Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trên bàn học của em có một cái đồng hồ báo thức nhãn hiệu "Con Cò Vàng" tuyệt đẹp. Đồng hồ bằng nhựa.
Mặt đồng hồ hình tròn, đường kính 6cm. Mười hai chữ số (từ số 1 đến số 12) màu đen, cách đều nhau theo thứ tự đường tròn của mặt kính trong suốt. Có 3 cái kim cũng bằng nhựa, to nhỏ, dài ngắn khác nhau, cùng chung một cái trục nằm đúng tâm mặt đồng hồ. Kim ngắn, to nhất, màu nâu, chỉ giờ. Kim dài hơn, hình cái trâm màu đen, chỉ phút. Kim dài nhất như cái gai màu xanh để định giờ chuông reo báo thức, nó không có kim chỉ giây. Dưới con số 12 có hình quả chuông và ngôi sao đỏ.
Bao bọc đồng hồ là một cái hộp nhựa màu cẩm thạch óng ánh. Phía sau là hai cái ngăn để máy đồng hồ và đựng pin con thỏ, có 2 cái núm xoáy màu trắng bằng cái cúc áo để điều chỉnh giờ và định giờ cho chuông reo.
Tối nào, em cũng ngồi vào bàn để học bài, làm bài, từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ. Sáng nào cũng vậy, đúng 6 giờ rưỡi là chuông reo. Không phải là tiếng chuông mà là tiếng gà gáy, nghe thật rộn rã. Tiếng gà gáy cất lên là em thức dậy học thuộc lòng. Xếp sách vở vào ba-lô, em làm vệ sinh cá nhân, đúng 7 giờ đi học.
Từ ngày học lớp Một, em đã biết xem giờ. Cái đồng hồ nhỏ bé ấy là quà của bà ngoại tặng khi em lên 6 tuổi. Nó trở thành người bạn thân thiết giúp em học hành đúng giờ giấc. Ngồi vào bàn học, em cảm thấy nó nhìn em và nhắc khẽ: "Bé Tâm ơi, phải chăm ngoan và học giỏi nhé!".
Quê hương em có một dòng sông, nó có tên là sông Ti, mỗi buổi chiều em cùng bạn bè chạy lên đê sông bắt sâu, thả diều, ngồi dùng những viên đá nhỏ ném xuống sông.
Dòng sông quê em rất đẹp, rộng, dài và uốn lượn như một con rồng khổng lồ, nước sông không trong được như nước giếng mà có màu đục đục rất lạ. Nước sông chảy hiền hòa, chỉ lăn tăn sóng nhẹ mỗi khi có thuyền bè, ca nô chạy qua.
Sông Ti có từ bao giờ em cũng không biết, bà em kể nó có từ rất lâu rồi, khi bà sinh ra, sông đã có rồi, nó là một nhánh sông nhỏ của sông Hồng rộng lớn, xinh đẹp. Khi đất nước còn có chiến tranh, các ông, các cụ thường bí mật chuyển sung đạn, vũ khí, lương thực qua sông cho các chú bộ đội.
Mỗi chiều bên bờ sông đều có các chú, các bác ngồi câu cá, trò chuyện vui vẻ, mấy anh lớn tuổi ngồi thổi sáo, chăn trâu, sau đó rủ nhau đùa nghịch, bơi lội dưới sông. Các bà, các mẹ thì cuốc đất trồng rau, tưới nước cho hoa màu bên mảnh đất nhỏ cạnh sông, nước tưới cũng là nước sông, tuy màu sắc nước không được trong nhưng lại đặc biệt sạch và tốt cho cây trồng. Mọi loại cây đều mọc lên rất xanh tốt do có đất phù sa sông màu mỡ, giàu dinh dưỡng, nguồn nước tưới dồi dào.
Em và mấy người bạn trong xóm cũng thường xuyên chơi đùa trên đê sông, có khi cùng nhau thả diều, có lúc lại chơi đuổi bắt, đánh chuyền, đánh chắt rất vui vẻ.
Buổi chiều trên dòng sông Ti đặc biệt yên ả và thanh bình. Khi chiều buông, mặt trời bắt đầu lặn sau những rặng tre, ánh dương của chiều tà nhuộm hồng một góc trời dòng sông lại càng trở lên đẹp hơn, từng đám bèo xanh lặng lờ trôi, có một đám nhỏ dạt vào ven bờ. Trên sông cũng có rất nhiều những con thuyền đánh bắt cá qua lại và những con thuyền nhỏ neo đậu gần bờ, tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.
Con sông Ti đã trở nên rất gần gũi, thân thương với mọi người quê hương em, đặc biệt, những sinh hoạt của mọi người quê em lúc chiều tà đã trở thành một thói quen không thể thiếu trong ngày, đây là một nơi đầy kỉ niệm để nhớ về mỗi khi đi xa.
BẠN THAM KHẢO NHA
Đối với những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trên quê hương thì sẽ không thể nào không có những kí ức tuyệt đẹp gắn liền với dòng sông. Tôi cũng là một trong số những đứa trẻ như thế. Có lẽ tôi có kỉ niệm với dòng sông nhất đó là cảnh buổi chiều trên sông.
Những buổi chiều hè trên dòng sông tôi là đông đúc nhất. Bởi khi ấy lũ trẻ chúng tôi đều được nghĩ họ rủ nhau ra bờ sông chơi. Chúng tôi nghịch cát trên bãi bồi ven sông, xây thành những hình thù kì quặc, rồi ném cát trêu đùa nhau. Những ngày sông cạn lũ chúng tôi rủ nhau đi bắt trai về nấu. Mò dưới những viên đá lớn là những con trai to bự. Chúng tôi còn kháo nhau chọn ra con nào to nhất con nào sẽ có ngọc.
Rồi có cả những ngày chiều chúng tôi đứa nào đứa đấy rủ nhau ra sông tắm. Lúc ấy dòng sông lại ôm chúng tôi vào lòng hiền hòa che chở như một người mẹ ôm ấp con vào lòng. Nước sông mát rượi trong veo như đã được lọc qua một cái bể lớn nào đó. Nhưng có lẽ ấn tượng với tôi nhất chính là những buổi chiều được ngắm hoàng hôn trên sông cùng lũ bạn là Khi ánh hoàng hôn dần buông xuống, những đám mấy xanh nhường chỗ để hoàng hôn xuất hiện. Lúc này dòng sông được nhuốm một màu đỏ cam. Chúng tôi thường kháo nhau lúc ấy là dòng sông máu. Thế rồi chúng tôi cũng chả ai bảo ai chọn cho mình một chỗ để ngồi ngắm dòng sông. Thỉnh thoảng những cơn gió nhẹ thổi làm dòng sông lăn tăn gợn sóng trông thật tuyệt. Màu hơi sáng của hoàng hôn khiến chúng tôi nhận ra những chiếc cano đang trở về bến sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Những chiếc thuyền làm cho dòng sông gợn những cơn sóng mệt mỏi vì dường như dòng sông giờ đây đã thấm mệt. Tiếng những chiếc cano ngày một gần và cuối cùng cũng đã cập bến dường như chúng cũng đã thấm mệt nên nằm yên trên bến mỏi. Đó cũng là lúc những người dân đi mò trai mò ốc mới trở về. Tiếng mọi người cười nói vui vẻ hỏi han nhau xem hôm nay có thu hoạch được nhiều không khiến cho khung cảnh yên tĩnh bỗng sôi động hẳn lên. Tiếng người nói sôi động một lúc rồi cũng tắt dần vọng ở phía xa kia rồi tắt dần trọng im lặng. Những đàn cá lúc này vội vã trở về nhà bơi thật nhanh làm xao động cả một mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp nhất là những đêm trăng sáng . Trăng sáng ngồi tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được những ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc lấp lánh. Gió thổi lồng lộng mát mẻ vô cùng.
Đối với tôi dòng sông là một người bạn dễ thương dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho tôi. Dù có đi đâu xa tôi cũng không thể nào quên được nơi gắn liền với tuổi thơ tôi.
TÍCH TỚ NHA
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
Hôm qua, ba cho quét vôi lại nhà, em thấy mấy chú công nhân làm việc rất hăng say, nhưng em thích nhất là chú thợ quét vôi ngoài cổng.
Chú còn trẻ lắm, trạc hai mươi tuổi. Thân hình khỏe mạnh, lực lưỡng, chú cao khoảng một mét bảy mươi, nước da đen sạm vì phải đứng nắng quá nhiều. Mặt chú tròn, đôi mắt to đen nhánh có vẻ tinh nghịch nép dưới hàng lông mày rậm, cái mũi cao, miệng rộng luôn huýt sáo. Tóc chú cắt ngắn gọn gàng, chú mặc bộ quần áo công nhân xanh lá cây đã sờn vai áo. Đầu chú đội chiếc nón vải lấm chấm vết sơn, dưới chân là đôi dép nhựa đã cũ.
Chú hoạt động liên tục, một tay chú cầm chổi quét vôi, tay kia cầm thùng đựng vôi, chú nhúng chổi vào thùng, đập vài cái lên mạn thùng cho rớt bớt vôi xuống rồi quét lên tường một cách khéo léo, đều đặn, cứ thế bức tường của nhà em đã dần dần hiện lên màu xanh ve rất đẹp theo nhịp tay của chú. Chú vừa làm vừa huýt sáo với vẻ yêu đời, thỉnh thoảng chú dừng lại nói một vài câu bông đùa với các chú công nhân làm việc bên trong, làm cho không khí lao động thêm vui nhộn. Làm được một lúc, chú dừng lại uống nước và ngắm lại bức tường xem mình đã quét đều đặn hay chưa. Hết vôi, chú lại đổ nước, cho thêm vôi, màu ve vào thùng, đôi tay chú nhanh nhẹn, đổ nước quấy một cách đều đặn. Em say mê ngắm chú làm việc mà cứ ngỡ mình cũng đang làm việc cùng với chú.
Em rất thích thái độ lao động của chú, chú đã góp phần làm cho mọi ngôi nhà thêm đẹp và sáng sủa. Em mong sao đất nước mình có nhiều người thợ làm việc cần cù để tô điểm và xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp.
Tham khảo:
Ngôi trường em đang học với bàn ghế trong lớp học được sắp xếp gọn gàng, tủ đồ dùng học tập xinh xắn. Phía trên tấm bảng đen là khẩu hiệu: “Thi đua dạy thật tốt, học thật tốt”. Vì vậy, chúng em luôn tuân thủ quy định của nhà trường và nghe lời cô giáo.
Ngôi trường của em đang học có nhiều bóng mát cây xanh và ghế đá ở sân trường, em yêu quý trường của em và em luôn đến trường mỗi ngày để được học cùng bạn bè của em.
Vào giờ ra chơi, chúng em như đàn chim vỡ tổ, ùa ra sân chơi với nhau các trò chảy dây, đánh bóng dưới những tán cây phượng ngoài sân. Thích nhất là được nhặt hoa phượng ép vào trang vở mỗi khi hè về.
Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không xả rác để ngôi trường của em luôn sạch sẽ.
Em rất yêu ngôi trường em đang học, em tự nhủ phải cố gắng học thật tốt để không phụ lòng thầy cô giáo đã dạy dỗ em nên người.
~HT~
Nhắc đến đất nước Việt Nam ta không thể không nhắc đến những dòng sông như sông Mã, sông Đồng Nai, sông Mê Công,… Trong số những dòng sông ấy, em yêu nhất vẫn là dòng sông Hồng của quê hương mình. Dòng sống như một người bạn tinh thần của không chỉ riêng em mà còn của cả người dân thành phố.
Dòng sông tĩnh lặng nhất có lẽ là vào những buổi sớm mai. Khi ấy, mặt nước sông trong xanh và phẳng lặng. Ở hai bên bờ sông, những bãi mía, nương dâu đang chuyển mình thức giấc sau một đêm say ngủ. Chúng đu đưa trong gió nhẹ, hào hứng đón chào một ngày mới bắt đầu. Mùi cơm sôi từ những dãy thuyền chài sát bờ tỏa ra thơm phức. Những người dân đã dạy từ bao giờ để chuẩn bị ra khơi. Khi mặt trời lên cao, những tia nắng chiếu xuống nước lấp lánh. Mặt nước đỏ đậm phù sa. Trên bến cảng các hoạt động của ngày mới cũng bắt đầu diễn ra. Tiếng người gọi nhau í ới, tiếng xe cộ qua lại nhộn nhịp. Đó là hình ảnh quen thuộc của cuộc sống hàng ngày. Trên cầu những dòng xe qua lại ngày càng tấp nập. Mỗi ngày đều có rất nhiều đoàn người ghé tới nơi này để ngắm cảnh và chụp lại những bức ảnh làm kỉ niệm.
Buổi chiều tà khi hoàng hôn buông xuống, rất nhiều người dừng chân lại bên cầu Long Biên để ngắm nhìn xuống dòng sông Hồng. Dòng sông như người mẹ hiền luôn dang tay, bao bọc và chở che con người. Trời càng tối, dòng sông càng mờ dần nhưng chính điều đó lại khiến dòng sông trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết.
Dòng sông là một phần của thành phố, một phần của tuổi thơ em. Chính vì vậy mà trong trái tim em, sông Hồng luôn có một vị trí vô cùng đặc biệt.
HT và $$$
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen…. nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Tả chiếc đồng hồ báo thức. Người bạn giúp em luôn thức dậy đúng giờ đi học mỗi buổi sáng chính là chiếc đồng hồ báo thức. Nó là món quà xinh đẹp mà ông nội đã tặng em nhân ngày em tròn 10 tuổi.
Chiếc đồng hồ của em mang hình dáng của chú méo máy Doremon tinh nghịch, đáng yêu. Chiếc đồng hồ khoác lên mình màu xanh da trời thật đẹp mắt. Bên trong là các chữ số từ một đến mười hai được xếp thành vòng tròn xinh xắn, đúng thứ tự. Khi bác pin đồng hồ thức dậy thì cũng là lúc cuộc chạy đua của ba anh em nhà kim bắt đầu.
Anh kim giờ lớn tuổi nhất, mập mạp nhất nên chạy chậm nhất. Anh hai kim phút nhỏ hơn anh cả kim giờ một chút nên tốc độ nhanh hơn. Nhưng người thắng cuộc luôn là em kim giây nhanh nhẹn. Ba anh em nhà kim còn có thêm một người bạn hàng xóm đó là bạn kim báo thức. Bạn kim này giúp em luôn không bị muộn giờ đến lớp. Đằng sau lưng chú Doremon là hai nút bấm điều khiển. Một nút đặt báo thức, một nút điều chỉnh giờ. Mỗi khi bác pin không chịu làm việc, em lại nhờ bố mở chiếc nắp nhỏ sau lưng chú mèo máy để thay cho bác pin người bạn mới. Cứ cuối tuần được nghỉ là em lại mang chiếc đồng hồ ra lau chùi sạch sẽ.
Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận để nó mãi là người bạn tốt, đồng hành cùng em trên con đường học tập.
mk là nữ nè
Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu về mùa thu
Thân bài:
- Miêu tả quang cảnh mùa thu vào buổi sáng
+ Không khí: mát mẻ, gió thổi vi vu,....
+ Bầu trời: như xanh hơn, cao hơn,...
+ Cây cối, hoa lá: Cây cối thay một bộ áo mới màu vàng rực rỡ, hoa lá như tươi hơn,....
+ Con người: Mọi người ra đường dạo chơi đón những cơn gió nhè nhẹ,....
Kết bài: Nêu cảm xúc của bạn về buổi sáng mùa thu.
#Tham_khảo
1. Mở bài:
- Quê em là một vùng nông thôn yên bình có nhiều cảnh đẹp.
- Em thích nhất là cánh đồng lúa chín vào buổi sáng.
2. Thân bài:
a) Trời chưa sáng hẳn:
- Cánh đồng trải dài như tấm thảm nhung mềm mại.
- Làn sương mờ ảo chập chờn.
- Những con đường nhỏ uốn cong như dải lụa, cỏ non ướt đẫm sương đêm.
b) Mặt trời lên:
- Cánh đồng hiện lên với tất cả vẻ đẹp của nó.
- Màu vàng óng ả của lúa chín bao phủ trên các thửa ruộng.
- Bông lúa cong oằn vì trĩu hạt.
- Lá lúa chuyển sang màu úa.
- Sóng lúa nhấp nhô khi làn gió thoảng qua.
- Mùi hương lúa mới thơm ngọt.
- Hơi nước ruộng hoà quyện cùng hơi sương sớm tạo cảm giác mát mẻ.
- Tiếng chim chiền chiên lảnh lót trên cao.
- Những chú cò đáp cánh xuống bờ ruộng để tìm mồi.
- Thấp thoáng bóng người đi thăm đồng.
- Những tốp người đang bàn chuyện ở đầu làng.
- Ai cũng vui trước một vụ mùa bội thu, no ấm.
3. Kết bài:
- Em rất yêu cánh đồng làng ở quê em.
- Em thầm biết ơn bố mẹ và biết ơn những người lao động đã tạo nên một vụ mùa trù phú.
học tốt nhé
kb vs mk luôn nha
Nghệ sĩ Vân Dung
Cứ đến sáng thứ bảy, cả gia đình em lại chờ đón chương trình Gặp nhau cuối tuần của Đài Truyền hình Việt Nam. Đúng mười giờ, một bản nhạc quen thuộc vang lên, tiếp đó một nhóm nghệ sĩ hài cúi đầu chào ra mắt khán giá. Cu Bi nhà em kêu lên: "Cô Vân Dung kia kìa". Nghệ sĩ hài Vân Dung được cả gia đình em yêu thích.
Để chào khán giả, cô đi một vòng quanh sân khấu. Dáng cô dong dỏng cao, mềm mại trong bộ áo dài tứ thân đang bay bay. Đầu vấn tóc đôi gà. Nhìn dáng điệu cô ai cũng muốn cười. Ô kìa! Hôm nay cô hoá trang trông ngồ ngộ làm sao, môi và má đỏ choét, dưới cằm lại có một mụn ruồi rất to. Thì ra cô đang hoá thân trong vai Thị Mầu lên Chùa.
Mọi khi xem cô biểu diễn, em chỉ thấy cô hay nhập vai bà già hoặc một bà cô cau có khó tính, nhưng hôm nay trông cô hoàn toàn mới lạ từ dáng đi, lời nói đều thế hiện sự đỏng đảnh của một cô gái con quan nhà giàu nhưng lại thích một chú tiểu trong chùa. Những động tác lẳng lơ của cô như cầm tay, ghé sát người vào chú tiểu đều toát lên sự nhuần nhuyễn, thành thục trong sự nhập vai của mình. Em xem cô biểu diễn mà cứ tưởng như mình đang xem vở chèo Quan Âm Thị Kính do cô Vân Dung biểu diễn. Cả nhà em không ai bảo ai đều vỗ tay khen ngợi, cổ vũ cô. Dường như cô cũng hiểu được điều đó hay sao, sự diễn xuất của cô càng sinh động hơn, uyển chuyển hơn. Rồi bất ngờ cô cất lên một làn điệu chèo nghe thật ngọt tai. Em ngỡ ngàng vì đây là lần đầu tiên được nghe cô hát, không ngờ cô Vân Dung lại hát hay đến thế. Sau màn trêu ghẹo Thị Kính, cô Vân Dung lại múa lượn một vòng quanh sân khấu, tay cầm quạt phe phẩy, tay kia cầm oản khiến cả nhà em có một trận cười bể bụng.
Cô Vân Dung quả là một nghệ sĩ hài tài ba, bằng diễn xuất của mình cô đã đem lại cho mọi người những phút thư giãn đầy thú vị. Em mong rằng thứ bảy tuần nào cũng được xem cô biểu diễn.
Tả nghệ sĩ Trường Giang:
Trong các nghệ sĩ hài trẻ, em có ấn tượng rất tốt với Trường Giang, một diễn viên hài mới chỉ nổi lên cách đây vài năm. Nhưng bằng thực lực cùng khả năng diễn xuất tuyệt vời anh đã có được một vị trí vững chắc trong làng hài Việt Nam.
Trường Giang không có một vóc dáng đẹp, trông anh hơi thấp, dáng người mập mạp, bụng tròn tròn, trông rất dễ mến với nước da trắng hồng hào, khỏe mạnh. Khuôn mặt tròn tròn, phúc hậu với đôi mắt to, sáng, phía trên là đôi lông mày rậm rạp. Khóe miệng lúc nào cũng như đang mỉm cười, rất duyên dáng. Anh là một người hòa đồng và dễ mến, từ trên sân khấu hay phía sau hậu trường, cách nói chuyện dí dỏm hài hước, cùng những hành động quan tâm mọi người khiến anh rất được yêu quý. Trên sân khấu, Trường Giang chủ yếu chọn những vai diễn đặc biệt như vai ông già - đây là vai diễn thương hiệu của anh, vai trẻ con, vai thằng ngốc, thằng hề... Đặc điểm chung của các nhân vật này là phong cách ăn mặc có phần quái dị, khác người, tính cách cũng có phần đặc biệt. Nhưng dù là ở vai trò nào Trường Giang đều xuất sắc mang đến cho khán giả những tiếng cười sảng khoái, bởi lối diễn cường điệu, lối đối đáp hài hước hóm hỉnh, khiến cho các nhân vật mà anh hóa thân thành trở nên đặc biệt trong mắt người xem. Trong thời gian gần đây Trường Giang còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và MC, khán giả như thấy một Trường Giang khác, bớt hóm hỉnh, thêm vào đó là sự nghiêm túc, đĩnh đạc nhưng không kém phần hoạt ngôn trong những bộ trang phục lịch sự.
Em rất yêu quý Trường Giang, nhờ anh mà gia đình em có những giờ phút quây quần, thư giãn đầy ắp tiếng cười. Hy vọng rằng trong thời gian sắp tới Trường Giang sẽ phấn đấu hơn trong sự nghiệp, cho ra những tác phẩm, những bộ phim mới mẻ và hấp dẫn để phục vụ khán giả.
Để giúp mọi người đi làm và em đi học đúng giờ, ba đi công tác về mua cho gia đình em một chiếc đồng hồ báo thức.
Đây là chiếc đồng hồ của Nhật còn mới tinh. Nó được để trong một chiếc hộp vuông xinh xắn. Loại đồng hồ chạy bằng pin, hiệu Sony. Cả đồng hồ là một khối tròn, đường kính khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Vỏ đồng hồ được bọc một lớp mạ kền sáng loáng. Phía trên có quai xách cong cong rất tiện cho việc di chuyển. Sau tấm mi ka trắng là mặt đồng hồ. Mặt đồng hồ được phân định ra thành mười hai vạch chia đều cho các con số: mười hai, chín, sáu và ba. Riêng con số mười hai được ghi bằng màu đỏ. Các số khác màu đen. Giáp tâm đồng hồ có một ô nhỏ hình chữ nhật ghi ngày, tháng. Trên mặt đồng hồ có ba kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau. Kim nhỏ nhất, mảnh mai, màu đỏ là cô em út có tên gọi là kim giây, chạy nhiều và nhanh nhất. Nhìn vào, em thấy cô bé này quay liên tục không biết mệt mỏi. To và ngắn hơn là anh kim phút, lâu lâu anh ta mới nhích một chút. Chị kim giờ thấp người hơn anh kim phút, dường như đứng tại chỗ, nhưng thực ra, chị ta quay rất chậm, từ tốn như bước đi của một bà già ngoài bảy mươi tuổi. Mặt sau đồng hồ có hai cái núm tròn cũng được mạ kền sáng bóng.
Một núm để điều chỉnh giờ, núm kia là hẹn báo thức để gọi em dậy đi học. Hằng ngày, tiếng "tích tắc! tích tắc!" của đồng hồ đều đặn vang lên. Trong nhà, ai cần biết giờ chỉ cần chạy ra nhìn nó là biết ngay. Sáng sớm, lúc năm giờ, đồng hồ vang lên một hồi chuông dài và tiếp sau là tiếng "cạp, cạp" của chú vịt Đô-nan khiến mọi người bừng tỉnh giấc.
Em rất thích chiếc đồng hồ này, nó không những giúp em đi học đúng giờ mà còn nhắc nhở em chuyên cần hơn nữa trong học tập. Em sẽ cố gắng làm bài và sinh hoạt đúng giờ, biết giữ gìn đồng hồ và quý trọng thời gian.
Mình cho bạn một bài tả đồng hồ báo thức nè :
Người bạn giúp em luôn thức dậy đúng giờ đi học mỗi buổi sáng chính là chiếc đồng hồ báo thức. Nó là món quà xinh đẹp mà ông nội đã tặng em nhân ngày em tròn 10 tuổi.
Chiếc đồng hồ của em mang hình dáng của chú méo máy Doremon tinh nghịch, đáng yêu. Chiếc đồng hồ khoác lên mình màu xanh da trời thật đẹp mắt. Bên trong là các chữ số từ một đến mười hai được xếp thành vòng tròn xinh xắn, đúng thứ tự. Khi bác pin đồng hồ thức dậy thì cũng là lúc cuộc chạy đua của ba anh em nhà kim bắt đầu.
Anh kim giờ lớn tuổi nhất, mập mạp nhất nên chạy chậm nhất. Anh hai kim phút nhỏ hơn anh cả kim giờ một chút nên tốc độ nhanh hơn. Nhưng người thắng cuộc luôn là em kim giây nhanh nhẹn. Ba anh em nhà kim còn có thêm một người bạn hàng xóm đó là bạn kim báo thức. Bạn kim này giúp em luôn không bị muộn giờ đến lớp. Đằng sau lưng chú Doremon là hai nút bấm điều khiển. Một nút đặt báo thức, một nút điều chỉnh giờ. Mỗi khi bác pin không chịu làm việc, em lại nhờ bố mở chiếc nắp nhỏ sau lưng chú mèo máy để thay cho bác pin người bạn mới. Cứ cuối tuần được nghỉ là em lại mang chiếc đồng hồ ra lau chùi sạch sẽ.
Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận để nó mãi là người bạn tốt, đồng hành cùng em trên con đường học tập.
~ Chúc bạn luôn học giỏi ! ~