho bản thân và xã hội. Để đạt được ước mơ, chúng ta phải học tập, rèn luyện mọi kỹ năng để có những thành công.

Tuy nhiên, hiện nay một số bạn lại lơ là việc học tập, chỉ biết ước mơ mà không chịu cố gắng để đạt được ước mơ. Các bạn hiện còn rất trẻ, nếu không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Thật vậy, cuộc sống ngày càng tiên tiến và hiện đại nên luôn cần những người tài, có tri thức. Dù bạn làm bất kỳ công việc gì, từ một bác sỹ, kỹ sư, thầy cô giáo hay cả những người thợ, công nhân và nông dân, muốn làm được đều phải có tri thức. Bạn đừng nghĩ một người nông dân chỉ biết cày cấy, cuốc đất làm ruộng hay một người công nhân chỉ biết khuân vác, làm những việc dựa vào sức lực là có thể tồn tại được. Nếu không có tri thức, bạn sẽ bị lệ thuộc vào kẻ khác, bị cuộc sống xô đẩy mà sẽ không tìm được những gì mình mong muốn. Do đó mà lúc nào bạn cũng thấy mình bị đối xử bất công và sống trong khổ sở.

Lịch sử cho thấy, hầu hết những người có tri thức luôn được tôn trọng và đề cao. Họ là những người làm được nhiều việc lớn cho xã hội. Ngay từ xưa, các vị anh hùng lãnh đạo chống ngoại xâm cho dân tộc như: Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ...tất cả đều là những người chịu khó học tập từ nhỏ, lớn lên có tri thức, có tài mới làm được những việc lớn, lập các chiến công vĩ đại nên để lại tiếng thơm muôn đời cho con cháu...Hay ngày nay, chỉ những học sinh siêng năng học giỏi sau này mới có thể có những phát minh cho nhân loại, làm việc lớn cho đời. Nếu đọc tiểu sử của những người như vậy bạn sẽ thấy tất cả họ đều là những người cần cù học tập chịu khó ngay từ lúc còn trẻ.

Nước ta ngày xưa sống trong xã hội phong kiến, nhà nước không quan tâm đầu tư giáo dục, không quan tâm nâng cao dân trí nên hầu hết người dân không có tri thức. Đất nước do vậy mà nghèo nàn, lạc hậu. Những người dân nghèo khổ lại phải chịu sự tác động, chi phối của cuộc sống và bị xã hội vùi dập nhưng chỉ biết than thân, trách phận mà không biết làm thế nào để thoát khỏi số phận long đong ấy. Đặc biệt, đối với người phụ nữ, họ không được học hành nên việc họ bị áp bức, trà đạp là chuyện tất yếu. Chỉ những người phụ nữ có hiểu biết, có tri thức thì mới ý thức được thân phận, cuộc đời mình. Họ tìm được cho mình con đường đi đúng. Ngày xưa, Hai bà Trưng đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa thắng lợi, Hồ Xuân Hương dù bị xã hội đùn đẩy nhưng bà vẫn ý thức dược thân phận của mình. Họ làm được điều đó cũng chỉ là do họ có tri thức. Vậy nên muốn có cuộc sống như ý muốn, không gì khác ngoài bạn phải có tri thức. Mà muốn có tri thức lạ phải học ngay lúc sớm nhất có thể.

Có thể tuổi trẻ bạn ham chơi, bởi theo bạn có nhiều thứ lôi cuốn hấp dẫn hơn việc học nhiều. Bạn cho rằng những trò chơi điện tử trên máy tính, những cuộc đi chơi với bạn bè...là những việc lí thú hơn cả vì chúng mang lại cho bạn nhiều niềm vui thích, hứng khởi hơn là ngồi vào bàn học với đống sách vở nhàm chán. Thế nhưng bạn ơi! Hãy nghĩ lại! đừng chỉ nhìn thấy những lợi ích, thú vui trước mắt mà quên đi những ước mơ, hoài bão sau này đang chờ bạn thực hiện. Nếu bạn không học, bạn sẽ nhanh chóng tạo ra cho mình một lỗ hổng lớn về kiến thức mà khó bù đắp lại được. Bạn sẽ nhanh chóng chán nản việc học. Điều đó là cực kỳ nguy hiểm cho tương lai của bạn. Có thể tuổi trẻ còn dài nhưng thời gian trôi đi không trở lại, bạn sẽ không làm được việc của ngày hôm nay nếu ngày hôm nay trôi qua. Đời người chẳng bao lâu, nếu không học thì sau này bạn sẽ không còn cơ hội học tập nữa. Đừng để sau này hối hận và cất lên những trường khúc: "Giá như ngày trước mình...". Tất cả không trở lại bạn ạ.

Vậy nên, chúng ta phải học, học để biến những ước mơ của mình thành sự thật. Phải chịu khó và hi sinh những thú vui không có lợi cho việc học. Bởi chỉ có học thì mai này lớn lên mới đủ khả năng làm được những việc có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội và tương lai sẽ rộng mở với chúng ta. Bây giờ vẫn chưa là muộn, tất cả đều có thể, hãy chăm chỉ học tập và chúng ta sẽ làm được điều mình muốn!