Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ LỚP 5.
Câu 1: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp vào năm nào?
A: Khi Pháp vừa đánh Gia Định B: 1863
C: Khi Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp. D: 1862
Câu 2: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?
A. Nguyễn Trung Trực B. Trương Định
C. Nguyễn Hữu Huân D. Hồ Xuân Nghiệp
Câu 3: Đứng trước sự phát triển khoa học kĩ thuật của Châu Âu và tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn, ai là người có chủ trương đổi mới đất nước?
A. Nguyễn Lộ Trạch B. Phạm Phú Thứ.
C. Nguyễn Trường Tộ. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Thông qua bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì cho đất nước?
A. Muốn nhân dân thoát khỏi cảnh nghèo đói.
B. Muốn đất nước cải cách, phải tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ.
C. Ông mong muốn xóa bỏ chế độ phong kiến đương thời.
D. Cả A và B đúng.
Câu 5: Năm 1884, sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, trong nội bộ triều đình Huế đã nảy sinh những quan điểm nào?
A. Hòa hoãn, thương thuyết với Pháp.
B. Cương quyết cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
C. Cầu cứu nhà Thanh đưa quân sang đánh Pháp.
D. Cả A và B đúng.
Câu 6: Được tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Thực dân Pháp đã sử dụng âm mưu nào để đối phó với Tôn Thất Thuyết?
A. Mời Tôn Thất Thuyết cộng tác với Pháp.
B. Mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.
C. ám sát Tôn Thất Thuyết để loại trừ nguy cơ "tạo phản"
D. Bắt cóc những người thân nhằm gây sức ép với ông.
Câu 7: Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam ta đã xuất hiện ngành kinh tế mới nào?
A. Nền công nghiệp khai khoáng.
B. Ngành dệt.
C. Ngành sản xuất xi măng, điện, nước.
D. Cả A, B và C đúng.
Câu 8: Những thay đổi kinh tế đã tạo ra giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội?
A. Địa chủ
B. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức...
C. Nông dân
D. Quan lại phong kiến.
Câu 9: Khi Phan Bội Châu gặp gỡ một số người Nhật Bản. Tại đây họ hứa giúp đỡ những gì?
A. Hứa cung cấp lương thực.
B. Cam kết đầu tư xây dựng một số căn cứ quân sự ở Việt Nam
C. Hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật, quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam.
D. Hứa xây dựng một số trường tại Việt Nam
Câu 10: Tại sao sống trong điều kiện khó khăn thiếu thốn ở Nhật, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?
A. Vì mong muốn học tập xong để trở về cứu nước.
B. Vì mong muốn học tập xong để trở về nước phục vụ cho chính quyền thực dân.
C. Vì mong muốn học tập xong để mau chóng sang Pháp làm việc
D. Vì mong muốn xin được một công việc ổn định tại Nhật.
Câu 11. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào, từ đâu?
A. 1911, tại cảng Nhà Rồng.
B. 1912, tại ga Sài Gòn.
C. 1913, tại nhà anh Lê.
Câu 12. Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết ra đi tìm đường cứu nước ?
A. Muốn đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào.
B. Thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân.
C. Cả hai ý kiến trên đều đúng.
Câu 13: Hội nghị hợp nhất các đảng tiến hành vào thời gian nào?
A: Năm 1929 B: Mùa thu năm 1929
C: Năm 1931 D: Đầu xuân năm 1930
Câu 14: Ngày nào đã trở thành ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
A: Ngày 2 tháng 9 B: Ngày 3 tháng 2
C: Ngày 19 tháng 5 D: Ngày 19 tháng 8
Câu 15: Cuộc biểu tình ngày 12 - 3 - 1930 do giai cấp, tầng lớp nào tiến hành?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Nông dân và công nhân.
D. Các tầng lớp nhân dân lao động.
Câu 16: Sau cuộc biểu tình ngày 12 - 9 - 1930, làn sóng đấu tranh ở Nghệ Tĩnh như thế nào?
A. Càng thêm mạnh.
B. Nông dân tiếp tục nổi dây.
C. Đánh phá huyện lị, đồn điển...
D. Nhân đân cử ra người lãnh đạo.
Câu 17. Đảng và Bác Hồ ra lệnh toàn dân khởi nghĩa vào lúc nào?
A. Tháng 3- 1945.
B. Giữa tháng 8- 1945
C. Ngày 18-3 8- 1945.
D. Ngày 19- 8- 1945.
Câu 18. Chiều ngày 19-8-1945 cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên đâu?
A. Sở mật thám
B. Trại Bảo an bình
C. Phủ Khâm sai
D. Sở Cảnh Sát
Câu 19: Ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn độc lập là:
A. Chấm dứt triều đại phong kiến nhà Nguyễn
B. Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
C. Xác định quyền độc lập tự do dân tộc
D. Cả ba ý đều sai
Câu 20: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày nào?
A. Ngày 19 tháng 8 năm 1945
B. Ngày 5 tháng 9 năm 1945
C. Ngày 2 tháng 9 năm 1945
D. Ngày 30 tháng 4 năm 1945
Câu 21: Vì sao nói: “Ngay sau cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế Nghìn cân treo sợi tóc”
A. Nạn đói xảy ra khắp nơi khiến hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp đình đốn.
B. Hơn 90% dân số mù chữ, không biết viết chữ.
C. Thực dân Pháp tiếp tục xâm lược Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
D. Tất cả các ý trên
Câu 22: Những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám là?
A. "giặc ngoại xâm"
B. "giặc đói"
C. "giặc dốt"
D. cả ba ý kiến trên
Câu 23: Mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai, thực dân Pháp làm gì?
A. đánh chiếm Sài Gòn.
B. mở rộng xâm lược Nam Bộ.
C. đánh chiếm Hải Phòng.
D. đánh chiếm Sài Gòn, Hải Phòng.
Câu 24: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát trên đài tiếng nói Việt Nam lúc nào?
A. Sáng 18 - 12 - 1946
B. Sáng 19- 12- 1946
C. Sáng 20- 12- 1946.
D. Đêm 19 - 12 - 1946
Câu 25: Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu đông 1950 nhằm mục đích gì?
A. Giải phóng một phần biên giới Việt Trung
B. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
C. Khai thông đường liên lạc quốc tế
D. Cả ba ý trên
Câu 26: Trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 địch chết bao nhiêu tên?
A. 3000 tên
B. hơn 3000 tên
C. hàng trăm tên
D. 300 tên
Câu 27: Khi địch tấn công Việt Bắc, Trung ương Đảng đã quyết định như thế nào?
A. Chặn đánh địch
B. Bố trí trận đại mai phục
C. Phải phá tan cuộc tấn công của giặc
D. Chặn đánh quân rút lui
Câu 28: Quân ta chiếm cụm cứ điểm Đông Khê vào ngày nào?
A. sáng 18 - 9- 1950
B. sáng 16 - 9 - 1950.
C. sáng ngày 22-9-1950
D. sáng ngày 11-8-1950
Câu 29: Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh La Văn Cầu vẫn làm gì?
A. Dừng chiến đấu
B. Hi sinh tại chỗ
C. Nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu
Câu 30: Kết thúc chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta đã tiêu diệt và bắt sống bao nhiêu tên địch?
A: Hơn 8000 tên địch
B. 750 tên địch
C. Không có tên địch nào
D. 3000 tên địch
Cái này là môn lịch sử nha
Chúc bn thi tốt !
có gì sai thì bn bỏ qua cho mik nha
ngày sinh của Bác : ngày 19 tháng 5 năm 1890
ngày mất của Bác : ngày 2 tháng 9 năm 1969
ngày bác đi tìm đường cứu nước :ngày 5 tháng 6 năm 1911
Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890
Bác Hồ mất ngày 2/9/1969
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911 tai bến nhà rồng
nhớ k nhé!!!!
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng đã nhanh chóng tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, nổi bật lên chính là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
Xô viết Nghệ Tĩnh là tên gọi của phong trào đấu tranh chống lại đế quốc Pháp của công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong những năm 1930 – 1931. Tên gọi “Xô viết” xuất phát từ việc nhiều cấp uỷ Đảng ở thôn, xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền.
Xô Viết Nghệ - Tĩnh là tên gọi chỉ phong trào đấu tranh của lực lượng công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930-1931 chống lại đế quốc Pháp tại Việt Nam. Tên gọi Xô viết Nghệ Tĩnh xuất phát từ sự hình thành các "xã bộ nông" mà những người cộng sản gọi là "Xô viết" [1].
Phong trào này được mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5 năm 1930 của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân thuộc 5 xã ven thành phố Vinh. Từ đó đến tháng 8 năm 1930, ở vùng Nghệ Tĩnh đã có đến 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân, trong đó đáng chú ý là cuộc bãi công kéo dài của công nhân Nhà máy Diêm đã dẫn đến cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy. Đứng đằng sau những vụ việc này là sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua Xứ ủy Trung Kỳ (hệ thống cơ sở của Đảng Cộng sản Đông Dương ở vùng này).
Từ tháng 9 năm 1930, các cuộc biểu tình vũ trang tự vệ quy mô lớn kết hợp với các yêu sách chính trị liên tiếp nổ ra của nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Hưng Nguyên, v.v... làm cho bộ máy chính quyền thực dân Pháp và bộ máy chính quyền địa phương (vốn bị coi là bù nhìn) [2] của nhà Nguyễn lâm vào tình trạng tê liệt và tan rã. Dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi chính quyền tan rã đã kiểm soát và thành lập chính quyền mới với hình thức giống như hệ thống Xô viết.[3]
Chính quyền Xô viết đầu tiên được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện, thị xã: Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Vinh - Bến Thuỷ, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hưng Nguyên, Hương Sơn...
Các chính quyền Xô viết một mặt thi hành các chính sách mới, mặt khác phá bỏ hệ thống chính quyền cũ, trưng thu đất, thóc gạo, tiền bạc của các địa chủ, đồng thời ra yêu sách cải thiện điều kiện lao động với các chủ xưởng, chủ tàu ở vùng này.
Tuy vậy những chính quyền kiểu này chỉ tồn tại sau bốn, năm tháng do bị chính quyền của thực dân Pháp phối hợp với chính quyền địa phương của triều đình Nhà Nguyễn trấn áp làm cho nó tan rã và giải thể.
Xô Viết Nghệ Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào Cách mạng trong những năm 1930 - 1931[3] và theo các tài liệu ở Việt Nam hiện hành thì đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời.
chỉ còn cày thôi nhưng đọc đi đọc lại trong 2 tuần là nhớ cả 3 đề văn nhé
Tạo niềm yêu thích, hứng thú
Cần nắm chắc những nội dung trọng tâm của mỗi tác phẩm văn học
Biết cách lựa chọn cách tham khảo một cách có chọn lọc
Đọc nhiều sách
Ghi nhớ kiến thức
Chăm chỉ cho việc học tập
HT và $$$
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam chính thức được ký kết ngày 27/1/1973 tại Trung tâm các hội nghị phố Clêbe ở Pari. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 7 giờ sáng ngày 28/1/1973.
Hiệp định Pa – ri về Việt Nam có ý nghĩa lịch sử là: Đánh dấu những thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tạo nên bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta (Quân Mĩ và quân các nước chư hầu phải rút khỏi Việt Nam).
1973
Với thắng lợi của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”. Đây cũng chính là tiền đề để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.
Với thắng lợi của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”. Đây cũng chính là tiền đề để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.
trường mình thi rồi bạn,đề dễ lắm
Kết bạn đi tôi gửi cho