K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2021

Tham Khảo!!!!

Cuộc sống quanh ta thực sự có bao điều lí thú tuyệt vời đáng để ta phải khám phá và tìm tòi. Hôm nay, tôi đã được tận mắt được chứng kiến một trong những điều kì thú ấy. Tan trường, tôi đạp xe thật nhanh về nhà để kể lại câu chuyện ấy cho bố mẹ nghe. Tôi thầm nghĩ có lẽ bố mẹ sẽ cảm thấy rất thú vị lắm khi nghe câu chuyện của tôi.

 

Vừa đến cổng, tôi vội vã chạy ngay vào trong nhà, thấy bố mẹ đều đang ngồi ở phòng khách tôi bắt đầu ngay câu chuyện của mình. Tôi say sưa kể:

“Hôm nay ở trường con, khi cả lớp học tiết thể dục ngoài sân trường, trời đang nắng rất to bỗng dưng trời tối sầm lại như ban đêm. Con và các bạn trong lớp đều rất bất ngờ, có bạn còn cảm thấy sợ hãi. Con nghĩ có lẽ trời sắp mưa nên trời tối như thế. Nhưng con phát hiện là không phải bởi lẽ thời tiết vẫn rất oi bức không thấy những đám mây đen xuất hiện cũng chẳng có giông gió ùn ùn kéo đến. Chưa bao giờ con được chứng kiến hiện tượng kì lạ như thế!”.

Tôi không nói với bố mẹ nhưng thực sự lúc ấy trong đầu tôi đã nghĩ về bộ phim Tây Du Kí mà mình đã từng được xem thuở bé, bầu trời đang sáng bỗng đen đặc lại khi những tên yêu quái xuất hiện để bắt Đường Tăng về hang động của mình. Ý nghĩ ấy xuất hiện trong thoáng chốc rồi nhanh chóng vụt biến, tôi tự cười mình bởi suy nghĩ hoang đường ấy. Đây thực sự là một hiện tượng lạ mà tôi và các bạn chưa từng được biết đến. Thấy bố mẹ có vẻ rất chăm chú lắng nghe nên tôi càng hào hứng tiếp tục câu chuyện:

“Kì lạ thay, chỉ khoảng mười năm phút sau trời dần sáng trở lại, một khối tròn màu đen đặc từ từ chuyển động, cùng lúc ấy mặt trời cũng dần xuất hiện như được tái sinh một lần nữa. Con và các bạn đều hò reo vui vẻ sung sướng khi thấy trời lại sáng”.

 

Nghe xong câu chuyện của tôi, bố mẹ tôi đều cười rất tươi. Tôi thầm nghĩ, bố mẹ có lẽ đang vui vì được nghe về câu chuyện lí thú của thiên nhiên. Khi trong lòng còn đang tự hào vì bản thân được chứng kiến hiện tượng lạ thì bố tôi lên tiếng:

“Con ạ, câu chuyện mà con vừa kể được gọi là hiện tượng nhật thực đó. Nó xảy ra khi mặt trăng đi qua trái đất và mặt trời. Khối đen tròn che lấp mặt trời chính là là mặt trăng con ạ”.

Tôi trầm trồ khi nghe bố giải thích, thì ra đây là hiện tượng tự nhiên mà bố mẹ tôi đều đã biết. Thế nhưng tôi thực sự cảm thấy tò mò và thú vị về hiện tượng này. Tôi hỏi thêm bố rất nhiều câu chuyện liên quan đến nhật thực, bố vui vẻ giải đáp cặn kẽ từng thắc mắc của tôi, tôi cảm nhận được dường như bố cũng là một người có một niềm say mê, hứng thú không nhỏ với thiên văn học.

Được tận mắt chứng kiến hiện tượng lí thú của thiên nhiên, tôi bắt đầu nuôi dưỡng trong mình ước mơ được khám phá và tìm hiểu về những điều kì thú ấy. Tôi quả quyết cùng bố mẹ rằng sau này mình sẽ trở thành một nhà thiên văn học. Bố mẹ tôi hạnh phúc ôm tôi vào lòng, cả hai đều rất tôn trọng và ủng hộ ước mơ sở thích của tôi. Sau này, khi lớn lên cuộc sống bộn bề có thể sẽ khiến tôi phải đưa ra nhiều chọn lựa nhưng tôi tin chắc rằng niềm đam mê với những hiện tượng kì lạ của thiên nhiên sẽ không bao giờ đổi thay trong tôi. Đặc biệt, câu chuyện lí thú về hiện tượng nhật thực mà tôi được chứng kiến hôm nay sẽ là một phần kí ức không phai nhòa bởi nó gắn với ước mơ lớn đầu tiên trong cuộc đời tôi.

 

Tôi và bố mẹ kết thúc câu chuyện đầy vui vẻ, cả nhà bắt đầu bữa cơm trưa trong sự ấm cúng, hạnh phúc. Trong bữa ăn, tôi vẫn cứ vấn vương nghĩ đến hiện tượng thiên nhiên sáng nay mình được chứng kiến. Tôi tự hỏi tại sao tự nhiên của chúng ta lại ẩn chứa nhiều bí ẩn đặc biệt đến thế. Liệu đến khi nào con người mới khám phá được hết những điều kì diệu của thiên nhiên.

18 tháng 9 2021

hơi dài nha bn ran ew:>

8 tháng 11 2016

mong moi nguoi giup a

thu nam phai nop roi

9 tháng 11 2016

oe lytutrong thachhaht

7 tháng 11 2016

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng sẽ có riêng cho mình những khoảnh khắc khó quên của quãng đời học sinh.Và đối với tôi cũng vậy,những ngày tháng chia tay với mái trường cũ để bước vào môi trường mới,một cánh cửa mới của đời tôi thật sự là giây phút khó quên.
Chia tay với chiếc khăn quàng đỏ,với mái trường cấp hai,ngưỡng cửa cấp ba đã dần đến.Một cảm giác bồi hồi,là lạ lại tràn về trong tôi.Tôi ngỡ như mình được trở về với những ngày đầu bước vào lớp Một,nhỡ như những ngày đầu chập chững bước qua cánh cổng THCS.Cảm giác ấy vẫn khó tả như ngày nào.Cánh cửa THPT đã mở ra sau ba tháng hè oi ả.Nơi đây giờ đối với tôi xa lạ hoàn toàn.Trường mới,bạn mới,thầy cô mới,cách học mới và cả một môi trường mới.Tôi sẽ phải thích nghi dần,làm quen dần với môi trường mới vì ba năm cuối ở đâysẽ quyết định cuộc đời tôi.Tôi bất chợt nghĩ rằng đây sẽ là khoảng thời gian thật sự gian nan,thử thách vì đây là nơi tôi cho là xa lạ.Nhưng không,ý nghĩ ấy dần bị dập tắt khi tôi đến trường nhận lớp,biết thầy cô,bạn bè,lớp học mới.Lúc ấy,tôi mới biết tất cả đều thân thiện như những ngày tôi còn học ở các lớp dưới.Mọi thứ quả thật đều rất mới,từ quang cảnh,ngôi trường và đến cả những con người.Thế nhưng tất cả như đều lưu lại cho tôi những kí ức về buổi đầu chập chững ấy.Tháng Tám-tháng giao mùa từ cuối hạ sang thu-tháng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt vài nhánh nở muộn.Và cũng là tháng mà chúng tôi đến trường với những bài học đầu tiên.Giờ đây tôi đã là học sinh cấp ba,được khoác trên mình bộ đồng phục áo trắng viền xanh kết hợp váy xanh xếp li có vẻ trông tôi nữ tính hơn so với hồi cấp 2 mặc quần tây áo trắng.Được mặc bộ đồng phục mới mà trước đây tôi chưa từng mặc,ngồi gần người bạn tôi chưa từng quen,được học những thầy cô mà giờ đây tôi mới biết.Những cảm xúc lại trào dâng khó tả xẽn lẫn cả niềm vui nhưng hòa vào đó lại thoáng chút nỗi buồn.Niềm vui vì tôi đã như được trưởng thành hơn và được biết thêm nhiều điều mới mẻ tử những bài dạy,bài học mới.Nhưng tôi buồn vì đâu đó tôi thao1ng thấy những người thầy cũ,những người bạn cũ và cả những lời khuyên chân thành của thầy cô vào ngày tôi tốt nghiệp cấp 2.Nhưng thời gian có bao giờ dừng lại,nó sẽ lặng lẽ trôi mãi,trôi mãi không bao giờ dừng.Và tôi sẽ phải cố gắng để nắm giữ tưng giây,từng phút ấy.
Mái trường THPT là nơi tôi chỉ"dừng chân"ở ba năm học.Ba năm quãng thời gian không phảo là dài nhưng tôi nghĩ thời gian ấy đã đủ để tôi lưu giử những kỉ niệm đẹp về ngôi trường mới này.Và có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được ngày này-ngày đầu tiên tôi bước vào ngưỡng cửa THPT.
hay:
Lần đầu tiên bước qua cánh cổng trường, tôi thấy lòng mình bồi hồi, một cảm giác kì lạ!. Một thứ cảm xúc khó có thể đặt tên, đó là sự ngỡ ngàng, lạ mà quen xen lẫn chút tự hào, hãnh diện. Không còn là cái cảm giác sợ hãi, nhút nhát oà khóc vào lòng mẹ như ngày đầu tiên vào lớp 1. Cũng không còn là cảm giác rụt rè với những mơ ước trong sáng rất đỗi ngây thơ khi ngày đầu tiên bước vào cấp II. Đã bao lần trải qua cái cảm giác của “ngày đầu tiên đi học” nhưng lần này lại khác, một cảm giác lạ, một cảm xúc mới. Tôi đã trưởng thành hơn trong suy nghĩ, dường như cảm xúc đang nói với suy nghĩ của tôi: “Ta đã lớn rồi - 15 tuổi. Bước chân đã chững chạc hơn, để bước vào một môi trường học tập mới, nhiều khó khăn thử thách đang đón chờ”.
Ngôi trường uy nghiêm trong cái nhìn của tôi, nhưng thật thân thiện như ngôi nhà thứ hai khi tôi cảm nhận bằng trái tim. Tôi dường như bị hòa lẫn vào trong sự náo nức, đông vui của không khí ngày đầu tiên đến trường. Mọi người ai cũng ăn mặc đẹp và nghiêm chỉnh, các bạn học sinh mang trên mình chiếc áo trắng tinh khôi với nét mặt rạng rỡ. Thầy cô ân cần, tận tình chỉ bảo học sinh mới về trường, về lớp. Một cảm giác thật ấm áp len lỏi vào trong dòng cảm xúc của tôi. Tất cả đều mới mẻ nhưng thật thân thương,...Ý nghĩ về trường, về thầy cô có chút khang khác, có chút ngỡ ngàng, lạ lẫm. Bạn bè lần đầu tiên gặp mặt, trao nhau sự bối rối ngượng ngùng, thầy cô trao cho học sinh sự ấm áp thân thiện. Và rồi tất cả mọi người sẽ thân thiết với nhau, sẽ là một gia đình. Tôi tin là như vậy. Chính từ ngôi nhà này, là sự khởi đầu của những khó khăn, thử thách mà tôi sẽ phải vượt qua để có được thành công mà tôi luôn mong đợi. Phải rồi, tôi sẽ hiên ngang bước qua mọi khó khăn, tự tin thách thức với mọi thử thách, cố gắng phấn đấu học tập thật tốt.
Ô kìa! Bất chợt có tia nắng chiếu vào khuôn mặt tôi rạng rỡ, tràn ngập trong tim và hòa vào không khí ngày đầu tiên đến trường. Tối về nhà, tôi vẫn còn miên man với dòng cảm xúc của ngày đặc biệt này, đọc xong nhật kí đầu tiên vừa viết, tôi lẩm bẩm giai điệu quen thuộc trong bài “Ngày đầu tiên đến trường” của ca sĩ Mỹ Tâm: “Lòng bỡ ngỡ khi tôi bước vô trường và quanh tôi như trong giấc mơ khoe hương thắm tươi. Mặc áo mới như trăm hoa đua nở. Nào ai ơi ai ơi có biết chăng?...”. Tôi ước sẽ khóa chặt được giây phút thiêng liêng của “Ngày đầu tiên” này lại, bằng chiếc khóa yêu thương, để rồi sẽ mãi là ngày đầu tiên đáng nhớ trong cuộc đời tôi.

 

7 tháng 11 2016

Bn ơi, Thạch Bùi Việt Hà hỏi làm bài cảm nghĩ về trường THCS Phan Huy Chú kia!!!!

24 tháng 1 2022

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi bàn về vai trò của văn chương với cuộc sống con người đã đưa ra nhận định sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có". Đây là một phát hiện không mới nhưng sâu sắc, ẩn chứa trong đó những thông điệp thú vị về tâm tư tình cảm - thế giới muôn màu sắc và đầy nhân văn của con người mà văn chương góp phần đem lại.

Trong nhận định của Hoài Thanh, khái niệm văn chương dùng để chỉ một ngành nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Văn chương không giống văn học vì văn học là ngành khoa học nghiên cứu về văn chương. Đối tượng của văn học là các hiện tượng văn chương nghệ thuật. Văn học được coi như một ngành khoa học trong khi văn chương là nghệ thuật ngôn từ.

Văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc trong ta. Những cảm xúc ấy với ai đó có sẵn, nhưng với một số người thì phải qua văn chương. Văn chương là cuộc sống được nhìn qua lăng kính nghệ thuật. Cuộc sống muôn hình, muôn vẻ với bao nhiêu sắc màu. Chúng ta, những người bình thường khó lòng cảm nhận được mọi diễn tiến của lòng người cũng như cuộc sống nếu như ta không được tiếp cận với những tác phẩm văn chương bởi "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", làm giàu tâm hồn ta bằng những tình cảm cao đẹp, phù hợp truyền thống đạo lý dân tộc, những nét ứng xử tinh tế nhân văn, những bài học sâu sắc về cuộc đời...

Như vậy, những thông điệp mà nhà văn, nhà thơ truyền tải trong tác phẩm đều đến với chúng ta. Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Colleen McCullough - một tiểu thuyết đến từ Úc, đất nước xa xôi với rất nhiều sự khác lạ về văn hóa, nếp nghĩ, phong tục so với chúng ta. Tuy thế, chúng ta vẫn xúc động trước cuộc tình đẹp đầy bi kịch của cô gái có tên Meggie với cha đạo Palph. Với nhiều người có lẽ đến tác phẩm này mới nhận ra một chân lí: Con người khát khao được sống với tình yêu của mình dù họ phải trả giá bằng cả cuộc đời khổ đau. Chân lí ấy khó có một lí thuyết hay một khóa học nào đưa lại thuyết phục như qua một tác phẩm văn chương bất hủ.

Không phải tác phẩm văn chương nào cũng đem lại những giá trị tốt đẹp cho con người. Rất nhiều tác giả văn chương đi chệch khỏi truyền thống đạo lí nhân văn, khiến tác phẩm của họ đem lại thú vui giải trí không lành mạnh. Trước tiên văn chương cần có lời hay ý đẹp và sau đó nó phải là sản phẩm của những trái tim biết yêu thương. Lúc đó, người tiếp nhận văn chương sẽ có những tình cảm đẹp mà văn chương đưa lại.

Qua thực tế cuộc sống và việc tiếp nhận văn chương cho thấy nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn. Văn chương sẽ giúp con người ta sống tốt, tạo nên cho ta những tình cảm đẹp đẽ khiến chúng ta yêu hơn chính mình và con người xung quanh.

14 tháng 9 2021

Bạn tham khảo:
   Thế giới cảm xúc của con người là tổng hòa của những hỉ nộ ái ố, và ba thứ tình cảm chính là tình thân, tình bạn, và tình yêu. Trong số đó tình bạn, tình yêu có thể tan rồi lại hợp, hợp rồi rồi lại tan, ta có thể đau khổ một ngày, một tháng, một năm vì sự ra đi của một người bạn không xứng đáng, một người yêu bội bạc, nhưng ta sẽ đau khổ và hối hận cả đời khi lỡ mất đi người thân yêu duy nhất, mất đi thứ tình cảm trân quý nhất - tình thân. Ba văn bản Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, và Cuộc chia tay của những con búp bê là những tác phẩm sâu sắc và thấm thía về tình thân, tình cảm gia đình, ở mỗi một câu chuyện, một bối cảnh chúng ta lại nhìn nhận được một khía cạnh của tình thân, từ đó rút ra được những bài học lớn hạnh phúc gia đình.
   Tác phẩm Cổng trường mở ra tựa như những trang nhật ký của một bà mẹ có đứa con ngày mai bước vào lớp một. Tình yêu thương của mẹ đong đầy trong mỗi câu văn, đó là thứ tình cảm dịu dàng, là sự chăm sóc tỉ mẩn từng tí cho đứa con trai yêu dấu. Con bước vào lớp một nhưng người lo lắng hơn cả lại là mẹ, vậy là ngày mai con đã chính thức là học sinh, con dần rời rời xa đôi vòng tay của mẹ để bước vào một môi trường mới, ở đó con sẽ phải tự lập nhiều hơn. Điều những tưởng là bình thường âý nhưng lại khiến mẹ lo lắng, không thể tập trung và mất ngủ, tại sao lại như vậy? Bởi lẽ mẹ quá yêu thương con, mẹ luôn suy nghĩ chu toàn tất cả mọi thứ, mẹ dự đoán cả những gì con sẽ trải qua khi bước vào lớp Một. Hơn ai hết, càng yêu thương con thì mẹ lại càng hiểu rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với sự phát triển của con trẻ, bởi mẹ cũng từng có một tuổi thơ như vậy, mẹ luôn hy vọng rằng tại ngôi trường thân thương ấy con sẽ góp nhặt cho mình những kỷ niệm quý giá nhất trong cuộc đời. Mẹ luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào đứa con của mình "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Có lẽ trên cuộc đời này chẳng còn ai có thể yêu thương con bằng thứ tình cảm dịu dàng và chu đáo hơn mẹ nữa, tình cảm ấy dẫu có là nước biển Đông, hay suối nguồn trong ca dao thì cũng chẳng đủ để đong đếm hết được.
   Cuộc chia tay của những con búp bê lại là câu chuyện thấm đẫm nước mắt về tình cảm anh em của hai đứa trẻ tưởng chừng không hiểu ly hôn, hay tan vỡ là gì. Đôi lần tôi tự hỏi rằng cha mẹ của Thành và Thủy có yêu thương và suy nghĩ cho hai anh em không mà nỡ lòng nào để hai đứa trẻ phải đau khổ đến vậy. Câu trả lời là có, thế nhưng có lẽ cái ích kỷ cá nhân, cùng với cách yêu thương mà người lớn cho là đúng, là tốt đã vô tình làm tổn thương con trẻ. Thành và Thủy là hai đứa trẻ ngoan ngoãn, yêu thương và gắn bó với nhau vô cùng, trong cuộc chia tay của cha mẹ chúng không hề có lỗi, thế nhưng "tai họa" và bi kịch lại đổ trực tiếp lên đầu những đứa trẻ ấy. Cuộc chia tay của cha mẹ kéo theo hàng loạt những cuộc chia tay khác, những con búp bê chia tay nhau, Thủy chia tay trường lớp bạn bè, phải từ giã sự nghiệp học hành, về quê kiếm sống, chia tay bố và đau đớn nhất là phải chia tay cả anh trai. Đối với những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, cú sốc tinh ấy là quá lớn, sẽ để lại trong tâm hồn chúng những vết sẹo không bao giờ lành. Đọc câu chuyện ta thấy thật thấm thía về tình cảm anh em, chân thành và sâu sắc của Thành và Thủy, bi kịch cha mẹ ly hôn chính là bước đệm đẩy tình cảm ấy lên cao nhất. Đồng thời qua đó, câu chuyện còn để lại trong lòng người đọc bài học sâu sắc về tình cảm gia đình, về việc xử lý những vấn đề phát sinh trong hôn nhân, cho dù có chuyện gì xảy ra, xin hãy đặt cảm xúc của con trẻ lên trên để suy nghĩ. Các bậc cha mẹ đừng để sự ích kỷ của mình làm tổn thương con cái, bởi hơn ai hết trẻ em là đối tượng nhạy cảm và mong manh nhất, chúng cần được bảo vệ, được giáo dục chứ không phải là chịu đựng đau khổ, bất hạnh.
   Tác phẩm Mẹ tôi lại là những lời tâm huyết mà người cha mẫu mực dành cho cậu con trai của mình, khi cậu hỗn láo với mẹ. Qua lời của người cha, hình ảnh người mẹ yêu thương con vô bờ bến, sẵn sàng hy sinh hết tất cả hiện lên thật cảm động, chắc ngoài mẹ ra chẳng có ai yêu con như thế nữa. Sự hỗn láo, vô ơn của con với mẹ đã khiến cha đau đớn, bởi hơn ai hết cha thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với nỗi vất vả của mẹ từ lúc con sinh ra cho đến khi con lớn khôn. Bố En-ri-cô là một người đàn ông tuyệt vời, ông yêu vợ, cũng yêu con tha thiết, và vô cùng trân trọng gia đình, ông nhận thấy mình phải có trách nhiệm dạy dỗ En-ri-cô để vợ không phải phiền lòng, đồng thời cậu con trai bé bỏng lớn lên sẽ không phải hối hận vì những gì mà bản thân đã gây ra trong quá khứ, sẽ không phải đau khổ cả đời. Đó chính là tình yêu của người bố, thầm lặng, mạnh mẽ và nghiêm khắc, bố En-ri-cô dạy con một cách rất nhân văn, ông không dùng đòn roi, thay vào đó ông lựa chọn viết thư, lời lẽ trong thư vẫn đủ nghiêm khắc, và cũng rất cảm động, in sâu vào trong lòng đứa trẻ, khiến En-ri-cô nhận ra sai lầm và sửa đổi. Bức thư đã đem lại cho người đọc những bài học sâu sắc, bài học về tình mẫu tử thiêng liêng, tình cha thầm lặng, về cách dạy con tuyệt vời và nhân văn, quan trọng nhất là giáo dục cho mỗi một con người về lòng biết ơn với đấng sinh thành. Hơn tất cả tình cha mẹ vẫn là cao cả và thiêng liêng nhất trên thế gian, phận làm con cái chớ vì một chút giận hờn mà làm cha mẹ phải buồn lòng.
   Cả ba tác phẩm đều là những câu chuyện, những văn bản sâu sắc nói về tình cảm gia đình ở những khía cạnh và vai trò khác nhau, có tình cảm ấm áp, dịu dàng của mẹ, có sự nghiêm khắc, nhưng bên trong là tình yêu con tha thiết vô cùng của bố, cũng có cả những bi kịch, đan xen là tình cảm anh em ruột thịt đầy cảm động. Gia đình là mái nhà chung, là phần tử cấu tạo nên xã hội, tình thân chính là mối liên kết bền chặt nhất để tạo dựng nên một gia đình hạnh phúc, người trong một nhà cần phải biết yêu thương, sẻ chia lẫn nhau, đừng ai vì lòng ích kỷ cá nhân mà làm người thân của mình phải chịu đau đớn, tổn thương.

2 tháng 11 2018

Hai bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; ba chữ "ta với ta" đều nằm cuối bài thơ, trong phần kết:
 
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta
 
Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi dây ta với ta
 
“Qua Đèo Ngang” tả cảnh con đèo lúc chiều tà và nói lên nỗi buồn của khách li hương; Bạn đến chơi nhà thể hiện một tình bạn tri kỉ, chân thành, quý mến. Do đó, về mặt ngôn ngữ tuy giống nhau, nhưng ý nghĩa và sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau. 
 
Trời tối dần, người lữ khách đứng trên đỉnh Đèo Ngang vô cùng xúc động “dừng chân đứng lại”, bồn chồn trông xa, trông gần chỉ thấy “trời non nước” vũ trụ bao la mênh mông. Nỗi buồn thương nhớ gia đình quê hương tường như tan nát cả tấm lòng (một mảnh tình riêng) càng cảm thấy lẻ loi cô đơn. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách li hương khi một mình đứng trên đỉnh Đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.
 
Ba chữ “ta với ta” trong bài thơ Nguyễn Khuyến lại có một ý vị riêng. Đã lâu, bạn già tâm giao mới đến chơi nhà. Vợ con đều đi vắng cả, chợ lại xa. Không có cơm gà cá gỏi để đãi bạn. Không có cải, cà, bầu, bí để tiếp khách.
 
 Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Mà chỉ có “ta với ta”. “Ta” là bác, “ta” là tôi, “ta” là cả bác với tôi, chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ, chân tình, kính mến và quý trọng. Ba chữ “ta với ta” biểu hiện một tình bạn đẹp của các nhà nho ngày xưa.
 
Qua đó, ta càng thấy rõ phải đặt ngôn ngữ thi ca vào văn cảnh, ngữ cảnh để cảm thụ. Và ta càng thấy rõ cá tính sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ chân tài.

5 tháng 4 2019

Đáp án: A