Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp tu từ so sánh "lá cỏ bằng sợi tóc", "cái hoa bằng cái cúc"
Tác dụng:
- Tăng tình biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc
- Khắc hoạ vẻ đẹp thiên nhiên một cách gần gũi quen thuộc với con người.
Tham Khảo:
Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa. Biện pháp tu từ so sánh được thể hiện ở hình ảnh "đàn lợn con". Nhờ có biện pháp này, người đọc có thể hình dung được hình ảnh của những chùm dừa một cách sinh động, chân thực. Những quả dừa sum suê như những đàn lợn con xinh xắn. Còn biện pháp tu từ nhân hóa được thể hiện ở hình ảnh "dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng". Hình ảnh nhân hóa được thể hiện ở các động từ dùng cho con người được gán cho cây dừa. Tác dụng đó là giúp người đọc có thể hình dung được cây dừa như một con người thực sự, có hoạt đông, cử chỉ vô cùng sinh động và chân thực.
"Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu": gợi sự phát triển mạnh mẽ của cây dừa đồng thời thể hiện nên sức tỏa khắp nơi của dừa bằng những tàu lá xanh, đẹp của mình.
=> Cách dùng từ nghệ thuật "tỏa" làm câu thơ thêm hay và sâu sắc, độc đáo hơn.
"Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng": nhân hóa hình ảnh những tàu dừa được gió nâng nên giống hành động dang tay của con người, nhân hóa hoạt động dừa cúi nhẹ xuống khi không còn gió cũng là lúc đêm về.
=> BPTT làm gợi sự gần gũi, gắn bó của cây dừa với sắc thái thiên nhiên và người đọc cảm nhận được đó là hình ảnh có hồn, sinh động.
+ "gió" và "trăng" như hai người bạn thân quen hàng ngày của cây dừa và họ là một nhóm bạn luôn đồng hành cùng nhau.
+ động từ "đón", "gọi" gợi giá trị nghệ thuật khi miêu tả dáng vẻ của cây dừa. Từ đó câu thơ thêm giá trị gợi hình gợi cảm, tăng sức diễn đạt hơn hấp dẫn đọc giả.
"Thân dừa bạc phếch tháng năm": gợi tả dáng vẻ thân dừa qua sự nhân hóa thân dừa bạc theo tháng năm.
+ BPTT nhân hóa giúp gợi rõ hình ảnh cây dừa đồng thời đem đến cho người đọc cảm giác gần gũi, sức sống hồ hởi của cây dừa.
=> Truyền tải ý nghĩa dừa cũng có sự già đi như con người.
"Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao": nhân hóa những trái dừa là con của cây dừa làm cho hoạt động sống của một sự vật tưởng như vô tri vô giác, lặng lẽ âm thầm trở nên sinh động, gần gũi với cuộc sống con người hơn.
+ BPTT nhân hóa giúp hình ảnh cây dừa trở nên gần gũi thân thiết, gắn bó với đọc giả qua những dáng vẻ sinh động, tính chất cuộc sống của nó. Từ đó câu thơ giàu chất trữ tình đồng thời giàu sự gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.
a. Rừng cọ ơi rừng cọ
Lá đẹp lá ngời ngời
Tôi yêu thương vẫy gọi
Mặt trời xanh của tôi!
BPTT: hoán dụ
Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh rừng cọ trong suy nghĩ của tác giả qua đó bày tỏ cảm xúc chân thật của người với rừng cọ, đồng thời gợi sự quan trọng của rừng cọ và làm câu thơ hay hơn.
b. Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
BPTT nhân hóa
Tác dụng: thể hiện rõ hơn tình bạn của trâu với người, trâu như một người bạn nhà nông không chỉ có giá trị kinh tế mà còn về tinh thần. Đồng thời, hình ảnh "chú trâu" trở nên sinh động gần gũi hơn với người đọc.
c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
BPTT điệp ngữ và hoán dụ.
Tác dụng:
+ phép điệp ngữ giúp thêm tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc, có vần nhịp giữa 2 câu thơ bằng hình ảnh "mặt trời" ở đầu câu.
+ phép hoán dụ gợi sự yêu thương của tình mẫu tử, ý chỉ hình ảnh "em" là nguồn sống, là niềm tin, niềm tự hào của mẹ để mẹ cố gắng làm việc.
d. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
BPTT so sánh
Tác dụng: tăng giá trị biểu đạt cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam đồng thời qua đó làm câu thơ hay hơn, hình ảnh của quê hương trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.
e. Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước
BPTT nhân hóa
Tác dụng: làm cho hình ảnh ngọn đèn sinh động hơn, gợi sự gần gũi với cách mạng qua sự dũng cảm chịu được cực khổ trong giá mưa. Qua đó thể hiện nên tinh thần yêu nước của tác giả, của người Việt ta đến cả ngọn đèn cũng thế.
Bài 1: 5 từ đơn chỉ trạng thái là: khóc, buồn, vui, ghét, yêu
+ Tôi yêu việc đọc sách mỗi ngày.
CN: Tôi
VN: yêu việc đọc sách mỗi ngày.
+ Hôm qua, Lan đã khóc rất nhiều vì điểm thi kém
Trạng ngữ: Hôm qua
CN: Lan
VN: đã khóc rất nhiều vì điểm thi kém
+ Minh rất buồn vì chú chó yêu quý đã ra đi
CN: Minh
VN: rất buồn vì chú chó yêu quý đã ra đi
+ Vào ngày sinh nhật, mẹ rất vui vì nhận được món quà từ những người mình thương yêu
Trạng ngữ: Vào ngày sinh nhật
CN: mẹ
VN: rất vui vì nhận được món quà từ những người mình thương yêu
+ Tôi ghét cái thói ăn cặp vặt của anh ta
CN: tôi
VN: ghét cái thói ăn cặp vặt của anh ta
Bài 2: Biện pháp nhân hóa qua từ "tự dấu mình","lim dim"
Tác dụng:
- Khiến cho cây xấu hổ mang linh hồn và hành động của con người
- Gây ấn tượng với người đọc, tăng sức gợi hình gợi cảm
Bài 1:
Năm từ đơn chỉ trạng thái: thích, yêu, hờn, ghét, giận.
Đặt câu:
Em thích học toán.
+ Chủ ngữ: em.
+ Vị ngữ: thích học toán.
Chúng ta nên yêu lấy thiên thiên.
+ Chủ ngữ: chúng ta.
+ Vị ngữ: nên yêu lấy thiên nhiên.
Mặt cô Lan có vẻ đang hờn lắm.
+ Chủ ngữ: mặt cô Lan.
+ Vị ngữ: có vẻ đang hờn lắm.
Thói ganh đua, ghét bỏ người khác chỉ làm ta xấu tính hơn.
+ Chủ ngữ: thói ganh đua, ghét bỏ người khác.
+ Vị ngữ: chỉ làm ta xấu tính hơn.
Bạn đừng giận tớ nữa.
+ Chủ ngữ: bạn.
+ Vị ngữ: đừng giận tớ nữa.
Bài 2:
BPTT: nhân hóa "xấu hổ", "bối rối", "tự dấu mình", "lim rim".
Tác dụng: làm cho hình ảnh cây cối trở nên sinh động, đặc sắc, độc đáo cách gợi tả thổi hồn hơn vào sự vật bình thường. Từ đó tăng giá trị gợi hình, gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.
So sánh và điệp ngữ
BPTT: So sánh và điệp ngữ
Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm sinh động
Cho thấy nguồn gốc hình thành các loài vật và màu xanh trong tự nhiên.