Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một chú bướm màu sặc sỡ xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong một vườn hoa. Bướm bỗng phát hiện một chú ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:
- Chào ong mật, tội vạ gì mà đầu tắt mặt tôi suốt ngày thế cho khổ thân? Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh là để du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài phải không ong?
- Sao, đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thế thế được bướm ạ.
Bướm vẫn lải nhải:
- Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh, chân chảng để rong chơi, cảnh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làrn gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nếu suốt đời được la cà trong những công viên, dập dìu sớm chiều trong những bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của hội hè du lịch. Từ chót vót những đỉnh núi cao, rừng rậm ngàn vạn bướm trắng bay đi trẩy hội mùa xuân, mơ những vù hội bất tận trong không trung. Mùa hè ư? Chúng tớ lại kéo nhau về múa lượn trên những núi rừng quê hương trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đời là vui chơi, hội hè, nhảy múa!
Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không chịu nổi cái triết lí lỗi thời của bướm bèn lên tiếng:
- Bướm có biết một nhà văn đã nói gì về chúng ta không? Ong bảo : “Nhện nằm ỳ một chỗ, bướm lăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử không hề có mật nhện cũng chẳng có mật bướm, chi có mật ong mà thôi”. Tớ cũng bay nhưng để đem lại cho đời một cái gì đó có ích, những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.
- Nhưng cuộc sống có ích của các cậu xem chừng gò bó, vất vả lắm, ai mà chịu được. Người ta bảo xã hội loài ong chúa là nghiêm ngặt, đi về không được quên cửa, nhầm nhà- chân không có phấn hoa thì đừng hòng vạo tổ, mấy ong trực ca nó đuổi thẳng cánh, ôi còn gì là tự do! Người ta còn tính toán rằng, muốn có một kí mật hoa, giả sử chi có một mình cậu thì cậu sẽ phải bay đi bay về tới bốn mươi lăm vạn dặm, áng chừng mười lần vòng quanh trái đất. Thú thật tớ chí nghe cũng đã thót tim rồi!
Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã bướm lêu lổng vô tích sự. Rặng cây đang dâng hoa. Con người đang chờ mật. Ong hối hả bay đi theo cách sống của mình:
- Ta thà làm loài ong vất vả hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất quyết không thề là loài bướm ích kỉ, lười biếng, du đàng, chỉ biết lượn vành mà chơi.
I-li-a Ê-ren-bua (1891 – 1967) là nhà văn lớn của Liên Xô, đồng thời là một nhà báoxuất sắc trong đại chiến thế giới II. Những sáng tác của ông thấm đượm tinh thần yêunước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Nga. Cuộc đời nhà văn là tấmgương sáng về tinh thần chiến đấu và lao động không mệt mỏi. Ông đã có nhiều cốnghiến lớn lao cho nền văn học Xô- viết hiện đại.Bài văn Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa của I-li-a Ê-ren-bua viết năm 1942,giai đoạn đầu cuộc chiến tranh ái quốc vì đại chống phát xít Đức. Nó được coi là bài cabất diệt về cội nguồn và sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân Nga.Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dânXô-viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bàivăn đã nêu lên một chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thườngnhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.Ở đoạn văn này, tác giả giải thích về ngọn nguồn của lòng yêu nước. Nhận định củanhà văn được rút ra từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầmthường nhất. Tiếp đó, tác giả nói đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể.Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khiến cho mỗi công dân Xô-viết nhận ra vẻ đẹp hết sứcquen thuộc của quê hương mình. Điều này được minh họa bằng một loạt hình ảnh đặc sắcthể hiện nét đẹp riêng của mỗi vùng trên đất nước Xô-viết. Từ đó dẫn đến nhận định kháiquát: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đira bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.Ngọn nguồn của lòng yêu nước đã được chứng minh, mở rộng và nâng cao thành mộtchân lí ở cuối đoạn văn.Để nói về vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng trên đất nước Xô-viết rộng lớn, tác giả đãlựa chọn những chi tiết tiêu biểu cho vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau. Từ cực bắc nướcNga đến vùng núi phía tây nam thuộc nước Cộng hòa Gru-di-a, những làng quê êm đềmxứ Ư-rcù-na, từ thủ đô MátXCơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơmộng,… Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ được vẻ đẹp riêngvà tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của mọi người về quê hương mình.I-li-a Ê-ren-bua đã diễn tả lòng yêu nước từ chỗ là một khái niệm trừu tượng thànhmột khái niệm cụ thể và dễ hiểu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầmthường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơmchua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Có nghĩa là lòngyêu nước bắt nguồn từ tình yêu những sự vật, khung cảnh gần gũi thân quen quanh tatrong cuộc sống hằng ngày. Tình yêu ấy tạo nên sợi dây vô hình mà bền chắc, ràng buộccon người với làng mạc, quê hương, xứ sở.Khi phải sống xa quê hương, tình yêu ấy càng trỗi dậy mãnh liệt trong lòng mỗingười. Giữa những khoảnh khắc im tiếng súng trong một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt,mỗi chiến sĩ Xô-viết đều nhớ tới hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình: Ngườivùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô thân cây mọc là làmặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng đùa gọi người yêu.Hay: Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng dáng thùy dương tư lự bên đường, cái bàng lặng củatrưa hè vàng ánh… Người ở thành Lê-nin-grát… nhớ tới dòng sông Nê-va rộng và đườngbệ như nước Nga… Người Mạc-tư-khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằnngoèo lan man như một hoài niệm để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa làđiện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của nước Nga… Nhưvậy là trong lòng người dân của bất kì miền quê nào, dù là miền núi hay đồng bằng, dùnông thôn hay thành thị… đều ẩn chứa những hình ảnh, kỉ niệm sâu sắc về nơi chôn raucắt rốn của mình.Nhà văn Ê-ren-bua đưa ra một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: Lòngyêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Giản dị và dễ hiểu bởi nólà một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đạitrường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mởrộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước.Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu với những vật bình thường, gần gũi, từlòng yêu gia đình, quê hương. Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ sức mạnhlớn lao của nó trong những hoàn cảnh thử thách gay go, mà lúc này là cuộc chiến tranhVệ quốc ác liệt một mất một còn với quân thù. Chính trong hoàn cảnh ấy, cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền làm một với vận mệnh của Tổ quốc và lòng yêu nước củanhà văn đã được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.Không thể chấp nhận một lòng yêu nước mơ hồ, chung chung. Lòng yêu nước phải điđôi với những suy nghĩ, hành động thiết thực và được bộc lộ rõ ràng nhất trong lửa đạnchiến tranh. Trước sự tồn vong của Tổ quốc, mỗi người dân Nga đều hiểu lòng yêu nướccủa mình lớn đến dường nào. Họ yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liênbang Xô-viết. Ai cũng cảm thấy mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa, bởi nước Ngathiêng liêng đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của mỗi người.Trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, nhân dân Ngacàng yêu đất nước bao nhiêu thì càng căm thù bọn cướp nước bấy nhiêu. Họ đã biến lòngcăm thù ấy thành hành động cụ thể. Mỗi làng quê, thành phố của nước Nga là một pháođài, mỗi người dân Nga là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm.Lòng yêu nước chân chính là cơ sở để phân biệt rạch ròi sự khác biệt giữa người línhHồng quân – người anh hùng cầm súng bảo vệ Tổ quốc và tên lính Đức – đứa hung phạm,kẻ sát nhân nhà nghề. Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các chiến sĩ Hồng quân đãkhiến cho binh lính Đức khiếp sợ và khâm phục.Gương hi sinh oanh liệt của năm chiến sĩ hải quân trong trận giao chiến ác liệt bảo vệXê-bát-xtô-pôn là bằng chứng hùng hồn cho lòng yêu nước: Họ đã ôm lấy nhau, gửi nhaulời chào vĩnh biệt và quấn lựu đạn vào người, lăn ra cản xe tăng địch. Hơn ai hết, họ lànhững người say sưa yêu mến cuộc sống nhưng cũng dám xông vào cái chết, hiến dângsự sống của cá nhân để gìn giữ sự sống cho đất nước và dân tộc. Họ đã chiến thắng cáichết và trở thành bất tử bởi tinh thần hi sinh cao cả của họ đã thổi một nguồn sống mớivào lòng triệu con người; nó đã mở rộng và luyện chắc linh hồn nước Nga; nó sống mãigiữa trận chiến đấu ác liệt nhất trong năm nay; nó còn sống cả sau ngày thắng lợi giữamuôn hoa rực rờ tung nở trên khắp các đồng quê và trong những giọng hát trong trẻo nhấtcủa một bầy thiếu nữ đồng ca. Tổ quốc Liên bang Xô-viết và nhân dân ngàn đời ghi nhớcông ơn của những người anh hùng cứu nước. Vinh quang bất diệt thuộc về họ.Lòng yêu nước là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh của mọisuy nghĩ, hành động, sáng tạo ở mỗi con người chân chính. Đoạn văn trên đây của I-li-àÊ-rèn-búa không chỉ ngợi ca lòng yêu nước và cổ vũ toàn dân xông lên chiến đấu chống phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc, mà còn xứng đáng được coi là bài ca bất hủ về lòng yêunước không chỉ của riêng nhân dân Nga mà còn là của chúng nhân loại trên trái đất này.
nuoc da trang hong, min mang
doi ma nhu 2 qua ca chua
doi tay mum mim
doi mat to, tron
nu cuoi nhu bup hoa he no
A.Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Nêu vấn đề: Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hàng ngày. Trích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua
B. TB
1. Giải thích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:
- Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hằng ngày. Câu nói của I. Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc" cũng giống như "dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển".
- Ý kiến của nhà văn thật sự đã khái quát được quy luật phát triển tự nhiên trong tình cảm và nhận thức của con người về lòng yêu nước. Đó cũng là một chân lý giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng.
- Tại sao I. Ê-ren-bua có thể nói như vậy?
+ Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,...
+ Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.
+ Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.
*Mở rộng: - Cách nghĩ, cách hiểu về lòng yêu nước như Ê-ren-bua là cách nghĩ, cách hiểu chung của mọi người (không phân biệt màu da, dân tộc, tôn giáo…). Nhiều nhà thơ nhà văn
có chung quan điểm với Ê- ren-bua…
- Lấy được các dẫn chứng phù hợp:
Ví dụ:
+ Chế Lan Viên: - Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ như cha như vợ như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông.
+ Đỗ Trung Quân:- Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
- Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người…
An-phông-xơ Đô-đê: Yêu tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc mình chính là yêu đất nước mình…
2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:
- Đất nước Việt Nam còn nhiều khó khăn, cuộc sống người dân còn vất vả, thiếu thốn nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu quê hương, yêu Tổ quốc.
-. Lòng yêu nước ở thời đại nào cũng là nhân tố quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ở thời đại này lòng yêu nước lại cần thiết hơn bao giờ hết... Nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển, nên người dân Việt Nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên. Mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.
3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:
- Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bè bạn,...
- Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi, như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh...
- Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể, như: chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội..
C. Kết bài:
- Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết.
- Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân
hình dáng,nước da,đôi mắt,nụ cười,tính cách, lúc bé tập đi, tập nói
Thứ tự đó luôn
+ khuôn mặt bụ bẫm,mập mạp
+Chân tay mũm mĩm
+đôi môi ửng hồng
+làn da trắng như trứng gà bóc
+Đôi mắt sang long lanh tựa ánh sao trời
Trong buổi học sáng nay, thầy mặc bộ lễ phục trang trọng:... chiếc áo rơ- đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Bằng cách ấy, thầy Ha-men tôn vinh buổi học tiếng Pháp cuối cùng này.
Bên trong con người thầy Ha-men cũng có những thay đổi lớn lao. Thái độ của thầy đối với học sinh khác hẳn ngày thường. Mọi khi, với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách, thầy trừng phạt đến nơi đến chốn những trò nào đi học trễ hoặc không thuộc bài. Nhưng hôm nay, thầy thật dịu dàng và đa cảm. Thầy không qưở trách Phrăng mà ân cần khuyên nhủ chú và các học sinh khác trong lớp nên chăm chỉ học hành, nhất là học cho thông thạo tiếng Pháp - tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy ca ngợi tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng
baogiờ quên lãng nó, bởi vì một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giũ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...
Rồi thầy dạy bài ngữ pháp. Phrăng cảm thấy chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc lũ trẻ. Thầy chuẩn bị những mẫu chữ mới tinh: Pháp, An-dátviết bằng kiểu chữ “rông” thật đẹp cho học sinh tập viết với dụng ý khẳng định vùng đất này mãi mãi thuộc về nước Pháp.
Thầy đề cao vai trò tiếng nói của dân tộc và coi đó như một sức mạnh tinh thần to lớn. Theo thầy thì yêu quý, giữ gìn và trau dồi ngôn ngữ dân tộc cũng là một biểu hiện cụ thể của tình yêu Tổ quốc.
Cảm động biết mấy là hình ảnh thầy đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy...
Thầy Ha-men vẫn đủ can đảm dạy... cho đến hết buổi. Khi nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ vàtiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cùa sổ... Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Thầy nghẹn ngào nói lời chia tay với mọi người nhưng nỗi xúc động ghê gớm khiến cho thầy không nói được hết câu. Bất ngờ thay, thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cô' viết thật to: “Nước Pháp muôn năm! ”. Đó là tất cả những gì thầy muốn nói trong giây phút cuối cùng này.
các màu: đỏ,xanh,vàng,trắng,đen,tím,nâu
-màu đỏ nói về tổ quốc,nói về dòng máu con tim,khăn quàng mà đội viên tự hào được đeo
-màu xanh nói về vẻ đẹp của thiên nhiên
-màu vàng nói về loài hoa đẹp là hoa cúc mùa thu,màu lúa ở cánh đồng chín vàng,màu của tia nắng
-màu trắng là màu của trang giấy,màu của loại hoa màu trắng rất đẹp là hoa hồng bạch,mái tóc của người bà thân yêu
-màu đen là màu của hòn than óng ánh,đôi mắt đen của em bé,màn đêm thật yên tĩnh
-màu tím là hoa cà,hoa sim,chiếc khăn của chị và màu mực thân yêu
-màu nâu là chiếc áo của mẹ sờn bạc theo năm tháng vất vả,màu của đất đai,màu cây gỗ trong rừng
Bạn nhỏ yêu tất cả màu sắc vì chúng thật gần gũi,thân thuộc và yêu thương của bạn nhỏ.đó là những cảnh vật mà bạn không thể nào quên được
bạn nhỏ yêu tất cả màu sắc của cuộc sống