Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn câu trả lời đúng của các câu sau đây
Câu 1: Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan
A. Rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới khô
B. Hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô
C. Hoang mạc, bán hoang mạc, và xa van
D. Xích đạo, cận nhiệt đới khô và xa van
Câu 2: Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi
A. Khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn
B. Khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác.
C. Khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh
D. Trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác.
Câu 3: Nguyên nhân không gây ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển đại dương là:
A. Các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu
B. Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lý đổ ra sông, hồ
C. Thuốc trừ sâu, phân hóa học từ các đồng ruộng
D. Nước thải qua xử lí rồi đưa xuống sông rạch
Câu 4: Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Mĩ la tinh giảm mạnh trong thời kỳ 1985 – 2004 là do
A. Chính sách thu hút đầu tư không phù hợp
B. Chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo
C. Thiên tai xảy ra nhiều, kinh tế suy thoái
D. Tình hình chính trị không ổn định
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là chất khí:
A. CO2 tăng trong khí quyển
B. CH4 tăng trong khí quyển
C. NO2 tăng trong khí quyển
D. CFC tăng trong khí quyển
Câu 6: Số dân thế giới năm 2012 là 7.021.000.000 người. Dân số Châu Phi chiếm 14% dân số thế giới. Vậy dân số Châu Phi là:
A. 928.940.000 B. 289.940.000 C. 982.940.000 D. 892.940.000
Câu 7: Đất và khí hậu của Mỹ La tinh thuận lợi trồng cây có nguồn gốc
A. Nhiệt đới B. Cận nhiệt
C. Ôn đới D. Cận nhiệt và ôn đới
Câu 8: Thương mại thế giới hiện nay có đặc điểm nổi bật là:
A. EU là tổ chức có vai trò lớn nhất trong việc thúc đẩy tự do thương mại
B. Hàng hóa đa dạng, thị trường ở nhiều quốc gia
C. Tốc độ tăng trưởng thương mại cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế
D. Giá trị thương mại toàn cầu chiếm ¾ GDP toàn thế giới
Câu 9: Nhận xét đúng nhất về nguyên nhân làm cho Châu Phi còn nghèo là
A. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ dân trí thấp
B. Nợ nước ngoài nhiều, thiếu lao động có tay nghề
C. Thiếu đất sản xuất, phụ thuộc vào nước ngoài
D. sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân, dân số tăng nhanh, trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục
Câu 10: Nguyên nhân chính của sự suy giảm đa dạng sinh học là do:
A. Khai thác thiên nhiên quá mức của con người
B. Khí hậu biến đổi nhanh
C. Thời tiết không ổn định
D. Nhiệt độ Trái Đất tăng
Câu 1.
a. Tại sao tiết trời vào mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh lẽo?
Nguyên nhân chính sinh ra các mùa trong năm là: Trục trái dất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của trái đất một góc 66°33’ theo phương không đổi khi chuyển động quanh mặt trời.
- Mùa xuân thời tiết ấm áp vì: mặt trời bắt đầu di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến bắc, lượng nhiệt tăng dần nhưng vì mới bắt đầu tích lũy nên lượng nhiệt chưa cao.
- Mùa hè nóng nực: vì góc nhập xạ lớn lượng nhiệt tích lũy nhiều.
- Mùa thu mát mẻ: vì góc nhập xạ giảm nhưng còn lượng nhiệt dự trữ trong mùa hè.
- Mùa đông lạnh lẽo: vì góc nhập xạ nhỏ nhất, mặt đất đã tiêu hao hết năng lượng dự trữ.
b. Giải thích sự khác biệt về số giờ chiếu sáng trong ngày 22/6 tại vòng cực Bắc và vòng cực Nam.
- Ngày 22/6 , số giờ chiếu sáng trên các vĩ tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau:
+ Ở vòng cực Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 24h, không có đêm
+ Ở vòng cực Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 0h, đêm dài 24h, không có ngày.
- Nguyên nhân : ngày 22/6, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên ngày dài hơn đêm. Nửa cầu nam lúc này chếch xa phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng ít hơn diện tích khuất trong bóng tối, đêm dài hơn ngày. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân giới sáng – tối, nên có hiện tượng ngày dài 24h. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng – tối nên có hiện tượng đêm dài 24h.
Câu 6.
a. Chứng minh rằng các nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải.
– Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
+ Trước hết, các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải. Khi các ngành này phát triển tốt, nhu cầu vận tải lớn thì ngành giao thông vận tải có nhiều thuận lợi để phát triển. Còn khi các ngành kinh tế gặp khó khăn, hay trong tình trạng suy thoái, thì ngành giao thông vận tải cũng gặp khó khăn.
+ Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển. Ở các vùng kinh tế phát triển lâu đời, mạng lưới đường dày đặc hơn nhiều so với vùng: mới khai thác. Ở các vùng tập trung công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng) đều phát triển vận tải đường sắt và vận tải bằng ô lô hạng nặng. Mỗi loại hàng hóa cần vận chuyển lại có yêu cầu riêng đối với phương tiện vận tải. Ví dụ: có loại hàng cần cước phí vận chuyển thấp, nhưng không cần nhanh (vật liệu xây dựng, quặng, than,…), có loại hàng đòi hỏi vận chuyển nhanh, an toàn (hóa chất. vật liệu dễ cháy,…). Sự phân bố các cd sở kinh tế có nhu cầu vận chuyển các loại hàng này đã quy định việc tổ chức vận tải ở từng loại phương liên.
+ Cuối cùng, sự phát triển của ngành cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải.
– Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô lô.
+ Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, nhu cầu đi lại của dân cư rất lớn. Để thỏa mãn nhu cầu đi lại hàng ngày của dân cư (gắn liền với các chuyến đi từ nơi ở tới nơi làm việc, học lập, giải trí, dịch vụ,…) đã hình thành một loại hình giao thông vận tải đặc biệt: giao thông vận tải thành phố.
+ Tham gia vào loại hình này có các loại phương tiện vận tải khác nhau: tàu có đầu máy chạy điện, ô tô (xe buýt và xe du lịch), xe điện ngầm, các loại phương tiện đi lại cá nhân (xe đạp, xe máy,…).
Tại sao nói để phát triển kinh tế - văn hóa ở miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?
– Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thể “cô lập”, “tự cấp tự lúc” của nền kinh tế.
– Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.
– Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển.
b. Tại sao việc giải quyết các vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người?
- Môi trường là một thể thống nhất và không tách rời nhau trên toàn bộ bể mặt Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của loài người.
- Các vấn đề môi trường nhìn chung đều có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô dôn, mưa axit, ô nhiễm nguồn nước sông, hiển... Vì vậy, việc giải quyết vấn đồ môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người.
1. Hiện nay, tháp dân số Trung Quốc thuộc kiểu tháp nào?
A. Mở rộng
B. Thu hẹp
C. Ổn định
D. Mở rộng chuyển sang ổn định
2. Từ năm 1900 tám mươi lăm đến năm 2004 GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng bao nhiêu lần ?
A. 5 lần
B. 6 lần
C. 7 lần
D. 8 lần
3. Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp cải cách công nghiệp của Trung Quốc
A. Giao quyền sử dụng đất và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp
B. Thu hút vốn đầu tư vào các đặc khu kinh tế và khu chế suất
C. Các xí nghiệp nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất tìm thị trường tiêu thụ
D. Thực hiện chính sách mở cửa tăng cường trao đổi với hàng hóa với thị trường thế giới
4. Đặc điểm nào sau đây không phải là hạn chế của nông nghiệp Trung Quốc
A. Tỉ trọng chồng trọt lớn hơn chăn nuôi
B. Cây lương thực chiếm tỉ trọng lớn
C. Bình quân lương thực đầu người thấp Bình quân lương thực đầu người thấp
D. Sản lượng lương thực xuất khẩu chưa cao
5. Sản xuất lương thực của Trung Quốc hiện nay
A. Đang được đầy mạnh với việc mở rộng diện tích để đáp ứng nhu cầu ngày càng
B. Tỉ lệ diện tích đang giảng cho chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị cao hơn
C. Tỉ lệ diện tích không đổi nhưng trình độ thâm canh ngày càng cao nên sản lượng tăng nhanh
D. Đang được mở rộng diện tích và đẩy mạnh thâm canh để phục vụ cho nhu cầu sản xuất
6. Đây là nét nổi bật trong tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc những năm gần đây
A. Là một nước trong năm nước có GDP lớn nhất thế giới
B. Là nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới
C. Là nước có cơ cấu kinh tế theo ngành cân đối nhất thế giới
D. Là nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất thế giới
7. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc ngày càng đa dạng nhờ
A. Có lãnh thổ rộng lớn với nhiều miền khí hậu khác nhau
B. Có lãnh thổ rộng lớn với nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau
C. Có lãnh thổ rộng lớn với nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau
D. Nông dân được giao quyền sử dụng đất nên được tự do lựa chọn cây trồng
8. Từ những năm cuối của thập niên 90 của thế kỷ XX Trung Quốc ưu tiên đầu tư phát triển cho
A. Các ngành công nghiệp nhẹ
B. Các ngành công nghiệp nặng truyền thống
C. Các trung tâm công nghiệp ở vùng duyên hải
D. Các ngành công nghiệp vùng nội địa
9. Các sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế giới bao gồm
A. Than, ô tô, thép, vải, phân đạm
B. Than, thép thô, xi măng, phân đạm
C. Dầu thô, nhôm, xi măng, phân đạm
D. Phân đạm, điện, thân, hàng dệt may
10. Cho các phát biểu sau
(1) Độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc cao nhất thế giới
(2) quy mô GDP đứng thứ 7 trên thế giới (năm 2004)
(3) tỉ trọng GDP của Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn trong GDP thế giới
(4) thu nhập bình quân theo đầu người tăng năm lần từ ... A. 1 B. 2 C.3 D.4
11. Biện pháp nào sau đây quan trọng hàng đầu để Trung Quốc phát triển nông nghiệp tăng sản lượng lương thực
A. Mở rộng thị trường suất khẩu
B. Mở rộng sản xuất vùng miền Tây
C. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân
D. Thay đổi cơ cấu cây trồng
12. Để giải quyết hết nguồn lao động nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc đã có những biện pháp nào
A. Xuất khẩu lao động
B. Chuyển dân cư lên vùng Tân Cương và Tây Tạng
C. Xây dựng các thành phố vệ tinh ở nông thôn
D. Xây dựng và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn
+ Thương mại đứng thứ 4 thế giới (sau Hoa Kì, CHLB Đức, Trung Quốc). Năm 2004, tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt mức 1020,2 tỉ USD.
+ Xuất khẩu trở thành động lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Nhật Bản là nước xuất siêu ( năm 2004, giá trị xuất siêu đạt 111,2 tỉ USD). Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu bao gồm:
· Hàng xuất khẩu: sản phẩm công nghiệp chế biến chiếm 99% giá trị xuất khẩu (tàu biển, xe gắn máy, sản phẩm tin học…)
· Hàng nhập khẩu: sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, nguyên liệu công nghiệp.
+ Thị trường xuất khẩu rộng lớn: bạn hàng của Nhật Bản bao gồm các nước phát triển và đang phát triển, trong đó lớn nhất là Hoa Kì, Trung Quốc, EU và Đông Nam Á…
+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.
+ Đứng đầu thế giới về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA).
+ Đóng vai trò quan trọng trong đầu tư vào các nước ASEAN: chiếm 60% ODA, giai đoạn 1995 – 2001, chiếm 15,7% tổng số đầu tư nước ngoài vào ASEAN.