Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em không yêu thích môn văn như nhiều bạn trong lớp, và em thường say mê với các môn tự nhiên hơn. Các tiết học về môn văn không làm em thích thú, thậm chí còn làm em thấy chán nản. Khi chúng em được học văn bản "Lòng yêu nước" của I.Ê-ren – bia và tình yêu đối với môn văn trong em bắt đầu từ hôm đó.
Tiếng trống vào lớp đã vang lên, các bạn đã vào hết lớp học của mình và ổn định chỗ ngồi. Nhiều bạn đã nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ nước tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa?". Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!". Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảu và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập.Tiếp đến, cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi cin người Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài: Lòng yêu nước". Em thấy vô cùng xúc động trước lời giới thiệu của cô. Cả lớp ai cũng chăm chú nghe và ghi lại lời cô giảng. Trên bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện lên. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn chúng em cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô hỏi có ai xung phong đọc mẫu cho cả lớp không? Rất nhiều cánh tay giơ lên, em rất muốn đọc bài nhưng em biết giọng mình không hay. Hơn nữa trước đến giờ em là người không hào hứng với môn văn, nhưng hôm nay em thấy háo hức vô cùng. Cánh tay của em run rẩy dơ lên. Cô nhìn thấy điều đó, nhưng vẫn gọi em lên đọc. Những từ đầu tiên vang lên trôi chảy và em đọc sôi nổi, liền mạch như quên hết mọi thứ xung quanh… Những dòng văn làm em xúc động vô cùng: "Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng… người xứ U-crai-na nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh… Người xứ Gru-di-a ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giảm dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt… người ở thành Lê-nin-grát nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử". Bài đọc đã hết, con tim em như nhảy nhót trong lồng ngực vừa vì xúc động, vừa hồi hộp không biết mình đọc bài ra sao. Cô giáo cùng cả lớp vỗ tay! Cô bảo rằng chưa khi nào em đọc bài mà nay lại đọc diễn cảm đến vậy, cô rất khen ngợi em. Em xúc động lắm và coi đó là động lực để em yêu thích học môn văn hơn.
Sau phần đọc của em là phần phân tích tác phẩm. Không biết có phải nhờ lời khen ngợi của cô mà em có cách nhìn khác, hay lớp học hôm nay khác mà em thấy lớp học rất sôi nổi. Khi cô đặt câu hỏi, những cánh tay nhỏ xinh xắn giơ lên đều tăm tắp. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi trả lời. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và quên đi cái không gian, âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều đứng nghe cô giảng bài: "Lòng yêu nước được bắt nguồn từ những vật tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Em còn được cô gọi lên phát biểu một vài lần nữa, cô khen em có tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai cũng chứa đựng một niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa và sôi nổi. Khi tiếng trống cất lên cũng là lúc bài giảng đã hết.
Giờ học đã kết thúc nhưng từng lời giảng của cô vẫn còn nguyên trong tâm trí em. Em nhận thấy môn văn thật thú vị, nó có sự thú vị khác với những môn học khác chứ không nhàm chán như trước đây tôi vẫn nghĩ. Sau buổi học đó tôi chăm chỉ học môn văn hơn và giờ đây tôi đã trở thành một học sinh giỏi văn của trường. Tôi sẽ nhớ tiết học ý nghĩa ấy trong suốt cuộc đời mình.
Bạn tham khảo nhé :
Hàng ngày em được học rất nhiều môn học vô cùng thú vị và hấp dẫn. Những tiết học của giờ Văn ngày thứ sáu vừa qua thật sự để lại cho em nhiều điều vô cùng thích thú. Nó mãi mãi là một kỷ niệm không thể nào quên trong lòng em. Nó trở thành một kỷ niệm thiêng liêng vô cùng quan trọng trái tim của em, là hành trang theo em tới suốt cuộc đời của mình.
Nó bồi dưỡng cho em rất nhiều kiến thức, cho em hướng tới ước mơ tương lai của mình, biết yêu quê hương đất nước nhiều hơn. Đó chính là những tiết học của giờ Văn do cô Nhung giảng dạy.
Ngày hôm ấy trời vô cùng trong xanh trên những cành cây cao có những chú chim hót líu lo, tạo nên một bản tình ca hấp dẫn cho một ngày mới. Khi tiếng trống vào lớp vang lên chúng em nhanh chóng ổn định chỗ ngồi của mình. Khi cô tới cửa lớp bạn lớp trưởng khẽ hô "Các bạn đứng" chúng em vội vàng đứng lên chào cô, thể hiện hành động tôn sư trọng đạo của mình với thầy cô giáo.
Cô Nhung bước vào, các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho giờ học mới. Cô nhìn cả lớp nở một nụ cười thân thiện trên môi, sau khi ổn định chỗ ngồi cô hỏi cả lớp "Các em đã làm bài cũ chưa?" Cả lớp ngoan ngoãn đồng thanh đáp lại lời cô "Dạ thưa cô rồi ạ!" Rồi cô bước về bục giảng chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
Cô gọi bạn Trang, bạn Tùng lên bảng trả lời miệng, bạn nào cũng thuộc bài trả lời lưu loát những gì cô hỏi nên đạt điểm cao. Hôm đó, cô Nhung mặc một chiếc áo dài màu thiên thanh vô cùng tinh tế, từng đường kim mũi chỉ rất vừa vặn làm cho thân hình cô trong thanh tao, trang nhã. Cô buông mái tóc đen dài mượt tới ngang lưng của mình khiến cho tụi học trò nữ chúng tôi nhìn cô vô cùng ngưỡng mộ, xuýt xoa khen cô đẹp quá!
Cô giáo rất vui, hài lòng khen cả lớp có tinh thần học tập bài cũ. Rồi cô nhắc cả lớp mở vở ghi bài mới, cô mời bài bằng những lời giới thiệu vô cùng hấp dẫn, ấn tượng.
Cô nói về đề tài quê hương "Trong mỗi chúng at ai cũng có một miền quê, nơi chôn rau cắt rốn. Nơi sinh ra nuôi dưỡng chúng thanh thành người. Cũng nhưng những câu thơ mà nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:
Quê hương mỗi người chỉ một
Nhưng là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người"
Để tìm được tình yêu quê hương, đất nước bắt nguồn từ nơi nào thì chúng ta cần phải tìm hiểu trong bài học sau đây "Lòng yêu nước. Cả lớp lắng nghe từng lời cô giảng như uống từng giọt mật ngọt.
Sau đó cô giáo giới thiệu về tác giả, rồi tới nội dung tác phẩm. Cô hướng dẫn cách đọc mẫu như thế nào cho đúng cách, giọng của cô vô cùng nhẹ nhàng trầm ấm, truyền cảm khiến cho chúng em vô cùng thích thú.
Cô gọi ban Mai đọc lại bài của mình, giọng đọc của bạn vô cùng rõ ràng rành mạch, khiến cho các bạn trong lớp vô cùng ngưỡng mộ. Sang phần phân tích cô diễn tả vô cùng linh hoạt, tinh tế, khiến chúng tôi vô cùng dễ hiểu và cảm thấy yêu bài học hơn bao giờ hết.
Cô giáo đặt những câu hỏi, các bạn giơ cánh tay giơ lên đều thẳng tăm tắp. Bạn nào cũng muốn cô sẽ để ý tới mình, muốn được cô gọi để có thể trả lời. Không ai còn lơ là, mà rất tập trung, không còn ai mơ màng ở ngoài cửa lớp, dù bên ngoài những tiếng chim vô cùng líu lo, ríu rít.
Lòng yêu nước bắt nguồn từ những việc vô cùng nhỏ bé như yêu quê hương, yêu người thân, bạn bè, người thân của mình.Bài học đã kết thúc những lời in đậm trong tâm thức của chúng em. Em mong sao mình sẽ được học nhiều giờ học bổ ích, hiệu quả như thế.
Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường. Với tôi thì lần đầu tiên tôi đến với mái trường tiểu học là một kỉ niệm đẹp nhất. Bao niềm vui, sự hãnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.
Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái , theo sự thông báo của nhà trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh. Trong những năm trước, tôi vẫn là một đứa bé quấn quanh chân mẹ. Giờ đây mái trừơng quá đỗi xa lạ với những hàng cây, ghế đá,.. xa xa những bậc phụ huynh cùng bè bạn đang đứng khắp sân.
Năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp một - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, và không gian thoáng đãng..Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ . Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ ….tất cả đều dập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”.
Chúng tôi, các em lớp 1 cũng như anh chị lớp lớn hơn được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn chung xóm. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” - Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về hình ảnh người mẹ hiền hiện vẫn còn đang đứng ngoài cổng. Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hìên lành, mái tóc đen dài.. Chính hình ảnh có của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lởi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp một.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này..
Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ dòđồng phục áo trắng tinh cùng váy xanh, tôi ra dáng là một học sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trường mới.
Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học - Trường Tiểu học Trần Quang Diệu, bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hảnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường tiểu học chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ …
Cam on nhieu .nhung cau co tham khảo sach mau hay mạng ko vậy?
Thi vẽ tranh, sáng tác thơ, truyện về an toàn giao thông
I. Mục đích
- Rèn luyện tính năng động cho học sinh và đội viên.
- Tuyên truyền và giáo dục học sinh về an toàn giao thông.
II.Công tác chuẩn bị
- Phổ biến ý nghĩa, nội dung cuộc thi.
- Phát động phong trào sáng tác thơ truyện, vẽ tranh về an toàn giao thông.
III. Chương trình cụ thể
- Quy định ngày nộp tác phẩm hoạ, thơ, truyện.
Ban báo chí lớp kết hợp Chi đội dưới sự chỉ đạo của thầy (cô) giáo chủ nhiệm chấm điểm các tác phẩm hoạ, thơ, truyện của các bạn trong lớp.
Lập biểu mẫu báo cáo thành tích với sự xác nhận của thầy cô giáo chủ nhiệm.
Lưu số liệu vào hồ sơ chi Đội.
Phát thưởng.
Phê bình (nếu có).
Sau Tết, những buổi sớm mai thường se lạnh. Ngôi trường cấp một nhỏ nhắn còn ẩn hiện trong màn sương mỏng lửng lơ. Tuy mùa đông đã cởi chiếc áo xanh của mình để đón rước nàng xuân, thế mà ngôi trường vẫn còn như ngủ rất kĩ trong khí trời có gió heo may…
Rồi ông mặt trời ló dạng. Nắng rải vàng sân trường, nắng như những lớp bụi óng len lỏi vào trong lớp học. Nắng rực rỡ và chiếu sáng các khuôn mặt đầy sức xuân của lớp tôi. Ngôi trường đã thức dậy.
Tụ tập tại lớp là eác bạn nhỏ lớp 1A chúng tôi. Ai cũng hăng hái kể chuyện ngày xuân trong dịp nghỉ Tết vừa qua. Bé Mai với bím tóc mềm hoe hoe vàng, ngúng nguẩy đôi bướm trên đầu trông thật dễ thương. Bạn ấy khoe: "Năm nay, mẹ tôi đưa tôi xuống thuyền, dắt tôi về với ngoại nè, ở quê ngoại lạ lắm nghe, có dừa nước có cây bần mà quả của nó chắc là ăn ngon lắm!". Nam là một cậu bé lí lắc nhất lớp tôi cướp lời: "Tớ cũng về quê nội của tớ chứ bộ. Ở đó cũng có bần, tớ đã ăn no rồi, chát ơi là chát, đâu ngon lành gì. Nghe nói ăn nhiều là chết vì ngộ độc đấy!…".
Bỗng có tiếng nói từ bức tường trước mặt: "Các bạn ơi, cho tôi tâm sự vài lời cùng các bạn với!". Tất cả chúng tôi ngơ ngác, mọi người đều đưa cặp mắt nhìn lên tấm bảng đen và quay lại nhìn nhau.
– "Ai vậy kìa…" – Mai lúng túng.
– "Chẳng lẽ bảng lại nói được sao" – Nam im thin thít rồi nghi ngờ hỏi.
– "Đúng đấy, chính tôi là Bảng Đen đang nói với các bạn đấy! Các bạn có cho tôi được nói đôi lời đầu năm mới không?".
Mai chau mày:
– "Nhưng mà Bảng ơi, "tâm sự" là cái gì, tôi không hiểu!".
– Ừ nhỉ, sao lại không nói chuyện như tụi mình mà lại "tâm sự"? 'Tâm sự' nghĩa là bạn định bày trò chơi cho chúng tôi phải không hở Bảng? – Nam cũng thắc mắc như Mai.
– Không đâu, tâm sự nghĩa là chúng mình trò chuyện thân mật với nhau dấy mà!
– À, vậy thì Bảng cứ nói chuyện với chúng tôi đi. Đầu năm nghe Bảng nói chuyện chắc cũng thú vị lắm đây! Nam lên tiếng.
Đảng Đen chậm rãi tiếp lời: "Chắc có lẽ từ khi bước vào lớp học này, cho đến hôm nay, đã bao lần các bạn theo bàn tay cô giáo nhìn thấy những chữ viết và những con số. Nhưng đã có bạn nào nghĩ và chú ý đến tôi chưa? Tôi không tự khoe mình đâu nhưng cũng thật là tủi thân khi thấy mình làm việc có ích cho mọi người mà lại bị mọi người hất hủi và hành hạ.
– Ủa, đã có ai đối xử tệ với Bảng Đen thế hở bạn? Mai lên tiếng cắt ngang lời Bảng Đen.
– Bạn hãy nhìn lên mặt bên phải của tôi thì rõ. Bạn có thấy những vết dao rạch chằng chịt với việc khắc những chữ a, b, c xiêu xọ không thể xóa được trên mặt tôi đấy không? Và phía bên trái, bạn không thấy một mảng sơn của tôi đã bị bong ra do một quả banh các bạn đá trong lớp đập vào đó sao? Bạn hãy nhìn góc dưới của tôi đi, nó bị vênh ra và gãy mép, đó là do các bạn treo tôi trên hai sợi dây thép nhỏ xíu cho nên một lần các bạn níu lấy tôi để quét mạng nhện và tôi rớt xuống mới ra cơ sự đó
Dàn ý :
I. Mở bài: Giới thiệu cảnh trường em trước giờ học.
Ngôi trường nằm ở đâu? (Trên đường Âu Cơ – Q.11)
Em đến đây vào lúc nào? (Mỗi sáng, lúc sáu giờ bốn mươi lăm)
Để làm gì? (Đi học; trực lớp)
II. Thân bài:
A. Tả bao quát:
- Trường có diện tích thế nào? (Khá rộng, chung quanh có tường rào bao bọc)
- Từ xa thấy cổng trường ra sao? (Cánh cổng sắt to đồ sộ, được sơn màu xanh dương; trên cao một bảng tên trường nổi bật dòng chữ trắng “Trường Tiểu học Đại Thành” thật đẹp)
- Sáng sớm khí trời thế nào? (Mát mẻ, trong lành, cây bàng sừng sững, tươi xanh)
B. Tả từng bộ phận:
- Quang cảnh trường khi đến đây? (Dãy lớp học nằm im lìm, sân trường chỉ lác đác vài bạn học sinh đến sớm)
- Học sinh đến sớm làm gì? (Ngồi truy bài, hỏi nhau về tình hình học tập, ăn sáng, …)
- Cảnh sân trường khi trời sáng dần? (Học sinh đến một lúc một đông, sân trường nhộn nhịp hẳn lên, tiếng cười tiếng nói, tiếng trò chuyện tíu tít, …)
- Hoạt động của một nhóm bạn? (Vài bạn chơi cầu lông, cầu bay qua bay lại nhịp nhàng; một số bạn nữ chơi nhảy dây; một số xúm xít ở căn tin để ăn sáng; một số bạn đang trực lớp; …)
- Thầy cô thế nào? (Tắt máy xe, dắt xe vào trường, vào phòng giáo viên, vài giáo viên đứng trên hành lang theo dõi học sinh chơi, …)
- Giờ truy bài? (Đến 7 giờ kém 15 phút, một hồi trống vang lên báo hiệu giờ truy bài, học sinh xếp hai hàng ngay ngắn theo lớp cùng ngồi xuống để kiểm tra bài, thầy cô chủ nhiệm về lớp kiểm tra, …)
- Giờ lên lớp? (Một hồi trống nữa lại vang lên, học sinh đứng lên chỉnh lại hàng ngũ để vào lớp học)
C./ Tả cảnh vật liên quan:
- Bầu trời sáng mai? (Trong xanh, cao vời vợi; gió mát mẻ; ông mặt trời rọi những tia nắng ấm áp trải khắp sân trường.)
- Chim chóc? (Hót líu lo như nhắc chúng em cố gắng học tốt)
III. Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh trường em.
Em có cảm nghĩ gì về trường em? (Rất yêu mến ngôi trường, xem đây như ngôi nhà thứ hai của em)
Em hứa gì? (Em giữ gìn trường luôn sạch, đẹp. Cố gắng học giỏi, chăm ngoan, nghe lời thầy cô dạy bảo)
A. Mở bài :
- Giới thiệu về buổi sáng sớm nơi em đang sống
B. Thân bài :
1. Miêu tả không gian buổi sáng hôm đó
- Đó là một ngày đẹp trời , không khí trong lành , hôm nay em dậy từ sớm và đã có dịp ngắm nhìn buổi bình minh trên chính quê hương mình.
- Sáng ra , không gian vẫn còn mờ mờ hơi sương
- Tiết trời thoáng đãng , ông mặt trời vẫn chưa thức giấc sau một ngày dài mệt mỏi thế nên không gian khá là âm u , chưa được tươi sáng
2. Miêu tả cảnh vật và hoạt động của con người
- Em dậy sớm ra sân tập thể dục
- Em có thấy một vài bác nông dân đã vác cuốc ra đồng từ lúc trời còn tinh sương
- Một vài người cao tuổi thì đi bộ tập thể dục buổi sáng
- Khi trời bắt đầu hửng hơn thì cuộc sống cũng bắt đầu rộn ràng hơn
- Các cửa hàng ăn sáng bắt đầu bày biện và dọn hàng buổi sáng
- Người dân trong làng đi ra đường mua đồ cũng nhiều hơn , họ chào nhau bằng những câu nói đầy vui vẻ
- Khi mặt trời bắt đầu xuất hiện , không gian trở nên bừng sáng và có phần ấm áp hơn
- Tiếng cười nói cũng nhiều hơn , mọi sinh hoạt của con người cũng rộn ràng và náo nhiệt hơn.
C. Kết bài :
- Nêu cảm nhận của bản thân về buổi sáng ngày hôm đó.
** Đoạn văn
"Ò ó o ....." Tiếng gáy vang của chú gà trống đã xé tan màn đêm yên tĩnh.Một ngày mới lại bắt đầu trên quê hương em . Cảnh bình minh trên quê hương em thật tuyệt đẹp. Sáng sớm, khi ông mặt trời còn chưa hé rạng đông , mọi người đã bắt đầu thức dạy và tất bật với công việc của mình. Một vài bác nông dân đã ra đường từ sáng sớm , họ mang theo cuốc, thuổng ra đồng để vun vén bờ ruộng , khơi mở kênh rạch. Không khí buổi sáng trong lành và thoáng đáng . Những cánh đồng xanh non mơn mởn chạy dài đến tít tận chân trời . Màu xanh ấy mở ra một không gian rộng lớn và thoáng đãng, trần ngập sức sống . Những người bán hàng cũng bắt đầu bày biện gian hàng của mình , đặc biệt là những người bán đồ ăn sáng . Họ tranh thủ bày bán những đồ ăn cần thiết phục vụ nhu cầu của người dân trong làng. Sự sôi động và tấp nập từ đây cũng bắt đầu . Khi ông mặt trời vừa ló rạng đông, cuộc sống của người dân trong làng thật sự đã đi vào quỹ đạo . Mọi người ra đường nhiều hơn, có bán buôn, có hoạt động nhiều hơn. Đây chính là khởi đầu cho một ngày mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của người dân quê em.
Bài 1 :
a) Ngày khai trường là một ngày lễ đặc biệt trong quãng đời học sinh
b) Bác rất vui lòng khi cháu làm được việc tốt
c) Cái trống trường em đã cũ quá rồi
d) Trên mặt nước loang loáng như gương.
e) Những cô bé ngày nay đã trở thành hiện tượng mạng xã hội.
Bài 2 :
a) Hôm nay là ngày khai trường. Một buổi lễ đặc biệt của tôi. Với những niềm vui, háo hức rạo rực trong lòng, tôi đã sẵn sàng để đón một năm mới. Một năm học với nhiều kiến thức, bổ ích cùng với bạn bè và thầy cô.
b) Thế là mùa xuân đã đến rồi. Cây cối đâm chồi nảy lộc. Hoa quả cũng chĩu cành. Chim én khắp nơi bay về để đón một mùa xuân đầy no đủ ấm.
Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.
Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran.
Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.
Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.
*bạn tham khảo nha*
Tuổi thơ chúng mình là lứa tuổi thần tiên và đầy thú vị. Ai lớn lên mà không được cắp sách đến trường thì đó là một nỗi bất hạnh, bởi mất đi một khoảng trời thơ mộng của tuổi thiếu thời. Nói niềm vui của tuổi thơ chúng mình là những giây phút tụm năm, tụm bảy bên nhau trước giờ vào học, giờ nghỉ giải lao hay sánh bước bên nhau sau buổi tan trường…
Những buổi sáng đẹp trời, tụi nhỏ chúng , mình thường cắp sách đến trường với một tâm trạng háo hức, phấn khởi. Đặc biệt trong những ngày giáp tết sôi động này, ai cũng muốn đến lớp sớm hơn mọi ngày để tâm tình trò chuyện được nhiều hơn trước lúc chia tay nhau một tuần lễ về đón tết ở nhà. Cái háo hức, cái vui nhộn của tuổi thơ dường như cũng lây lan sang cả cảnh vật. Trên cổng chính, hàng chữ ‘"Trường Tiểu học Lý Tự Trọng” màu xanh đậm nổi bật trên nền trắng được sơn kẻ lại, trông mới tuyệt làm sao! Hàng rào bao quanh trường được quét vôi trắng nhìn lóa cả mắt. Giữa sân trường, hàng phượng vĩ tán lá xum xuê đang reo vui trong gió sớm vẫy chào bạn trẻ chúng mình. Bên trái, bên phải là hai dãy phòng học ba tầng chạy song song với hàng phượng vĩ đã được quét lại bằng một màu xanh, nhìn thật nhạt mát mắt.
Sân trường mỗi lúc một đông. Tiếng cười nói ríu rít hòa với tiếng động cơ xe cộ, tạo nên một âm thanh náo nhiệt. Từ trên hành lanh tầng hai, tầng ba nhìn xuống sân trường tràn ngập học sinh, cảm tưởng như có những đàn bướm trắng hàng trăm con rập rờn chao liệng. Rồi cả một mớ âm thanh hỗn tạp, náo nhiệt như tiếng hót của bầy chim chìa vôi, chào mào … lắm chuyện râm ran, chẳng khác nào một bản nhạc hợp tấu không lời. Và kia nữa, dưới những gốc phượng vĩ, những mái đầu nhỏ xíu chụm vào nhau chơi trò búng dây thun, bắn bi, banh đũa… ớ những chỗ xa gốc cây, tán lá, những trái cầu bay lên vụt xuống, chao qua liệng lại trông thật đẹp mắt hệt như những bông so đũa lả tả bay trong gió mạnh. Hàng phượng vĩ lúc này cũng đong đưa theo gió như vui cùng tụi trẻ chúng mình. Nắng ban mai tràn ngập sân trường. Từng tia nắng ngọt ngào len lỏi vào từng chỗ trống của kẽ lá tán cây, tìm đến với những tấm áo trắng tinh, những làn da non nớt làm hồng lên đôi má trẻ thơ. Dường như cảnh vật trời mây đang hòa cùng niềm vui rộn rã với tụi trẻ chúng mình trong những ngày đầu xuân giáp tết này.
“Tùng…! Tùng…! Tùng…!” tiếng trống từ phòng trực vang lên, ngân dài trong thinh không, báo hiệu giờ học đã đến. Sân trường như ngưng lại trong giây lát. Mọi trò chơi đành tạm dừng. Trước cửa các phòng học tầng trệt, hành lang tầng hai, tầng ba, các lớp đã chỉnh tề đội ngũ chuẩn bị vào học. Ngày học mới đã bắt đầu.
Đối với chúng mình, quang cảnh sân trường trước giờ vào học là một thiên đường của tuổi thơ. Thiên đường có lắm điều kì diệu. Đó sẽ là những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ đọng lại trong tâm hồn chúng ta như một niềm vui khó tìm lại trong đời.